Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2009 - 2010 môn thi : Sinh học – Lớp 12 – thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2009 - 2010 môn thi : Sinh học – Lớp 12 – thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2009 - 2010 môn thi : Sinh học – Lớp 12 – thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ubnd tØnh b¾c ninh
§Ò chÝnh thøc
së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
®Ò thi chän häc sinh giái cÊp tØnh
n¨m häc 2009 - 2010
M«n thi : sinh häc – líp 12 – THpt
Thêi gian lµm bµi: 180 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Ngµy thi 14 th¸ng 4 n¨m 2010
==============
C©u 1 (1,5 ®iÓm)
 Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau ?
C©u 2 (1,5 ®iÓm)
 Về lí thuyết, cạnh tranh trong cùng loài là rất khốc liệt, vì sao? Tại sao trong thực tế, sự cạnh tranh cùng loài rất ít khi xảy ra?
C©u 3 (1,0 ®iÓm)
 Một số loại virut gây bệnh ở người nhưng người ta không thể tạo ra được loại v¨cxin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại virut có vật chất di truyền là ADN hay ARN? Giải thích.
C©u 4 (2,5 ®iÓm) 
 a. Giả thiết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45 ; nhóm B = 0,21 ; nhóm AB = 0,3 ; nhóm O = 0,04.
Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể.
 b. Sự cân bằng của quần thể đạt được sau bao nhiêu thế hệ khi có sự khác nhau về tần số các alen ở các cơ thể đực và cái ?
C©u 5 (2,0 ®iÓm) : 
 Hãy nêu các cơ chế phát sinh những biến dị di truyền được ở sinh vật chưa có nhân chính thức và ở sinh vật nhân chuẩn.
C©u 6 (1,5®iÓm) 
 Giả sử có một giống cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X.
C©u 7 (2,0 ®iÓm) 
1. Tại sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ?
2. Từ một loài sinh vật nếu không có sự cách li về mặt địa lí thì có thể hình thành nên các loài khác nhau được
 không ? Giải thích.
Câu 8 (3,5 điểm)
 Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ, F1 thu được toàn cây lá quăn, hạt đỏ. F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình trong đó có 4800 cây lá thẳng, hạt đỏ.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Tính số lượng cây của các loại kiểu hình còn lại ở F2.
Biết rằng không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, diễn biến của NST ở hai bên tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau.
Câu 9 (4,5 điểm)
 Ở một loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng; gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng.
Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì thu được kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai như thế nào ?
Có nhận xét gì về kết quả của phép lai.
================ HÕT ================
(§Ò nµy gåm 01 trang)
-
Hä tªn thÝ sinh:.................................................... Gi¸m thÞ 1:............................................
Sè b¸o danh:......................................................... Gi¸m thÞ 2:...........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề Sinh học.doc