Đề tham khảo thi giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

I. PHÀN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 

 

 Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

 

 ­­-  Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

 

Thiếp nói:

 

Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

 

Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển thì làm trung quân.

 

 ( Trích Hoàng Lê nhất thống chí  – Ngô gia văn phái

 

Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2011, tr. 65 )

 

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

 

Câu 2 (0,5 điểm) Giải thích cách dùng từ  xưng hô và cho biết thái độ của người nói trong đoạn trích trên.

 

Câu 3 (0,5 điểm) Hãy chuyển lời đối thoại của Nguyễn Thiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp .

 

Câu 4 (1,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về hình tượng vua Quang Trung qua đoạn trích trên? 

doc 7 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 08/06/2024 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo thi giữa kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO
THI GIŨA KÌ 1
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề thi) 
MÔN: NGỮ VĂN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
I. Đọc hiểu:
Đoạn trích trong Ngữ văn 9, Tập một
– Xác định các phương thức biểu đạt.
– Xác định được lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
– Nội dung được đề cập đến trong đoạn trích. 
– Nhận xét về hình ảnh trong đoạn trích.
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn theo yêu cầu



-Cách dùng từ xưng hô và nêu tác dụng của cách dùng từ xưng hô ấy




Số câu: 4
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
3 câu
1,5 điểm
15%

1câu
1,5 điểm
15%

4 câu
3,0 điểm
30%
II. Làm văn:
– Nghị luận văn học


.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ, bài thơ ( trên cơ sở dàn ý; sử dụng các yếu tố liên kết, các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm,...).

Số câu: 1
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%



1 câu
7,0 điểm
70%
1 câu
7,0 điểm
70%
Tổng cộng
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 70
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 5
Số điểm: 10,0
Tỉ lệ: 100%

ĐỀ THAM KHẢO THI GIŨA KÌ 1
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề.
I. PHÀN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
 Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
 - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển thì làm trung quân. 
 ( Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái 
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2011, tr. 65 )
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2 (0,5 điểm) Giải thích cách dùng từ xưng hô và cho biết thái độ của người nói trong đoạn trích trên. 
Câu 3 (0,5 điểm) Hãy chuyển lời đối thoại của Nguyễn Thiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp .
Câu 4 (1,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về hình tượng vua Quang Trung qua đoạn trích trên? 
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ. 
 Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sang tỏ ý kiến trên.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 ( Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều- Nguyễn Du
Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục – 2011, tr. 94 )
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Điểm

Câu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
3,0đ

1
Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự
0,5đ

2
Giải thích cách dùng từ xưng hô và cho biết thái độ của người nói trong đoạn trích trên. 
Vua Quang Trung-Nguyễn Thiếp “ tôi- tiên sinh”: thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng
Nguyễn Thiếp- vua Quang Trung “ chúa công” thái độ tôn kính. 
0,5đ

3
 Hãy chuyển lời đối thoại của Nguyễn Thiếp trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp .
Thiếp nói:
-	Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
 Thiếp thưa rằng bây giờtới, không biết ..ra sao. Nhà vua đi ra
0,5đ
4
Học sinh nêu được suy nghĩ của mình về hành động và tài trí của vua Quang Trung qua đoạn trích, cần đảm bảo các ý chính trong đoạn trích:
Hành động một cách xông xáo, có chủ đích.
Trí tuệ sáng suốt, có tài dùng binh
1,5đ

II. LÀM VĂN(7,0 điểm)



Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sang tỏ ý kiến trên. 
7,0đ
a.Yêu cầu về kĩ năng:
 - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Thí sinh biết cách khai thác những yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ để làm nổi bật nội tâm nhân vật.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về Truyện Kiều và nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thí sinh có thể phân tích những câu thơ để làm nổi bật tài năng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình . Cần làm rõ các ý cơ bản sau:


Ý1
Nêu vấn đề cần nghị luận:
 - Vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích 
- Giới thiệu chung:đ ặc sắc nghệ thuật làm nổi bật tâm trạng buồn đau, lo lắng của Thuý Kiều. 
1đ
Ý 2
Phân tích 
*Giới thiệu khái quát chung về đoạn trích:
 Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật.
*Nội dung: tâm trạng cô đơn của Kiều, nỗi buồn thấm vào cảnh vật thể hiện qua 8 câu cuối
- Mỗi cặp câu lục bát là một nét vẽ ứng với một sự vật mang nỗi lòng của nàng Kiều:
+ Buồn trôngcánh buồm xa xa: câu hỏi tu từ, từ láy gợi không gian, thời gian nỗi buồn xa xứ, sự cô đơn lẻ loi. 
+ Buồn trôngvề đâu? Câu hỏi tu từ, ẩn dụ, gợi sự lênh đênh vô định, một người con gái tài sắc giờ đây lưu lạc chưa biết đi đâu về đâu, để mặc cho cuộc đời đưa đẩy
+ Buồn trôngxanh xanh: từ láy, gợi nỗi bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.
+ Buồn trôngghế ngồi: đảo ngữ, cảnh tượng hãi hùng gợi sự lo âu kinh sợ dự báo những tai hoạ lúc nào cũng rình rập giáng xuống cuộc đời nàng.
*Nghệ thuật:
 - Điệp ngữ liên hoàn Buồn trông
- Điệp cấu trúc ở cả 4 cặp câu,
- Câu hỏi tu từ,
- Từ láy.
Miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo, nghệ thuật tăng cấp trong cách miêu tả, 
0,5đ
3,5đ
1đ
Ý3
Đánh giá chung:
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn mieu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, lẻ loi, vô định đến nỗi lo âu kinh sợ hãi hùng như dự báo trước giông bão cuộc đời nàng Kiều 
1đ

Lưu ý: 
- Trong quá trình làm bài, thí sinh phải biết trích dẫn thơ, phân tích yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung đoạn thơ. Nếu thí sinh không trích dẫn thơ hoặc chỉ diễn xuôi ý thơ mà không phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung ý thơ, làm nổi bật nội dung cần nghị luận thì cả câu 2 tối đa chỉ được 2,5 điểm.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

Tổng điểm

Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_thi_giua_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc