Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - lớp 12 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1105Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - lớp 12 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - lớp 12 thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Địa lí - Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
===========
Câu I. (4,0 điểm)
1/ Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
2/ Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu II. (3,0 điểm)
 	Cho bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi, giai đoạn 1979 – 2009 (Đơn vị: nghìn người)
Năm
Tống số dân
Nhóm tuổi
Từ 0 đến 14 tuổi
Từ 15 đến 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
1979
52471
21880
26918
3673
1989
64404
24924
34843
4637
1999
76597
25660
44733
6204
2009
86025
21306
57206
7513
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, 2011)
1/ Tính cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, giai đoạn 1979-2009.
2/ Nhận xét đặc điểm cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong giai đoạn trên.
3/ Tại sao cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo nhóm tuổi?
Câu III. (5,0 điểm)
1/ Phân tích đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta. Tại sao ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại song song nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nền nông nghiệp cổ truyền?
2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.
Câu IV. (4,0 điểm)
 	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1/ Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển.
2/ Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng này?
Câu V. (4,0 điểm)
	Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000-2013
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2000
2005
2009
2010
2013
Cây cao su
412,0
482,7
677,7
748,7
958,8
Cây chè
87,7
122,5
127,1
129,9
129,8
Cây cà phê
561,9
497,4
538,5
554,8
637,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây cao su, cây chè, cây cà phê của nước ta trong giai đoạn 2000-2013.
2/ Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích của các loại cây trên ở nước ta trong giai đoạn 2000-2013.
======= Hết=======
Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD Việt Nam phát hành
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Địa lí - Lớp 12 
 (Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
(4,0 )
1
Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
3,00
a. Giống nhau:
- Là hai đồng bằng châu thổ sông lớn nhất nước ta, đều được hình thành và phát triển bởi phù sa sông trên vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
- Địa hình thấp, bằng phẳng
- Đất chủ yếu là đất phù sa màu mỡ
b. Khác nhau:
- Quy mô của ĐBSCL lớn hơn so với ĐBSH (DC)
- Nguồn gốc hình thành:
+ ĐBSH được hình thành thành bởi phù sa sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
+ ĐBSCL được hình thành bởi phù sa sông của sông Tiền và sông Hậu
- Đặc điểm địa hình:
+ ĐBSH cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô, có hệ thông đê bao bọc. 
+ ĐBSCL địa hình thấp và bằng phẳng hơn, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có các vùng trũng lớn
- Đất:
+ ĐBSH chủ yếu là đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên, bị bạc màu do khai thác sớm.
+ ĐBSCL đất được bồi đắp thường xuyên, chịu tác động mạnh của thủy triều, do đó 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
2
Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
1,00
- Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta vào đầu mùa hạ, theo hướng Tây Nam với tính chất nóng ẩm.
- Tác động đến khí hậu:
+ Gây mưa lớn cho các vùng đón gió trực tiếp (Nam Bộ, Tây Nguyên)
+ Gây hiện tượng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây Bắc.
+ Làm cho mùa mưa của duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn so với các vùng khác.
0,25
0,25
0,25
0,25
II
( 3,0)
1
Tính cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trong giai đoạn 1979-2009.
 ( Đơn vị %)
Năm
Tống số
Nhóm tuổi
Từ 0 đến 14 tuổi
Từ 15 đến 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
1979
100,0
41,7
51,3
7,0
1989
100,0
38,7
54,1
7,2
1999
100,0
33,5
58,4
8,1
2009
100,0
24,8
66,5
8,7
1,00
2
Nhận xét đặc điểm cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi.
1,00
- Cơ cấu dân số nước ta loại trẻ
+ Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 60 cao (DC)
+ Tỉ lệ nhóm từ 60 trở lên thấp, dưới 10%
- Cơ cấu dân có sự thay đổi theo nhóm tuổi:
+ Tỉ lệ nhóm từ 0 đển 14 giảm (DC)
+ Tỉ lệ nhóm từ 15 đến 59 và từ 60 tuổi trở lên tăng (DC).
0,50
0,50
3
Tại sao cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo nhóm tuổi?
1,00
- Do thực hiện tốt chính sách DSKHHGĐ, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nên nhóm tuổi từ 0 – 14 có xu hướng giảm tỉ lệ.
- Nhờ những thành tựu trong y tế và đời sống ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Do đó nhóm tuổi từ 60 trở lên ngày càng tăng lên.
0,50
0,50
III
( 5,0)
1
Phân tích đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta. Tại sao ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại song song nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nền nông nghiệp cổ truyền?
2,00
a. Đặc điểm nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa của nước ta:
- Quy mô tương đối lớn, mức độ tập trung cao
- Phương thức canh tác: Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, mang tính chuyên môn hóa cao
- Hiệu quả sản xuất: năng suất lao động cao, mang lại nhiều lợi nhuận, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ
- Phân bố: Ngày càng phát triển, đặc biệt là các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, gần các đô thị,
b. Giải thích tại sao nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp:
- Nền kinh tế nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mang tính tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó nền nông nghiệp cổ truyền còn khá phổ biến.
- Đường lối đổi mới đã đưa nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, do đó các vùng chuyên canh được hình thành, nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mạnh.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
2
Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó.
3,00
a. Chứng minh:
- Hoạt động công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nôi hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau tỏa đi các hướng, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch (DC)
- Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước (TP Hồ Chí Minh, Biển Hòa, Vũng Tàu,) có hướng chuyên môn hóa đa dạng, nhiều ngành công nghiệp mới
- Dọc duyên hải Miền Trung hình thành một số trung tâm công nghiệp, quan trọng nhất là Đà Nẵng,..
- Các khu vực còn lại nhất là khu vực miền núi (Tây Bắc, Tây Nguyên) hoạt động công nghiệp còn hạn chế
b. Giải thích:
- Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động,)
- Những khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí thuận lợi
- Khu vực trung du miền núi, công nghiệp phát triển chậm do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. 
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
IV
(4,0)
1
Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển
2,00
- Trong phát triển ngư nghiệp:
+ Vùng biển giàu thủy sản, có các ngư trường trọng điểm (DC)
+ Bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
- Trong phát triển du lịch biển:
+ Nhiều bãi biển đẹp (DC), các vùng biển và đảo ven bờ có cảnh quan đẹp
+ Khí hậu nhiều nắng, không có mùa đông lạnh, khai thác phát triển du lịch quanh năm.
- Trong phát triển giao thông vận tải biển:
+ Địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước sâu.
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế
- Trong khai thác khoáng sản:
+ Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí (phía đông quần đảo Phú Quý)
+ Vùng ven biển có nhiều loại sa khoáng giá trị công nghiệp, sản xuất muối rất thuận lợi.
0,50
0,50
0,50
0,50
2
Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
2,00
a. Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra nghiêm trọng
- Ngoải ra còn chịu tác động một số thiên tai khác
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, cải tạo gặp nhiều khó khăn
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng
b, Giải thích
- Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước (Diễn giải)
- Nhằm phát huy các thế mạnh về tự nhiên của vùng.
- Khắc phục những hạn chế, khó khăn về tự nhiên trong khai thác, sử dụng.
- Môi trường và một số tài nguyên (đất, rừng,..) đang bị suy giảm.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
V
(4,0)
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta trong giai đoạn 2000-2013.
2,00
a. Tính tốc độ tăng trưởng:
 Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000-2013
(Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2009
2010
2013
Cây cao su
100
117,2
164,5
181,7
232,7
Cây chè
100
139,7
144,9
148,1
148,0
Cây cà phê
100
88,5
95,8
98,7
113,4
 b. Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ đường
- Yêu cầu: chính xác về số liệu, khoảng cách các năm, có chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ và tên biểu đồ
0,50
1,50
2
Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng của cây cao su, chè, cà phê ở nước ta trong giai đoạn trên.
2,00
a. Nhận xét:
- Các loại cây trồng đều có sự tăng trưởng về diện tích (DC)
- Tốc độ tăng của các loại cây có sự khác nhau (DC)
b. Giải thích:
- Đây là các loại cây công nghiệp nước ta có nhiều điều kiện để phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Cây cao su, chè tăng nhanh do nhu cầu thị trường tăng; cây cà phê tăng chậm và biến động trong giai đoạn này do sự phát triển tự phát giai đoạn trước, nhu cầu thị trường nhiều biến động, chất lượng sản phẩm chưa cao.
1,00
1,00
Điểm toàn bài: Câu I+ Câu II+ Câu III+ Câu IV+ Câu V= 20,0
	Ghi chú: Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn, song vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa.
============Hết===========

Tài liệu đính kèm:

  • docxDia_12_THPT.docx