TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG TỔ VĂN – ANH VĂN GV: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH ĐỀ THAM KHẢO NGỮ VĂN 6 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016 Thời gian: 90 phút( không kể chép đề) MỤC ĐÍCH: 1/ Kiến thức. Kiểm tra lại kiến thức về văn bản , tiếng việt, tập làm văn. 2/ Kĩ năng; Rèn luyện kĩ năng tư duy tái hiện. Rèn luyện khả năng viết đoạn, diễn đạt thành văn. 3 / Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra phấn đấu làm bài đạt kết quả tốt. II .HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm kết hợp Tự luận MA TRẬN: Cấp độ Tên chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Đọc hiểu -Nêu được trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người nói, người viết thường bộc lộ rõ nhất. -Nêu đúng thể thơ của bài thơ”Đêm nay Bác không ngủ. -Phân biệt được thành phần chính và phụ của câu. -Nêu được các công việc cần thiết để làm bài văn tả người. - Rút ra được bài học cho bản thân sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”. - Dựa vào kiến thức trong bài để đặt câu có thành phần chính và xác định đúng thành phần chính đó. -Tìm được từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong câu thơ. -Hiểu được người anh nhận ra phần hạn chế là nhờ sự nhân hậu và độ lượng của em gái. Số câu Số điểm, . 4 2đ 3 2đ 7 4đ Tạo lập văn bản Viết văn miêu tả Số câu Số điểm , . 1 6đ 1 6đ Tổng số câu Tổng số điểm 4 2đ 3 2đ 1 6đ 8 10đ IV. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN: TRẮC NGHIỆM ( 1 ĐIỂM) 1.Trong văn miêu tả, năng lực gì của người nói , người viết thường bộc lộ rõ nhất ? A. Quan sát. B. Miêu tả. C. Nhận xét. D. Liên tưởng, tưởng tượng, so sánh. 2. Phép nhân hóa được thể hiện qua từ ngữ nào trong câu thơ sau: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu!” A. Cánh đồng. B Chảy máu . C. Ôi. D. Cánh đồng quê. 3. Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, điều gì ở Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình? A. Tài hội họa. B. Tình thương. C. Sự nhân hậu và độ lượng. D.Cả a, b đúng. 4. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc thể thơ? A. Tự do. B. Lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ. B. TỰ LUẬN( 9 ĐIỂM) Câu 1: ( 1 điểm) Câu hỏi nâng cao Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được gì ở nhân vật Kiều Phương? Câu 2:( 1 điểm) Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu? Hãy đặt câu có thành phần chính và xác định rõ thành phần chính đó? Câu 3: (1 điểm) Muốn làm một bài văn tả người, chúng ta cần tiến hành những công việc gì? Câu 4: ( 6 điểm) Hãy tả về một người bạn thân nhất của em. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ( 1 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B C D TỰ LUẬN ( 9 ĐIỂM) Câu 1: ( 1 điểm) Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được ở Kiều Phương: Sự nhân hậu, độ lượng. ( 0.5đ) Sự chăm chỉ, sáng tạo,trong học tập và lao động.( 0.5đ) Câu 2: ( 1 điểm) -Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. thành phần không bắt buộc có mặt là thành phần phụ( 0.5đ) -Đặt câu và xác định đúng thành phần chính của câu ( 0.5đ) Câu 3: ( 1điểm) Muốn tả người, cần: Xác định đối tượng miêu tả.(0.25đ) Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. (0.25đ) Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. (0.5đ) Câu 4: ( 6 điểm) a. Mở bài( 1đ) Giới thiệu người bạn thân nhất của em.( tên, tuổi) b. Thân bài( 4đ) - Miêu tả vài nét nổi bật về ngoại hình: làn da, mái tóc, đôi mắt, giọng nói... - Tính tình của bạn ấy như thế nào - Công việc hàng ngày, sở thích - Cách cư xử đối với mọi người xung quanh. - Tình cảm, sự quan tâm, của bạn dành cho em và ngược lại. c. Kết bài( 1đ) Nêu cảm nghĩ của em về người bạn ấy. Thanh Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2016 Duyệt ngày 28/3/2016 GVBM TT Nguyễn Thị Ngọc Bích CHÂU NGỌC BÍCH Đề đã thẩm định
Tài liệu đính kèm: