Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2013 – 2014 môn: Giáo dục công dân (thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2013 – 2014 môn: Giáo dục công dân (thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2013 – 2014 môn: Giáo dục công dân (thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 
Năm học 2013 – 2014
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ngày thi: 28/03/2014
 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5 điểm)
Em hiểu thực hiện pháp luật là gì? Hãy làm rõ các hình thức thực hiện pháp luật? Nêu ví dụ minh họa.
Câu 2. (4 điểm)	
Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh? Theo em, pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội? 
Câu 3. (4 điểm)
Tình huống
Tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn bè trong lớp có bạn được vào đại học còn những người khác thì người vào trung cấp, người theo học nghề, người vào làm việc trong nhà máy, người làm kinh doanh ... Từ đó, nhiều bạn suy nghĩ: Người được vào đại học sao có thể nói là bình đẳng với người vào trung cấp; người phải lao động chân tay đâu có thể bình đẳng với người ngồi ở học đường! Mong sao chúng ta trở lại tuổi học trò để cùng được như nhau như những tháng năm qua !
Câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì qua tâm sự trên của các bạn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong việc vào các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất ?
Câu 4. (4 điểm)
Em hiểu chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo như thế nào? Trình bày ý nghĩa của quyền này? Kể một số ví dụ xảy ra gần đây về việc lợi dụng chính sách tôn giáo để chống phá nhà nước ta? Thái độ của em đối với những hành vi đó?
Câu 5. (3 điểm)
a) Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, nước ta đã có bao nhiêu bản Hiến pháp? Đó là những bản Hiến pháp nào?
b) Em hãy sắp xếp các loại văn bản sau theo chiều giảm dần (từ 1 đến hết) của tính hiệu lực pháp lí: 
Hiến pháp; Lệnh; Luật; Pháp lệnh; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
-----------HẾT------------
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2:........................................................................................
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
Năm học 2013 - 2014
Môn thi: GDCD
-------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1
Câu 1
* Khái niệm : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
* Các hình thức thực hiện pháp luật
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật.
	- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm. 
	Ví dụ: 
- Thi hành pháp luật (còn gọi là chấp hành pháp luật): Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực). 
Ví dụ: 
- Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động): Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm. 
Ví dụ: 
- Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Đó là các trường hợp :
+ Thứ nhất, các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
+ Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Ví dụ : Toà án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại người đốt rừng, phá rừng trái phép.
Ví dụ: 
5.0
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
2
Câu 2
- Khái niệm 
Quyền bình đẳng trong kinh doanh là quyền bình đẳng của mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh
+ Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tuỳ theo điều kiện và khả năng của mình.
+ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 
+ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài. 
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Việc pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người kinh doanh và xã hội ta. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đều có cơ hội để phát triển. Các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
4.0
1.5
1.5
1.0
3
Câu 3.
Đáp án mở:
1. Nhận xét theo hướng vận dụng quy định về quyền bình đẳng của công dân trong lao động, học tập để giải quyết vấn đề.
2. Phân tích quyền bình đẳng về cơ hội ngang nhau trong lựa chọn ngành nghề, quyền được học tập, được tạo việc làm ...
4.0
2.0
2.0
4
Câu 4.
- Khái niệm: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. 
- Nội dung
 + Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.
+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
- Ý nghĩa 
Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh.
- Nêu ví dụ ... ; tỏ thái độ phê phán các hành vi lợi dụng chính sách tôn giáo để chống phá nhà nước đồng thời tỏ thái độ của bản thân ủng hộ chính sách của Đảng, Nhà nước.
4.0
1.0
1.0
1.0
1.0
5
Câu 5.
1. Học sinh nêu và kể tên được 5 bản hiến pháp: Hiến pháp 1946; 1959; 1980; 1992; 2013
2. Học sinh sắp xếp được: 1.Hiến pháp; 2.Luật; 3.Pháp lệnh; 4.Lệnh; 5.Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
3.0
1.5
1.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CHINH THUC.doc