Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 huyện Gia Viễn năm học 2014 -2015 môn: Hóa học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3991Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 huyện Gia Viễn năm học 2014 -2015 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 huyện Gia Viễn năm học 2014 -2015 môn: Hóa học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA VIỄN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: Hóa học.
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu I (4,0 điểm): 
 Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (mỗi mũi tên là 1 PTPƯ).
 Cân bằng các phản ứng sau: 
	a) CaO + H3PO4 Ca3(PO4)2 + H2O
 	b) Fe3O4 + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O	
	c) Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
 	d) FexOy + HCl FeCl2y/x + H2O
	 	e) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Câu II (4,0 điểm):
 1) Nhận biết 4 dung dịch mất nhãn đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2.
 2) Nếu lấy cùng một khối lượng kim loại Na, Al, Fe rồi cho tác dụng lần lượt với dung dịch HCl dư thì kim loại nào cho nhiều thể tích khí H2 (đktc) nhất.
Câu III (5,0 điểm):
 1) Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng khi cho khí Hiđro lần lượt tác dụng lần lượt với: O2, FexOy, Cl2, CuO.
 2) Cho 3VD về oxit axit; 3VD về oxit bazơ; 4VD về axit; 5VD về muối và 5VD về bazơ. Gọi tên các chất đó.
Câu IV (4,0 điểm):
Xác định công thức hóa học của chất vô cơ A chỉ chứa 3 nguyên tố K; P và O biết thành phần phần trăm về khối lượng của K là 55,19%; O là 30,19% còn lại là P.
Xác định tên kim loại A và M khi:
Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam kim loại A (hóa trị III) trong dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 13,35 gam muối.
Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 4,48 lit khí (đktc).
Câu V (3,0 điểm):
Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch H2SO4 dư sau phản ứng người ta thu được 8,96 lit khí H2 (đktc) và dung dịch E.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong X.
Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch NaOH dư được m gam chất kết tủa. Viết PTPƯ và tính m?
 2) Người ta dẫn khí CO qua m gam hỗn hợp X đun nóng gồm Fe2O3 và Fe3O4 thu được 2,8 gam hỗn hợp Y gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được ở trên qua dung dịch nước vôi trong dư được 7 gam kết tủa. Tính m?
.............................................. HẾT..............................................
Cho biết: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al =27; P=31; K=39; Ca=40; Fe=56.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIA VIỄN
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: Hóa học.
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
(4 điểm)
1
 (1) 4Na + O2 2Na2O
 (2) Na2O + H2O 2NaOH
 (3) 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3+ 3NaCl
 (4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
 (5) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 (6) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(Mỗi PTPƯ đúng cho 0,25 điểm)
1,5
2
a) 3CaO + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 3H2O
b) Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O	
c) Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
d) FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O
e) 2FeS2 + 11/2 O2 Fe2O3 + 4SO2
(Mỗi PTPƯ đúng cho 0,5 điểm)
2,5
Câu II
(4 điểm)
1
Trích các mẫu thử tương ứng.
Dùng quý tím nhúng vào 4 mẫu thử ta nhận được:
+ dd H2SO4: làm quỳ tím hóa đỏ.
+ dd NaCl: không làm quỳ tím chuyển màu.
+ 2 dd NaOH và Ba(OH)2: làm quỳ tím hóa xanh.
Dùng dd H2SO4 đã nhận được nhỏ vào 2 dd làm quỳ hóa xanh, dd nào có kết tủa màu trắng xuất hiện thì đó là dd Ba(OH)2.
Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4+ 2H2O
Dung dịch còn lại là: NaOH
(Nhận biết được một chất cho 0,5 điểm, không viết PTPƯ trừ 0,25 điểm)
2,0
2
Giả sử khối lượng mỗi kim loại là 56g.
0,5
PTPƯ:
2K + 2HCl 2KCl + H2 (1)
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (3)
0,5
Từ (1) 
Từ (2) Từ (3) 
0,5
Vậy kim loại Al sẽ cho nhiều hiđro nhất.
0,5
Câu III
(5 điểm)
1
 2H2 + O2 2H2O 
 yH2 + FexOy xFe + yH2O
 H2 + Cl2 2HCl
 H2 + CuO Cu + H2O
(Mỗi PTPT đúng cho 0,5 điểm)
-1-
2,0
2
Lấy được 20VD cho 1,5 điểm + Gọi tên đúng cho 1,5 điểm
3,0
Câu IV
(4 điểm)
1
Gọi CTPT tử của hợp chất vô cơ A là: KxPyOz
Theo đề ra ta có: %P = 100-55,19-30,19=14,62
0,5
Ta có tỉ lệ sau:
x:y:z = %K/39 : %P/31 : %O:16 
= 1,415 : 0,472 : 1,887 = 3:1:4
0,5
Vậy CTPT của A là: K3PO4
1,0
2
a) PTPƯ: 2A + 6HCl 2ACl3 + 3H2O
Theo PTPƯ thì Số mol của A bằng số mol ACl3 Suy ra ta có phương trình:
2,7/A = 113,35/(A+35,5.3). Giải phương trình ta được A=27
Vậy A là Al (nhôm)
0,5
0,5
 Số mol H2=4,48:22,4=0,2 mol; 
 Gọi kim loại M có hóa trị là n:
 PTPƯ: 2M + 2nHCl 2MCln + nH2
 4,8/M 0,2 (mol)
Vậy ta có PT sau: n.4,8/M =0,2.2 M=12n
Vậy n =2; M =24 (Magie)
0,5
0,5
Câu V
(3 điểm)
1
Số mol H2 = 8,96:22,4=0,4 mol. Gọi x và y lần lượt là số mol của Al và Mg trong hh X ta có pt 27x + 24y =7,8 (*)
PTPƯ: 
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
 x 1,5x (mol)
Mg+ H2SO4 MgSO4 + H2
y y (mol)
0,5
Từ PTPƯ ta có pt: 1,5x + y = 0,4 (**)
Giải hệ pt (*) và (**) ta được x =0,2 và y =0,1
0,5
Suy ra mAl = 5,4g (69,2%) mMg = 2,4 (30,8%) 
0,5
Dd E gồm: HCl dư; AlCl3 0,2 mol; MgCl2 0,1 mol.
Hs viết 4 PTPƯ rồi tính ra được m = 5,8gam 
0,5
2
mol.
Ta có sơ đồ phản ứng như sau:
CO + m gam X (Fe2O3, Fe3O4) 2,8g Y + CO2 (*)
PTPƯ: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Từ PTPƯ suy ra mol và số mol CO tham gia phản ứng cũng là 0,07 mol.
Áp dụng ĐLBTKL cho (*) ta có: 
Vậy: 0,07.28 + m = 2,8 + 0,07.44 m = 3,92 gam
0,5
0,5
---------Hết ----------
-2-
Ghi chú: Học sinh có thể giải bằng cách khác, nếu lập luận đúng và có kết quả chính xác thì vẫn cho điểm tối đa của phần đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Hoa_8.doc