Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam

pdf 6 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 548Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM 
(Đề thi gồm 03 trang) 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2022- 2023 
MÔN: ĐỊA LÍ 8 
Ngày thi 20/3/2023 
Thời gian làm bài 120 phút 
I. TRẮC NGHIỆM ( 6,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm. 
Câu 1. Lãnh thổ châu Á không có nhiều 
 A. vùng địa hình chia cắt phức tạp. B. hoang mạc rộng lớn nhất thế giới. 
 C. hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ. D. đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. 
Câu 2. Nguyên nhân làm cho khí hậu châu Á có nhiều đới khác nhau là do 
 A. lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo. 
 B. chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ. 
 C. địa hình phân hóa rất phức tạp và bị chia cắt rất sâu sắc. 
 D. các núi và sơn nguyên cao ngăn cản ảnh hưởng của biển. 
Câu 3. Chủng tộc sinh sống phổ biến ở Đông Nam Á là 
 A. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it. B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. 
 C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. D. Ô-xtra-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. . 
Câu 4. Các ngành sản xuất của các nước Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại vùng 
 A. trung du và ven biển. B. đồng bằng và ven biển. 
 C. miền núi và ven biển. D. trung du và miền núi. 
Câu 5. Số lượng các quốc gia có thu nhập thấp ở châu Á hiện nay 
 A. còn không đáng kể. B. có tỉ lệ thấp. 
 C. còn chiếm tỉ lệ cao. D. hầu như không có. 
Câu 6. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm của châu Á phân bố tập trung ở 
 A. đồng bằng Tây Xi-bia và Nam Á. B. sơn nguyên Trung Xi-bia và Nam Á. 
 C. khu vực Đông Nam Á và Nam Á. D. Trung Á và đồng bằng Tây Xi-bia. 
Câu 7. Sự phân chia các chủng tộc ở châu Á căn cứ vào 
 A. đặc điểm vị trí phân bố. B. trình độ phát triển kinh tế. 
 C. trình độ văn hóa-xã hội. D. đặc điểm hình thái bên ngoài. 
Câu 8. Hai nước sản xuất lúa gạo lớn thứ nhất và thứ hai của châu Á là 
 A. Thái Lan, Việt Nam. B. Trung Quốc, Ấn Độ. 
 C. Trung Quốc, Việt Nam. D. Trung Quốc, Thái Lan. 
Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm phần đất liền của Đông Nam Á? 
 A. Nơi thường xảy ra động đất và núi lửa. B. Đồng bằng tập trung ở hạ lưu các sông. 
 C. Hướng núi bắc-nam, tây bắc- đông nam. D. Khu vực có địa hình bị chia cắt mạnh. 
Câu 10. Cơ cấu kinh tế ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang chuyển dịch 
theo hướng 
 A. giảm tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và tăng tỉ trọng nông nghiệp. 
 B. giảm tỉ trọng dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp. 
 C. giảm tỉ trọng công nghiệp, nông nghiệp, tăng tỉ trọng dịch vụ. 
 D. tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng nông nghiệp. 
Câu 11. Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước trên thế giới là nhờ 
 A. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. B. tài nguyên thiên nhiên phong phú. 
 C. gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Câu 12. Điểm khác nhau giữa đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng là 
 A. có nhiều sông ngòi chảy qua. B. được phù sa sông bồi tụ tạo thành. 
 C. địa hình thấp và bằng phẳng. D. trên bề mặt đồng bằng không có đê. 
Câu 13. Nguyên nhân nào là chủ yếu làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc 
tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa? 
 A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. 
 B. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. 
 C. Lắm thiên tai như: hiệu ứng phơn khô hạn, bão, lũ, cát bay. 
 D. Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽ trong điều kiện mưa nhiều. 
Câu 14. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là 
 A. vàng. B. ti tan. C. dầu khí. D. cát trắng. 
Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu 
nước ta? 
 A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. 
 B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. 
 C. Biển Đông mang lại một lượng mưa và độ ẩm không khí lớn. 
 D. Biển Đông làm tăng độ lạnh cho gió mùa Đông Bắc. 
Câu 16. Đây là một trong những đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí 
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 
 A. Sông có lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao. 
 B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam. 
 C. Phần lớn các sông nhỏ, ngắn và dốc, dễ bị lũ lụt. 
 D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. 
Câu 17. Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới là 
 A. chịu ảnh hưởng của biển mạnh mẽ. B. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. 
 C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. D. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. 
Câu 18. Nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn là đặc điểm thời tiết ở 
 A. đồng bằng Bắc Bộ. B. ven biển miền trung. 
 C. Tây Bắc và Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên và Nam Bộ. 
Câu 19. Tại sao những năm gần đây ở nước ta lũ quét có xu hướng ngày càng tăng? 
 A. Do vỡ hồ thủy điện. B. Do xả lũ hồ thủy điện. 
 C. Do mất cân bằng sinh thái. D. Do ô nhiễm môi trường. 
Câu 20. Biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế những tác hại do bão gây ra là 
 A. công trình xây dựng kiên cố. B. cần nhiều lực lượng phòng chống. 
 C. tăng cường trồng rừng ven biển. D. dự báo bão chính xác và kịp thời. 
II. TỰ LUẬN (14,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: 
 1. So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc. 
 2. Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng lại thất thường ? 
Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày mục tiêu và những biểu hiện 
của sự hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giữa các nước ASEAN. 
Câu 3 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: 
 Diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943- 2020 
Năm 1943 1983 2005 2015 2020 
Tổng diện tích có rừng (triệu ha) 14,3 7,2 12,7 14,1 14,7 
Độ che phủ rừng (%) 43,0 22,0 38,0 40,8 44,0 
 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng diện tích có rừng và độ che phủ rừng nước ta giai 
đoạn trên. 
 2. Nhận xét, giải thích sự biến động diện tích rừng nước ta trong giai đoạn 1943- 2020. 
Câu 4 (4,0 điểm). 
1. Dựa vào bảng số liệu sau: 
Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng và năm ở Huế và thành phố Đà Nẵng 
 Tháng 
Trạm 
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 
Cả 
năm 
Huế 
Nhiệt độ 
(C0) 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 25,1 
Lượng 
mưa 
(mm) 
161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 2868 
Đà 
Nẵng 
Nhiệt độ 
(C0) 21,3 22,4 24,1 26,2 28,2 29,2 29,1 28,8 27,3 25,7 24,0 21,9 25,7 
Lượng 
mưa 
(mm) 
96,2 33,0 22,4 26,9 62,6 87,1 85,6 103,0 349,7 612,8 366,2 190,0 2044 
 Hãy so sánh và giải thích về nhiệt độ, lượng mưa giữa hai địa điểm trên. 
 2. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới giao thông vận tải nước 
ta? 
 ------------------- Hết -------------------- 
 Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi 
Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:. 
Giám thị 1 (Họ tên và ký)....................................................................... 
Giám thị 2 (Họ tên và ký)....................................................................... 
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM 
(Đề thi gồm 03 trang) 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC 
SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2022-2023 
MÔN: ĐỊA LÍ 8 
Thời gian làm bài 120 phút 
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,3 điểm. 
 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
Đáp án B A C B C C D B A D C D A C D A B A C D 
II. TỰ LUẬN (14,0 điểm) 
Câu Nội dung Điểm 
1 
(3,0 
điểm) 
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học so sánh đặc điểm địa 
hình vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc: 
* Giống nhau: Hướng nghiêng chung cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam 
(hoặc tây bắc- đông nam). Phổ biến địa hình cácxtơ. 
* Khác nhau: 
+Vùng núi Đông Bắc: 
- Vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven 
biển Quảng Ninh. Độ cao địa hình thấp hơn, chủ yếu là đồi núi thấp. 
- Có các cánh cung lớn và vùng đồi trung du phát triển rộng: Gồm có 4 cánh 
cung lớn là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng về phía bắc 
và đông chụm lại ở Tam Đảo. 
- Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, 
sông Thương, sông Lục Nam... 
- Các đỉnh núi cao: Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2402m, Pu Tha Ca 
2274m... 
+ Vùng núi Tây Bắc: 
- Vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước. 
- Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, phía tây là địa hình trung bình của 
các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào, xen giữa là các cao nguyên đá vôi 
như Sơn La, Mộc Châu... 
- Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông Đà, sông Mã, sông Chu có 
hướng tây bắc- đông nam. Các đỉnh núi cao: Phanxipăng 3143 m, Psilung 
3076m... 
 2. Chế độ nước sông Hồng thất thường là do: 
- Phần trung lưu từ Lào Cai đến Việt Trì có độ dốc lớn và là miền đá cứng khó 
thấm nước, làm cho nước sông lên nhanh, rút nhanh. Phần hạ lưu từ Việt Trì ra 
tới biển là địa hình thấp qua vùng sỏi cát...,dễ thấm nước, sông uốn khúc quanh 
co, nước chảy chậm làm cho nước sông lên xuống chậm. 
-Trên lưu vực sông đều có mùa mưa giống nhau, mưa vào mùa hè, lượng mưa 
lớn, mưa kéo dài; sông lại có dạng hình nan quạt làm cho lũ của các sông: 
sông Đà, sông Lô,..dồn về Việt Trì nhanh và đột ngột. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
2 
(3,0 
điểm) 
*Mục tiêu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): 
-Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự. 
- Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an 
ninh, ổn định khu vực, các nước còn lại lần lượt ra nhập Hiệp hội để xây dựng 
một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội. 
0,5 
0,5 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
*Những biểu hiện của sự hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giữa các nước 
ASEAN: 
- Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a lập ra tam giác tăng trưởng 
kinh tế Xi- Giô- Ri đã thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước. 
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ các nước thành viên chậm phát triển đào tạo 
nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến 
lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất 
khẩu. 
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. 
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái 
Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam. 
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 
- Đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn do khủng hoảng kinh tế, 
xung đột, thiên tai, dịch bệnh gây ra. 
0,25 
0,5 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
3 
(4,0 
điểm) 
1. Vẽ biểu đồ: 
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột với đường. Cột thể hiện diện tích 
có rừng, đường thể hiện độ che phủ rừng. Biểu đồ cần đạt các yêu cầu sau: 
+ Đảm bảo đầy đủ tên, năm, số liệu, chú thích, đơn vị trên đỉnh trục. 
+ Đảm bảo khoa học. 
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ. 
+ Đảm bảo tính chính xác. 
- Thiếu, không đảm bảo trừ 0,25 điểm trên một lỗi. Học sinh vẽ biểu đồ khác 
không cho điểm. 
2. Nhận xét, giải thích sự biến động diện tích rừng nước ta trong giai đoạn 
1943- 2020. 
*Nhận xét: 
- Diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943- 2020 có xu hướng tăng. 
Năm 2020 tăng 0,4 triệu ha, độ che phủ rừng tăng 1% so với 1943. 
- Diện tích và độ che phủ rừng có sự biến động: 
+ Giai đoạn 1943-1983 diện tích và độ che phủ rừng giảm mạnh (dẫn chứng). 
+ Giai đoạn sau 1983 đến 2020, diện tích và độ che phủ rừng tăng liên tục (dẫn 
chứng) ( Chú ý, học sinh không lấy dẫn chứng, hoặc dẫn chứng sai thì chỉ 
được nửa số điểm của ý) 
* Giải thích: 
-Giai đoạn 1943-1983 diện tích và độ che phủ rừng giảm mạnh do: 
+ Chiến tranh tàn phá. 
+ Quản lí còn lỏng lẻo. 
+ Nạn du canh du cư, chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. 
+ Khai thác rừng bừa bãi. 
- Giai đoạn sau 1983 đến 2020, diện tích và độ che phủ rừng tăng liên tục do: 
Nhà nước thiết chặt công tác quản lí, đẩy mạnh chính sách trồng, chăm sóc, bảo 
vệ rừng; giao đất giao rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò 
và lợi ích của việc trồng, bảo vệ rừng cho nhân dândiện tích rừng tăng chủ yếu 
là do tăng diện tích rừng trồng. 
2,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
4 
(4,0 
điểm) 
1. So sánh và giải thích về nhiệt độ, lượng mưa của Huế và Đà Nẵng 
a. So sánh: 
* Giống nhau: 
- Hai địa điểm đều có nhiệt độ trung bình năm cao trên 250C. 
- Nhiệt độ tháng thấp nhất đều vào tháng I. Lượng mưa lớn nhất đều vào tháng 
0,25 
X. 
- Lượng mưa trung bình cả năm của cả hai địa điểm đều lớn hơn lượng mưa 
trung bình năm của cả nước. 
- Mưa chủ yếu vào thu- đông. Cả hai địa điểm đều có mùa mưa từ tháng IX đến 
tháng XII; ít mưa, khô hạn từ tháng I đến tháng VIII. 
* Khác nhau: 
- Nhiệt độ Đà Nẵng cao hơn Huế (dẫn chứng) 
+ Đà Nẵng không có tháng nào nhiệt độ dưới 210C. Huế có tháng 1, nhiệt độ 
19,7 0C. Biên độ nhiệt Huế cao hơn Đà Nẵng (Huế là 9,7; Đà Nẵng là 7,9) 
+ Nhiệt độ tháng cao nhất Huế vào tháng VII, Đà Nẵng vào tháng VI. 
- Lượng mưa: Huế lớn hơn Đà Nẵng (dẫn chứng). 
b. Giải thích: 
- Cả Huế và Đà Nẵng có lượng mưa lớn là do tác động của gió mùa mùa đông 
qua biển. Huế có lượng mưa lớn hơn do nằm ở vị trí sườn đón gió. Đà Nẵng 
mưa ít hơn do chịu ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã. 
-Mưa tập trung vào thu- đông còn do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. 
- Các tháng mùa hè hai địa điểm có nhiệt độ cao, lượng mưa thấp chủ yếu do 
tác động của hiệu ứng phơn. 
- Huế nhiệt độ thấp hơn, biên độ nhiệt lớn hơn Đà Nẵng do Huế vẫn chịu ảnh 
hưởng của gió mùa đông bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào Nam hầu như 
không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình năm cao 
hơn, biên độ nhiệt thấp hơn. 
2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ tới giao thông vận tải 
nước ta: 
- Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến 
đường bộ xuyên Á nên nước ta có điều kiện phát triển nhiều loại hình giao 
thông, thuận lợi giao lưu với các nước trên thế giới. 
- Ven biển là dải đồng bằng chạy gần như liên tục thuận lợi xây dựng tuyến 
đường bộ, đường sắt xuyên Việt. 
- Đường bờ biển kéo dài, ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi phát triển giao 
thông vận tải biển tạo mối giao lưu trong nước và quốc tế. 
- Tuy nhiên lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển nên các tuyến đường dễ 
bị chia cắt bởi thiên tai, địch họa nhất là tuyến Bắc Nam. Việc thiết kế, xây 
dựng các tuyến đường cũng gặp nhiều khó khăn. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
* Lưu ý, nếu học sinh có cách trình bày khác nhưng vẫn đảm bảo đúng, đủ ý thì vẫn cho 
điểm tối đa trong các câu. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc.pdf