Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Tam Nông năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9 - Vòng 1

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1358Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Tam Nông năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9 - Vòng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Tam Nông năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9 - Vòng 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9; NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Sinh học 9 - Vòng 1
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 08/12/2015
(Đề thi có: 03 trang)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm (11 câu, mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm).
Câu 1: Ở ruồi giấm bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kỳ sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn ?
16.
8.
4.
2.
Câu 2: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào ?
Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình.
Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính.
Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính.
Cả b và c.
Câu 3: Tính đặc thù của ADN được quy định bởi những yếu tố nào ?
Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleôtit trong phân tử ADN.
Tỷ lệ trong phân tử ADN.
Số lượng và thành phần của các nucleôtit trong phân tử ADN.
Cả a và b.
Câu 4: Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào ?
Kì đầu của nguyên phân hoặc giảm phân.
Kì giữa của nguyên phân hoặc giảm phân.
Kì trung gian của nguyên phân hoặc giảm phân.
Kì sau của nguyên phân hoặc giảm phân.
Kì cuối của nguyên phân hoặc giảm phân.
Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:
	a) Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được duy trì ổn định qua các thế hệ.
	b) Trong thụ tinh, các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử lưỡng bội (2n) mang bộ NST đặc trưng cho loài. 
	c) Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh, bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài không bị biến đổi qua các thế hệ.
	d) Thụ tinh là sự kết hợp hai tế bào sinh dục đực và cái tạo thành hợp tử.
Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:
Các tính trạng chất lượng và số lượng đều bị kiểu gen chi phối như nhau.
b) Bố mẹ di truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
c) Mức phản ứng không do kiểu gen quy định mà bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh.
d) Kiểu hình của mọi sinh vật chỉ phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu 7: Chọn câu đúng trong những câu sau:
a) Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
b) Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi và tế bào.
c) Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và thải loại O2 ra khỏi cơ thể.
d) Sự thở giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
Câu 8: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là:
Sự phân chia đều chất tế bào cho hai tế bào con.
Sự phân chia đều chất nhân cho hai tế bào con.
Sự phân li đồng đều của cặp NST về hai tế bào con.
Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang hai tế bào con.
Câu 9: Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Câu khẳng định nào sau đây về tế bào này là đúng ?
Đó là tinh trùng n – 1.
Đó là tế bào trứng đã thụ tinh.
Đó là tinh trùng n + 1.
Đó là tế bào sinh dưỡng.
Câu 10: Chọn các cụm từ phù hợp sau đây để chú thích thay cho các số 1, 2, 3, 4 ở hình vẽ ?
Bậc 1.
Bậc 3.
Bậc 2.
Bậc 4.
Câu 11: Chọn câu đúng trong những câu sau:
Máu được chuyển về tim là nhờ sức đẩy được tạo ra khi tâm thất co.
b) Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn trong hệ mạch được tạo ra do sự phối hợp hoạt động của tim và hệ mạch.
c) Để bảo vệ tim mạch cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, hêrôin, rượu.
d) Để bảo vệ tim mạch cần hạn chế ăn các chất đường, bột và hoa quả.
B. PHẦN TỰ LUẬN: 12 điểm (5 câu)
Câu I (2,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân, giảm phân I và giảm phân II trong điều kiện phân bào bình thường của tế bào 2n ?
b) Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN ?
Câu II (2,0 điểm)
a) Nêu các đặc điểm di truyền của các bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh ?
b) Người con trai và người con gái được sinh ra từ hai gia đình có mắc chứng câm điếc. Họ có nên kết hôn với nhau không, bạn hãy cho lời khuyên trong trường hợp này để họ có quyết định tốt nhất ?
Câu III (1,0 điểm)
a) Vì sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
b) Vì sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống ?
Câu IV (3,5 điểm) 
Ba hợp tử cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số NST đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là 1140; tổng số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ NST 2n của loài ?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ?	
Câu V (3,5 điểm) 
	Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện quả tròn, ngọt.
	Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình trong đó có 375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng.
Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai ?
Lập sơ đồ lai từ P đến F2 ?
Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2 ?
Họ và tên thí sinh:.................................................. SBD:...............
-------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm-------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9; NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Sinh học 9 – Vòng 1
Ngày thi: 08/12/2015
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm (11 câu, 16 ý đúng, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án đúng
b
d
a
c
a
b
a
d
d
c
1-d
2-a
3-c
4-b
b
c
B. PHẦN TỰ LUẬN: 12 điểm (5 câu)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2,0 đ)
a) Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân, giảm phân I và giảm phân II trong điều kiện phân bào bình thường của tế bào 2n ?
* Đặc điểm hình dạng, cấu tạo, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân:
Từ một tế bào mẹ à hai tế bào con.
+ Hình dạng: Các tế bào con có kích thước giống nhau.
+ Cấu tạo: gồm màng tế bào, chất nguyên sinh, nhân. Nhân chứa bộ NST lưỡng bội giống tế bào mẹ về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu tạo. NST trong mỗi tế bào con ở trạng thái tháo xoắn cực đại.
+ Chức năng: tiếp tục nhân đôi để thực hiện các đợt nguyên phân mới.
* Đặc điểm hình dạng, cấu tạo, chức năng của các tế bào con được tạo ra sau giảm phân I và giảm phân II:
- Từ mỗi tế bào sinh tinh trùng khi kết thúc giảm phân I tạo ra hai tế bào con.
+ Hình dạng: các tế bào con kích thước bằng nhau.
+ Cấu tạo: gồm màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. Nhân chứa bộ NST đơn bội kép, khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng. 
- Kết thúc giảm phân II à bốn tế bào có kích thước bé. Mỗi tế bào cũng có cấu tạo gồm màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. Nhân chứa bộ NST đơn bội (chỉ bằng một nửa số NST ở tế bào mẹ ban đầu). Mỗi tế bào giao tử có lượng tế bào chất không đáng kể. Về sau mỗi tế bào do phần chất nguyên sinh kéo dài tạo thành một tinh trùng có đầu, cổ, đuôi.
+ Chức năng: mỗi tinh trùng vận động đến trứng để thực hiện quá trình thụ tinh.
- Từ mỗi tế bào sinh trứng, kết thúc giảm phân I tạo ra hai tế bào con
+ Hình dạng: có kích thước khác nhau. 
+ Cấu tạo: Mỗi tế bào gồm có màng tế bào, chất nguyên sinh, nhân. Nhân chứa bộ NST đơn bội ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc và chất lượng. 
Kết thúc giảm phân II à bốn tế bào đơn bội, trong đó có ba tế bào có kích thước bé không có khả năng tham gia thụ tinh gọi là 3 thể định hướng và bị tiêu biến. Một tế bào có kích thước lớn do lượng tế bào chất nhiều, có dạng hình cầu, tạo thành tế bào trứng. 
+ Chức năng: Tế bào trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng.
b) Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN ?
- ADN là một axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
- Đơn phân là nucleotit gồm bốn loại A, T, G, X.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu II (2,0 đ)
a) Nêu các đặc điểm di truyền của các bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh ?
- Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra. Bệnh nhân có da, tóc màu trắng, mắt màu hồng.
- Câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn gây nên, thường thấy ở con của những người nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại trong chiến tranh, trong sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏvv.
b) Người con trai và người con gái được sinh ra từ hai gia đình có mắc chứng câm điếc. Họ có nên kết hôn với nhau không, bạn hãy cho lời khuyên trong trường hợp này để họ có quyết định tốt nhất ?
Nên tư vấn cho họ biết đây là một loại bệnh di truyền do gen lặn kiểm soát nên rất có thể cả hai người đều mang gen đó ở trạng thái dị hợp. Lời khuyên như sau :
- Không nên kết hôn với nhau
- Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp về gen gây bệnh, xác suất có thể lên tới 25%; hoặc nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa sâu để sàng lọc trước sinh.
- Nên tìm đối tượng khác kết hôn và tránh những gia đình gia đình có gen gây bệnh đó.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu III (1,0 đ)
a) Vì sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
Vì:
- Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử. Các loại giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Loài sinh sản vô tính: không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
b) Vì sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống ?
- Trong quá trình tiến hóa: loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng tăng khả năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn có thay đổi.
- Trong chọn giống: nhờ biến dị tổ hợp mà trong quần thể vật nuôi và cây trồng luôn xuất hiện các dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể mang những đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất thu được năng xuất và hiệu quả kinh tế cao.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV (3,5 đ)
a) Xác định bộ NST 2n của loài ?
- Gọi a, b, c lần lượt là số lần nguyên phân của hợp tử I, II, III (cả a, b, c nguyên dương)
+ Hợp tử I: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử I là
 (2a - 1)2n = 2394 à 2a . 2n = 2394 + 2n
+ Hợp tử II: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là
 (2b - 2)2n = 1140 à 2b . 2n = 1140 + 2.2n
+ Hợp tử III: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là
 2c.2n = 608
Tổng số NST trong tất cả các tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử I, II, III là:
 2394 + 2n + 1140 + 2.2n + 608 = 112.2n
Giải ra ta được: 2n = 38
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử ?	
- Hợp tử I: 2a.2n = 2394 + 2n
 à 2a = (2394 + 38) : 38 = 64 = 26 à a = 6
- Hợp tử II: 2b.2n = 1140 + 2.2n
 à 2b = (1140 + 2.38) : 38 = 32 = 25 à b = 5
- Hợp tử III: 2c.2n = 608
 à 2c = 608 : 38 = 16 = 24 à c = 4
Vậy hợp tử I nguyên phân 6 lần, hợp tử II nguyên phân 5 lần, hợp tử III nguyên phân 4 lần.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu V (3,5 đ)
a) Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
- P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản à F1 phải dị hợp về 2 cặp gen.
- F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu hình quả tròn, ngọt à các tính trạng tròn, ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu, chua.
- Quy ước: Gen A: quả tròn, gen a: quả bầu
 Gen B: quả ngọt, gen b: quả chua
- F1: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
- F2: Xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu, chua (aabb) = 375/6000) x 100% = 6,25% = 1/16 chứng tỏ 4 kiểu hình ở đời F2 phân ly theo công thức (3 : 1)2 = 9 : 3 : 3 : 1. Vậy hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
b) Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
- P: AABB (tròn, ngọt) x aabb (bầu, chua)
Hoặc:
- P: AAbb (tròn, chua) x aaBB (bầu, ngọt)
Lập hai sơ đồ lai của P à F1: 100% AaBb (tròn, ngọt)
F1 x F1: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
(Không nhất thiết lập bảng Pennet)
+ Kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
+ Kiểu hình: 9 (tròn, ngọt) : 3 (tròn, chua) : 3 (bầu, ngọt) : 1 (bầu, chua).
c) Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2:
 - Quả tròn, ngọt: 6000 x 9/16 = 3375 cây.
 - Quả tròn, chua: 6000 x 3/16 = 1125 cây.
 - Quả bầu, ngọt: 6000 x 3/16 = 1125 cây.
 - Qủa bầu, chua: 6000 x 1/16 = 375 cây.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
Ghi chú: 
Học sinh giải theo cách khác mà đúng, giám khảo thống nhất tính điểm tối đa phần đó
-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Sinh_9_20152016.doc