Đề tham khảo (và đáp án) thi học kỳ II môn vật lý lớp 6 thời gian : 60 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo (và đáp án) thi học kỳ II môn vật lý lớp 6 thời gian : 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo (và đáp án) thi học kỳ II môn vật lý lớp 6 thời gian : 60 phút
 Phòng GD & ĐT Vũng Liêm
Trường THCS Trân Văn Vĩnh
ĐỀ THAM KHẢO (&ĐÁP ÁN)
THI HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ LỚP 6
Thời gian	: 60 phút
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
	Chọn câu đúng nhất rồi khoanh tròn lại cho mỗi câu sau đây: 
Câu 1.Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng: 
A. Mặt phẳng nghiêng.	 B.Đòn bẩy. 	 C. Ròng rọc động. 	 D. Ròng rọc cố định
Câu 2: Tác dụng của ròng rọc động là:
A. Làm thay đổi hướng của lực keó so với khi kéo trực tiếp. 
B. Làm giảm lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. Làm tăng lực kéo. 
D. Vừa làm tăng lực kéo vừa làm thay đổi hướng của lực keó so với khi kéo trực tiếp
Câu 3: Nhiệt kế y tế dùng để đo:
A. Nhiệt độ cơ thể B. Nhiệt độ nước đang sôi
C. Nhiệt độ khí quyển D. Nhiệt độ trong các thí nghiệm
Câu 4: Theo nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi là: 
A.00C và 1000C B. 320F và 2150F C . 00C và 800C D. 1000C và 00C 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của ba chất khí Ôxi , Nitơ, Hiđrô:
A.Ôxi dãn nở vì nhiệt nhiều nhất. B. Nitơ dãn nở vì nhiệt nhiều nhất
C. Hiđrô dãn nở vì nhiệt nhiều nhất D. Ba chất dãn nở vì nhiệt nhiều như nhau. 
Câu 6: Khi lợp nhà bằng mái tôn phẳng, người ta chỉ chốt đinh để cố định một đầu, đầu kia để tự do là vì:
A.Tiết kiệm đinh. C. Đễ mái tôn có thể dễ dàng co dãn vì nhiệt
B. Đễ dễ sửa chữa D. Đễ tránh lỗ thủng quá nhiều.
Câu 7: Khi lắp đặt đường ray xe lửa ở chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để:
A. dễ uốn cong đường ray. 
B. tiết kiệm thanh ray.
C.dễ tháo lắp thanh ray khi tháo lắp hoặc thay thế. 
D. tránh hiện tượng các thanh đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng
Câu 8: Phát biểu nào sau đây nói về sự nóng chảy là sai:
A. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi.
B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
C.Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định 
D. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng.
Câu 9: Khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước thì phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy cao nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
Câu 10. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn?
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
 D.Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 11. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
Hơ nóng nút.
B.Hơ nóng cổ lọ.
C.Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D.Hơ nóng đáy lọ.
Câu 12. Chọn phát biểu sai:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
II. TỰ LUẬN(7 điểm)
Băng kép có cấu tạo như thế nào? Nêu ứng dụng của băng kép trong đời sống và kỹ thuật .(2đ)
Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng ?( nêu rõ các quá trình chuyển thể)(2đ)
3. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao? (1đ)
4.So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí?(2đ)
D. ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Số câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
A
D
C
D
D
C
D
B
D
II. TỰ LUẬN:(7 điểm)
1.Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép(1đ)
-  Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện. 0.5đ
Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật :Băng kép có trong bàn là điện 0.5đ
2.Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung      (1đ)                                
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng)           (1đ) 
3.Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió. 0.5đ                        
Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc nhiệt độ và gió(0.5đ)
4.Trả lời: 
Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi..(1đ)
Khác nhau: 
Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau..(0.5đ)
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn..(0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6.DethihockyII-thamkhao-NOP PGD2015-16.doc