PHÒNG GD & ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HUYỆN HẬU LỘC Năm học: 2015 - 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : SINH HỌC Ngày thi: 24/3/2016 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 02 trang Câu 1 (2.0 điểm): a. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao trong thực tế những cây trồng bằng hạt hoa thường có nhiều màu sắc hơn những cây trồng bằng cành? b. Nêu nội dung phương pháp phân tích thế hệ lai của menđen? Câu 2 (3.5 điểm) : a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường? b. Những hoạt động nào của NST chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân? Cho biết nghĩa của những hoạt động đó? Câu 3 (3.5 điểm): a. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? b. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của Gen và mARN? c. Một gen có tích số của hai loại nu bổ sung cho nhau bằng 9% tồng số nu của gen. - Tính % từng loại nu của gen? - Nếu gen đó có số lượng nu loại G là 720. hãy xác định số lượng các loại nu còn lại trong gen và số lượng nu môi trường nội bào cung cấp cho gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp? Câu 4 (2.25 điểm): a. Giữa các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Nêu đặc điểm của các mối quan hệ đó và cho ví dụ minh họa? b. Cho các quần thể các loài sinh vật: Đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn. - Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên? - Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? Câu 5 (2.0 điểm): a. Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? b. Ngô là cây giao phấn, giả sử thế hệ ban đầu có 100% kiểu gen (AaBb) tự thụ phấn liên tiếp thì tỷ lệ dị hợp về hai cặp gen của thế hệ F4 là bao nhiêu? Biết hai cặp gen phân ly độc lập? Câu 6 (3.0 điểm): Cho cà chua thân cao quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ, F1 thu được toàn thân cao quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 : 918 cây thân cao quả đỏ, 305 cây thân cao quả vàng, 320 cây thân thấp quả đỏ, 100 cây thân thấp quả vàng. a. Xác định quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b. Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 1:1:1:1? Câu 7 (2.5 điểm): a. Cho giao phấn giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen là AA và aa, thế hệ F1 người ta thu được cây tam bội có kiểu gen Aaa. Giải thích cơ chế hình thành cây tam bội này? Vì sao giống cây ăn quả tam bội quả thường không có hạt? b. Trong các loại đột biến gen, hãy cho biết: - Loại đột biến nào không làm thay đổi chiều dài của gen? Vì sao? - Loại đột biến nào thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao? Câu 8 (1.25 điểm): Hình vẽ 1 mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào của một loài động vật lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm đang phân li về hai cực của tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau. Tế bào trên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài? -----------------------------------Hết--------------------------------------- Họ tên thí sinh : ..SBD : PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC BIỂU CHẤM HỌC SINH GIỎI KHỐI LỚP 9 Đề chính thức NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn thi: Sinh học Câu Nội dung Điểm 1 (2.0đ) a. - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng của P để hình thành các kiểu gen, kiểu hình khác P. * Giải thích : + Những cây trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính nên có quá trình giảm phân và thụ tinh. - Trong giảm phân tạo giao tử : Do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Trong thụ tinh tạo hợp tử : Có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp nên hoa có nhiều màu sắc khác nhau + Cây trồng bằng cành chính là hình thức sinh sản vô tính chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không làm xuất hiện biến dị tổ hợp, hoa thường không có màu sắc khác nhau. b. Nội dung phương pháp phân tích thế hệ lai của MenĐen: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 2 (3.5đ) .a. Những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính: NST thường NST giới tính - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Gen tồn tại trên NST thành cặp alen tương ứng. - Mang gen quy định các tính trạng thường không liên kết với giới tính. - Thường tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng. - Gen có thể tồn tại thành cặp alen tương ứng, có thể tồn tại thành từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST XY. - Mang gen quy định giới tính và quy định các tính trạng thường liên kết với giới tính b. Các hoạt động của NST chỉ có trong giảm phân: - Ở kì đầu I: Các crômatid tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen. Ý nghĩa: Hình thành các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen. - Ở kì giữa I : Các NST kép tập hợp và sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho các NST kép phân li độc lập và tổ hợp tự do ở kì sau và kì cuối. - Ở kì sau I: NST trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào. Ý nghĩa: Dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ cơ sở hình thành nhiều biến dị tổ hợp tạo sự đa dạng phong phú của những loài sinh sản hữu tính. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 3 (4.0đ) a. Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì protein có nhiều chức năng quan trọng: - Là thành phần cấu trúc tế bào - Xúc tác , điều hòa các quá trình trao đổi chất - Bảo vệ cơ thể cung cấp năng lượng , vận chuyển Như vậy Protein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào biểu hiện thành tính trạng b. Các điểm khác nhau cơ bản của Gen và mARN Cấu trúc của gen Cấu trúc mARN Gồm có 2 mạch đơn Chỉ có một mạch đơn Đơn phân là các loại nucleotit: A, T, G, X Đơn phân 4 loại nucleotit: A,U,G,X Có liên kết hidro theo NTBS giữa hai mạch Không có Có kích thước và khối lượng lớn hơn Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn c. * Tính % từng loại Nu của gen. - Theo NTBS: A = T; G = X; A + G = 50 % - Theo đề: tích 2 loại Nu bổ sung cho nhau bằng 9% có 2 trường hợp xảy ra: + TH1: A x T = 9% => A = T = 30%, G = X = 20% + TH2: G x X = 9% => G = X = 30%, A = T = 20% * Xét 2 trường hợp. - TH1: G = X = 20% = 720 Nu => A = T = 1080 Nu. Khi gen nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp số Nu mỗi loại: A = T = 1080 x ( 22 – 1) = 3240 Nu. G = X = 720 x ( 22 – 1) = 2160 Nu. - TH2: G = X = 30% = 720 Nu => A = T = 20% = 480 Nu. Khi gen nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp số Nu mỗi loại: A = T = 480 x ( 22 - 1 ) = 1440 Nu G = X = 720 x ( 22 - 1 ) = 2160 Nu. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 4 (2.25đ) a. Giữa các sinh vật khác loài có những mối quan hệ: hỗ trợ- đối địch - Quan hệ hỗ trợ bao gồm: + Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật + Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không bị hại. - Quan hệ đối địch bao gồm các kiểu quan hệ cơ bản như sau: + Cạnh tranh: các loài sinh vật giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường, kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡngtừ sinh vật đó. + Sinh vật ăn sinh vật khác: sinh vật này sử dụng sinh vật kia làm thức ăn. b. - Chuỗi thức ăn: Lúa Châu chấu Ếch Rắn Đại bàng - Loại bỏ mắt xích lúa sẽ gây hậu quả lớn nhất. Vì: Lúa là sinh vật sản xuất, là mắt xích đầu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho toàn bộ chuỗi thức ăn. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 5 (1.5đ) a.- Công nghệ tế bào là nghành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuối cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Các công đoạn thiết yếu là : + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuối cấy để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. b. P dị hợp về 1 cặp gen, tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp là : Fn = (1/2)n - Tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F4 = (1/2)4 = 1/16 - Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở đời F4 = 1/16 x 1/16 =1/256 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 6 (3.0đ) - XÐt riªng tõng cÆp tÝnh tr¹ng ë F2. Cao 918 + 305 1223 3 ------- = ----------- = ----- -- Thấp 320 + 100 420 1 Đỏ 918 + 320 1238 3 ------- = ----------- = ----- -- Vàng 305 + 100 405 1 - Từ kết quả trên ta suy ra: Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp Tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng Qui ước gen: gọi A là gen quy định thân cao, a là gen quy định thân thấp. B là gen quy định quả đỏ, b là gen quy định quả vàng - Theo đề: F1 đồng tính, F2Phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1 = (3:1) x ( 3:1) Hai cặp tính trang hình dạng thân và màu sắc quả di truyền độc lập với nhau tuân theo quy luật phân ly độc lập của Menđen F2= 9:3:3:1 suy ra F1 dị hợp tử hai cặp tính trạng suy ra P tc - Kiểu gen Ptc Thân cao quả vàng là: AAbb - Kiểu gen Ptc Thân thấp quả đỏ là : aaBB SĐL: P: th©n cao, qu¶ vµng TC x th©n thÊp, qu¶ ®á TC AAbb aaBB G AB ab F1 AaBb(100%th©n cao, qu¶ ®á) F1x F1 AaBb x AaBb G (AB:Ab:aB:ab) (AB:Ab:aB:ab) F2: 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb KH: 9/16 th©n cao, qu¶ ®á:3/16 th©n cao, qu¶ vµng:3/16 th©n thÊp qu¶ ®á:1/16 th©n thÊp, qu¶ vµng b. Tỉ lệ F1 1:1:1:1 = (1:1) (1:1) suy ra hai cặp tính trạng đều có kết quả lai phân tích có 2 TH xảy ra: - TH1: P: aaBb x aabb FA aaBb : aaBb: Aabb: aabb Kiểu gen: 1 AaBb; 1 aaBb; 1 Aabb; 1 aabb Kiểu hình: 1cao vàng;1thấp vàng;1cao đỏ; 1 thấp đỏ - TH2: P: Aabb x aabb F1: 1AaBb; 1Aabb;1aaBb;1aabb Kiểu hình: 1cao vàng;1thấp vàng;1cao đỏ; 1 thấp đỏ 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 7 (2.5đ) a. - Cơ chế hình thành cây tam bội có kiểu gen Aaa. + Cây lưỡng bội có kiểu gen aa giảm phân không bình thường tất cả các cặp NST không phân li tạo giao tử lưỡng bội aa. + Cây lưỡng bội có kiểu gen AA giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội A. + Sự thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội aa với giao tử đơn bội A à hợp tử tam bội Aaa, phát triển thành cây tam bội Aaa. - Cây tam bội bộ NST của chúng là 3n (lẻ) vì vậy giảm phân (phân chia vật chất di truyền) là rất khó thường gặp rối loạn nên không có khả năng tạo giao tử àquả không có hạt. b. - Loại đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen: Thay thế cặp nu bằng cặp nu khác. Vì: Khi xảy ra đột biến thay thế thì không làm thay đổi tổng số nu nên không làm thay đổi chiều dài. - Loại đột biến thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất: Đột biến mất hoặc thêm cặp nu. Vì: Khi thêm hoặc mất một hoặc một số cặp nu sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba trên mARN từ vị trí đột biến cho đến cuối nên sẽ làm thay đổi toàn bộ các axit amin tương ứng. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 8 (1.25đ) - Tế bào này đang ở kì sau của giảm phân II. Vì: 4 NST đơn của mỗi nhóm đang phân li về 2 cực tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau, nên 4 NST đơn này thuộc 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Mặt khác, các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. - Bộ NST 2n của loài: Bộ NST lưỡng bội 2n = 8 vì tế bào có 4 cặp NST tương đồng (n = 4). 0.25 0.5 0.5
Tài liệu đính kèm: