Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học : 2015 – 2016 môn: Vật lí (thời gian làm bài : 120 phút)

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1102Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học : 2015 – 2016 môn: Vật lí (thời gian làm bài : 120 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 6 năm học : 2015 – 2016 môn: Vật lí (thời gian làm bài : 120 phút)
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ
(Thời gian làm bài : 120 phút)
Câu 1: (3 điểm)Cho các dụng cụ sau: một số viên sỏi ( có thể bỏ lọt bình chia độ ), lực kế, thước thẳng, bình tràn, bình chia độ, nước, túi ni lông nhỏ( có khối lượng không đáng kể). Hãy chọn các dụng cụ thích hợp để xác định khối lượng riêng của sỏi và nêu thứ tự các bước tiến hành.
Câu 2: (3 điểm) Có 5 viên bi nhìn bên ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi làm từ nhôm, 4 viên bi còn lại làm từ sắt. Với một cân Robecvan chỉ bằng một lần cân,hãy nêu cách lấy được một viên bi sắt.
Câu 3: (2 điểm) Tại sao người ta thường đặt máy điều hoà nhiệt độ ở trên cao, còn máy sưởi thì phải để dưới sàn nhà?
Câu 4: (4 điểm) Một phiến đá xây dựng có khối lượng 150kg. a, Tính trọng lượng của phiến đá. b,Nếu kéo phiến đá lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu? c, Nếu kéo phiến đá đó bằng một hệ thống palăng gồm 2 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động thì lực kéo vật là bao nhiêu?(Bỏ qua trọng lượng của ròng rọc ) d, Nếu kéo phiến đá bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m lên cao 2m thì lực kéo là bao nhiêu?(Bỏ qua ma sát với mặt phẳng nghiêng).
Câu 5: (3 điểm)Người ta thả 1 cục sắt nặng 0,5kg đã được nung nóng tới nhiệt độ 800C vào 0,5l nước có nhiệt độ 200C. Hãy xác định nhiệt độ khi nó cân bằng nhiệt. Biết 1kg sắt khi giảm đi 10C thì toả ra nhiệt lượng là 460J còn 1kg nước khi tăng thêm 10C cần cung cấp nhiệt lượng là 4200J và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Câu 6: (5 điểm)Một khối nhôm có dạng hình hộp lập phương có cạnh 20cm. a, Tính thể tích của khối nhôm đó. b, Tính khối lượng của khối nhôm đó, biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. c, Người ta khoét 1 lỗ tròn có bán kính 5cm và sâu 10cm trên khối nhôm. - Tính thể tích phần đã khoét. - Tính khối lượng riêng của hình hộp khi đó. Coi khối lượng của không khí trong lỗ là không đáng kể. - Nếu đổ đầy nước có khối lượng riêng 1000kg/m3 vào chỗ vừa khoét thì khối lượng của hình hộp khi đó là bao nhiêu?
----------------------------------------------HẾT------------------------------------
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: VẬT LÍ 6
NĂM HỌC : 2015 – 2016
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1
(3 điểm)
Chọn dụng cụ: lực kế, bình chia độ, nước, sỏi, túi ni lông
0,5 điểm
Bước 1: Đo khối lượng của sỏi bằng lực kế
+ Điều chỉnh lực kế về vạch 0.
+ Cho một số viên sỏi vào túi ni lông và móc vào lực kế đo trọng lượng P của sỏi.
+Tính khối lượng của sỏi bằng công thức : m = P:10
1 điểm
Bước 2: Đo thể tích của sỏi bằng bình chia độ
+ Đổ nước vào bình chia độ ước lượng ngập số sỏi vừa cân và ghi giá trị V1.
+ Thả chìm số sỏi vừa cân vào bình chia độ và ghi giá trị V2
+ Thể tích của sỏi là : V = V2 – V1
1 điểm
Bước 3: Tính khối lượng riêng của sỏi bằng công thức D = m:V
0,5 điểm
Câu 2 ( 3 điểm)
+ Chia bi thành 3 nhóm: Nhóm 1,2 mối nhóm 2 viên; Nhóm 3 có1 viên.
+ Điều chỉnh cân thăng bằng.
+Đặt nhóm 1, 2 mỗi nhóm sang một bên đĩa cân,xảy ra 2 trường hợp:
1 điểm
Trường hợp 1: Cân thăng bằng thì bi sắt lấy được ở trên đĩa cân
1 điểm
Trường hợp 2: Cân không thăng bằng, thì viên bi nhôm năm trong đĩa cân và ta lấy được viên bi sắt ở nhóm 3
1 điểm
Câu 3 ( 2 điểm)
- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.
1 điểm
Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.
1 điểm
Câu 4 ( 4 điểm)
a)Tính được : P = 10m = 1500N
1 điểm
b) Kéo trực tiếp cần dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật:
 F≥ 1500N
1 điểm
c) Dùng pa lăng gồm 2 RRCĐ và 2RRĐ thì được lợi 4 lần về lực nên: F’ = P/4 = 375(N)
1 điểm
d) Kéo vật bằng mpn thì lực kéo vật tỉ lệ với độ nghiêng .
 Nên khi h/l = 1/5 thì F’’/P = 1/5 => F” = P/5 = 300N
1 điểm
Câu 5 (3 điểm)
Gọi t,Q1,Q2 lần lượt là nhiệt độ khi cân bằng,nhiệt lượng sắt toả ra và nhiệt lượng nước thu vào
0,5 điểm
Tính được nhiệt lượng 0,5kg sắt toả ra : Q1 = 0,5.460(80 - t)
0,5 điểm
Tính được: đổi 0,5l = 0,0005m3
+ Khối lượng của 0,5l nước : m = DV = 0,5kg
 +Nhiệt lượng 0,5l nước thu vào : Q2 = 0,5.4200(t - 20)
1 điểm
Nói được Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng nước toả ra nên Q1 = Q2 từ đó tính được t = 25,90C
1 điểm
Câu 6 ( 5 điểm)
a)Tính được: V = 8000cm3 = 0,008m3
1 điểm
b) m = DV = 21,6kg
1 điểm
c) Tính được : - Vk = 52.3,14.10 = 785cm3 = 0,000785m3
1 điểm
- Khối lượng phần nhôm đã khoét đi: mk = Dnh.Vk = 2,1195kg
Khối lượng riêng của hình hộp khi đó D’ = (m - mk):V = 2435kg/m3
1 điểm
-Khối lượng của phần nước đổ vào mn = Dn.Vk = 0,875kg
Khối lượng khối nhôm còn lại sau khi khoét : mnh = 19,4805kg
Khối lượng của hình hộp lúc đó là: M = mn + mnh = 20,3555kg
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_vat_li_6.docx