PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC TỔ XÃ HỘI ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA KÌ I NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN NGỮ VĂN 7 ( Thời gian 90 phút) - Ngày soạn: 3/11/2015 - Người soạn: Lê Thị Anh Đào I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc trưng thơ hiện đại, nắm vững tác giả, tác phẩm, nêu ý nghĩa văn bản thơ hiện đại : Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Nắm được khái niệm quan hệ từ, xác định và nêu được ý nghĩa của quan hệ từ; phép tu từ trong văn bản thơ. - Nắm vững bố cục và cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Nhận biết tên tác giả, tác phẩm và ý nghĩa văn bản. - Nêu và nhận diện được quan hệ từ, ý nghĩa cùa quan hệ từ, phép tu từ trong văn bản. - Vận dụng kiến thức tổng hợp viết bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu con người và cuộc sống. - Kính yêu Bác Hồ - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút III. MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số 1. Đọc- hiểu Văn bản : Cảnh khuya - Chép thuộc lòng bài thơ - Nhớ tên tác phẩm, tác giả và ý nghĩa văn bản Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 2đ 20% 2 2đ 20% - Quan hệ từ - Các phép tu từ -Nhớ được khái niệm quan hệ từ. - Xác định đúng quan hệ từ. - Giải thích đúng về nghĩa của quan hệ từ trong. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1/2 0,5đ 5% 1/2 0,5 đ 5% 1 1đ 10% - Nêu được các phép tu từ trong bài thơ “Cảnh khuya” - Xác định đúng từ ngữ tạo nên phép tu từ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1/2 0,5 đ 5% 1/2 0,5 đ 5% 1 1đ 10% 2. Tạo lập văn bản: Văn biểu cảm - Nắm được thể loại biểu cảm. - Trình bày bố cục rõ ràng, đủ các yêu cầu chung - Trình bày đủ các ý chính. - Liên kết mạch lạc từng phần bố cục. Đủ các kiến thức chính - Hoàn chỉnh bài văn theo từng đoạn ý theo yêu cầu cụ thể đúng chủ đề, diễn đạt logich có sự liên kết phù hợp. - Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân hay, có cảm xúc và sáng tạo. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1/4 2 đ 20% 1/4 2đ 20% 1/4 1đ 10% 1/4 1đ 10% 1 6đ 60% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: 2+1/2+1/2+1/4 5đ 50% 1/2+1/2+1/4 3đ 30% 1/4 1đ 10% 1/4 1đ 10% 12 10đ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: I. ĐỌC - HIỂU : (4điểm) Đọc hai câu thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. .. .. Câu a: (1đ) Hãy chép hoàn thành bài thơ? Nêu tên bài thơ và tác giả ? Câu b: (1đ) Nêu ý nghĩa văn bản của bài thơ ? Câu c: (1đ) Thế nào là quan hệ từ? Hãy chỉ ra và giải thích ý nghĩa quan hệ từ trong câu thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Câu d: (1đ) Xác định phép tu từ trong bài thơ là gì? Được tác giả sử dụng qua từ, ngữ nào? II. TẬP LÀM VĂN: (6điểm) Đề bài: Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo,) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: I. ĐỌC - HIỂU: (4điểm) * Câu a: (1điểm) - Mức tối đa (1điểm) + Chép hoàn thành bài thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (0,5đ) + Văn bản là bài thơ “ Cảnh khuya ” ( 0,25đ) của tác giả Hồ Chí Minh. ( 0,25đ) - Mức chưa đạt (0,5điểm): Đạt một trong ba ý trên - Mức không đạt (0điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời. * Câu b: (1điểm) - Mức tối đa (1điểm): + Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người - Mức chưa đạt (0,5điểm): Đạt một nửa ý trên - Mức không đạt (0điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời. * Câu c: (1điểm) - Mức tối đa (1điểm) + Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ) + Các quan hệ từ có trong câu thơ là: vì ( ý nghĩa nhân quả) (0,5đ) - Mức chưa đạt (0,5điểm): Đạt một trong hai ý trên - Mức không đạt (0điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời. * Câu d: (1điểm) - Mức tối đa (1điểm) + Phép tu từ trong bài thơ là : so sánh và điệp từ + Từ “như ” là so sánh, từ “chưa ngủ” là điệp từ - Mức chưa đạt (0,5điểm): Đạt từ một trong hai ý trên - Mức không đạt (0điểm): Trả lời sai hoặc không trả lời. II. TẬP LÀM VĂN (6điểm) a. Mở bài: (1điểm) - Mức tối đa (1điểm): Giới thiệu người thân, cảm nghĩ chung của em về người thân đó. - Mức chưa đạt tối đa (0,5điểm): trình bày được ý trên và còn mắc lỗi dùng từ diễn đạt. - Mức không đạt (0điểm): lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài b. Thân bài: (4điểm) - Mức tối đa (4điểm): * Nêu cảm nghĩ của em về : + Hình dáng, tính cách của người thân. + Ý thích của người thân + Thái độ của người thân đối với mọi người. + Thái độ của người thân đối với em. - Mức chưa đạt tối đa (1-3điểm): trình bày được các ý trên nhưng còn mắc lỗi dùng từ diễn đạt. - Mức không đạt ( 0điểm): lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức. c. Kết bài: (1đ) - Mức tối đa (1điểm): Tình cảm của em đối với người thân đó. - Mức chưa đạt tối đa (0,5điểm): trình bày được ý trên và còn mắc lỗi dùng từ diễn đạt. - Mức không đạt (0điểm): lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có kết bài. CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1,5 điểm) Hình thức (0,25 điểm) Mức tối đa (0,25 điểm): bố cụ đủ ba phần (MB,TB,KB), sắp xếp ý hợp lí, chữ viết rõ ràng, mức ít lỗi chính tả. Mức không đạt: (0điểm) bố cục thiếu, sắp xếp ý và tách đoạn chưa hợp lí, chữ viết khó đọc, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không làm bài. Sáng tạo: (1điểm) Mức đầy đủ: (1điểm) HS đạt được 3-4 các yêu cầu sau:1/ Có sáng tạo hợp lí mang tính cá nhân. 2/ Có tìm tòi trong diễn đạt : tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu hợp lí. 3/ Dùng từ ngữ chọn lọc.4/ Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. Mức chưa đầy đủ (0,5điểm): Đạt được hai trong số các yêu cầu trên. Mức không đạt (0,25điểm): không đạt một trong số các yêu cầu trên, có nhiều cố gắng. Trình tự (0,25 điểm): Mức tối đa (0,25 điểm): biểu cảm theo thứ tự hợp lí, liên kết câu, đoạn chặt chẽ. Không đạt (0điểm): Bài viết rời rạc, trùng lắp ý, sắp xếp ý lộn xộn, thiếu định hướng hoặc không làm bài. Giáo viên cùng khối Ninh Thạnh, ngày 3 tháng 11 năm 2015 Giáo viên bộ môn Trần Mộng Huỳnh Hoa Lê Thị Anh Đào TP Tây Ninh, ngày 6 tháng 11 năm 2015 Tổ phó Phan Thị Nguyệt Thu
Tài liệu đính kèm: