Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Triệu Thành (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 958Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Triệu Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Triệu Thành (Có đáp án)
UBND HUYỆN TRIỆU SƠN
TRƯỜNG THCS TRIỆU THÀNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Năm 2023- 2024
Môn : Địa lý 8
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề gồm 06 câu, 01 trang)
Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày hiện tượng chênh lệch độ dài ngày - đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 ở Xích Đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?
Câu 2: (4.0 điểm) Dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng già đi có thuận lợi và khó khăn gì? Nêu các biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn về dân số?
Câu 3: (3.5 điểm)
a. Phân tích biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta?
b. Hãy giải thích vì sao cùng một vĩ độ mà nhiệt độ ở Việt Nam và Ấn Độ khác nhau như:
*Tháng Giêng: 	Hà Nội ( Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Nac-pơ (Ấn Độ) là 4,4oC.
 Vinh (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Mum-Bai (Ấn Độ) là 6,3oC.
Câu 4:(2.0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam hãy kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các vùng khí hậu ở nước ta?
Câu 5: (2.5 điểm) Kể tên các sông lớn ở tỉnh ta. Vì sao chúng ta cần bảo vệ sự trong sạch của dòng sông trong tỉnh và nêu các biện pháp bảo vệ sông ngòi?
Câu 6: (6.0 điểm) cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển thời kì 2000-2005.
 (Đơn vị:%)
0-14
15-64
65 trở lên
Các nước phát triển
17
68
15
Các nước đang phát triển
32
63
5
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tron g thời kì 2000- 2005 của nhóm nước phát triển và đang phát triển.
b. Nhận xét và giải thích.
 (4 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy cho biết lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? Trình bày đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo?
 ----- Hết -----
UBND HUYỆN TRIỆU SƠN
TRƯỜNG THCS TRIỆU THÀNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
Năm 2023- 2024
Môn : Địa lý 8
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề gồm 06 câu, 01 trang)
Câu
 Đáp án 
Điểm 
1 (2đ)
a. Trình bày hiện tượng chênh lệch độ dài ngày - đêm ....
	* Ở Xích Đạo tất cả các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ. Do trục Trái Đất và mặt phẳng phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau nên ngày và đêm bằng nhau.
	* Ở các chí tuyến và vòng cực:
	- Ngày 21- 3 và ngày 23 - 9 đều có số giờ chiếu sáng trong ngày là 12 giờ. Do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả 2 nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời luôn chiếu vuông góc với Xích đạo, nên mọi nơi đều có số giờ chiếu sáng như nhau (12 giờ ngày và 12 giờ đêm).
	- Ngày 22 - 6 và ngày 22 - 12 số giờ chiếu sáng trên các chí tuyến và vòng cực ở 2 nửa cầu trái ngược nhau:
	+ Ở chí tuyến: Chí tuyến Bắc số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. Chí tuyến Nam số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày . 
	+ Ở vòng cực Bắc: Số giờ chiếu sáng trong ngày là 24 giờ, không có đêm. Ở vòng cực Nam Số giờ chiếu sáng trong ngày là 0giờ, không có ngày. 
- Ngày 22/12 thì hiện tượng diễn ra ngược lại với ngày 22/ 6.
	b. Giải thích: Ngày 22- 6 Nửa cầu Bắc đang ngả gàn về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối nên ngày dài hơn đêm. Trong khi đó NCN đang chếch xa Mặt Trời nên có đêm dài hơn ngày. ở vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trươc đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, trong khi đó vòng cực Nam lại hoàn toàn nằm phía sau đường phân chia sáng tối nên có đêm dài suốt 24 giờ.
(0.25)
(0.5)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.5)
2 (4 đ)
*Thuận lợi :
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao.
 - Dân số nước ta trong độ tuổi lao động khá cao đảm bảo có nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Nguồn dự trữ lao động lớn. Mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng hơn 1 triệu lao động.
- Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn kích thích sản xuất .
- Giá nhân công rẻ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 
* Khó khăn: 
- Tuy số lao động dồi dào, nguồn lao động dự trữ lớn song trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của một số dân quá đông. Gây sức ép đến vấn đề việc làm, y tế, giáo dục
- Dễ tiếp nhận các thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam.
- Thiếu kinh nghiệm trong sản xuất.
- Tác động xấu đến tài nguyên , diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai bị bạc màu, khóang sản bị cạn kiệt
- Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng . 
* Biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn về dân số : 
- Kết hợp các biện pháp hành chính, y tế, kinh tế để tác động đến mọi tầng lớp nhân dân về công tác kế hoạch hóa gia đình.
- Năng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần, trình độ văn hóa qua việc năng cao mức sống, giáo dục , đào tạo, xây dựng quan niệm mới về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
- Phân công và phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước sao cho hợp lý.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở ra nhiều khu công nghiệp, nhà máy, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để giải quyết dư thừa công nhân, tạo việc làm cho người lao động 
- Nhà nước có chính sách về xuất khẩu lao động sang các nước công nghiệp tiên tiến, vừa giảm bớt sức ép về thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề 
 0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
(0.25)
3 (3.5đ) 
a) Phân tích
- Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
 + Bề mặt địa hình bị cắt xẻ , nhiều nơi đất trơ sỏi đá. Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu
+ Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn
* Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10km, nước ta có 2360 con sông. Trung bình cứ 20km đường bờ biển gặp một cửa sông
+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.
b)Giải thích
Khí hậu ở Việt Nam có nét khác biệt rõ rệt so với các nước cùng vĩ độ trong đại nội chí tuyến như Ấn Độ. Vì Việt Nam mưa nhiều, ẩm hơn, tính chất đó do gió mùa đem lại, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm tính chất nhiệt đới bị suy giảm.
(0,75)
(0,5)
(0,5)
(0,25)
(0,5)
(1,0)
Câu 4 (2đ)
Trong các miền khí hậu ở nước ta lại tiếp tục chia thành các vùng khí hậu nhỏ. Cụ thể là:
- Miền khí hậu phía Bắc chia thành 4 vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ: Gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía tây dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ: Gồm toàn bộ vùng đồi núi phía đông dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ: Gồm toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và phía bắc Nghệ An.
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ: Từ phía nam Nghệ An đến phía bắc dãy Bạch Mã.
 - Miền khí hậu phía Nam chia thành 3vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ: Gồm toàn bộ phần lãnh thổ dọc duyên hải từ Đà Nẵng đến mũi Dinh (Ninh Thuận).
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên: Gồm các cao nguyên và vùng núi thuộc Trường Sơn Nam.
+ Vùng khí hậu Nam Bộ: Từ mũi Dinh trở vào phía Nam.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5 (2.5đ)
a. Kể tên các sông lớn ở Thanh Hóa: Sông Mã, sông Yên, sông Hoạt, sông lạch Bạng, sông Lý
b. Chúng ta cần bảo vệ sự trong sạch của dòng sông trong tỉnh vì
- Sông ngòi mang lại nhiều lợi ích
+ Sông ngòi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Sản xuất điện trên sông Mã, sông Chu
+ Bồi đắp phù sa.
+ Phát triển du lịch.
+ Giao thông vận tải
- Nhưng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã làm cho các dòng sông trong tỉnh đang bị ô nhiễm.
c. Nêu biện pháp bảo vệ sông ngòi của tỉnh ta
 + Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
 + Không vứt rác bừa bãi, xử lí chất thải trước khi thải ra sông ,hồ.
 + Cần tích cực chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí từ sông.
0.5
1.0
0.25
0.75
5 (6.0)
 a) Vẽ biểu đồ:
- Hình tròn
-Có ghi đầy đủ nội dung: Tên, chú thích, các số liệu, có liên quan
- Đảm bảo tính mĩ thuật
b) *Nhận xét:
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự chênh lệch khá lớn. Dân số tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động.
+ các nước phát triển cơ cấu dân số già, dân số trong độ tuổi lao động cao (68%), dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 17%, tỉ lệ người già cao 15%.
+ Các nước đang phát triển cơ cấu dân số trẻ : số dân dưới tuổi lao động cao 32% ( gấp 2 lần các nước phát triển), dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63%, nhóm tuổi 65 trở lên thấp chiếm 5%.
* Giải thích:
- Các nước phát triển có xu hướng già hóa dân số do: 
+ Mức sinh thấp.
+ Các yếu tố kinh tế- xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế tốt.
+ Chất lượng cuộc sống được nâng cao.
+ Chính phủ thực hiện tốt chính sáchdân số kế hoạch hóa gia đình.
- Các nước đang phát triển dân số trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động cao do:
+ Trình độ dân trí thấp .
+ Ảnh hưởng của phong tục tập quán.
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
+ Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa thực sự hiệu quả.
+ Mức sống thấp, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe chưa phát triển.
(2,25)
(1,5)
 (1,0) 
(1,25)
PHẦN KÝ XÁC NHẬN
NGƯỜI RA ĐỀ
Bùi Thị Giang
NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN BIỆN
Hoàng Thị Bình
XÁC NHẬN CỦA BGH
P. Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Kim Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2023_2024.docx