Đề tham khảo kiểm tra học kì II môn vật lý 6 năm học : 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra học kì II môn vật lý 6 năm học : 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo kiểm tra học kì II môn vật lý 6 năm học : 2015 - 2016
 PHÒNG GD VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ TRAI
	ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HKII	ĐỀ 1
	MÔN VẬT LÝ 6
	NĂM HỌC : 2015 - 2016
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm: mỗi câu đúng 0.25đ)
Câu 1 : Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng:
a/ Một ròng rọc cố định.
b/ Một ròng rọc động.
c/ Hai ròng rọc động.
d/ Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
Câu 2 : Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây,cách nào là đúng?
a/. Rắn, lỏng, khí	
b/.Khí, lỏng, rắn
c/.Lỏng , rắn , khí.	
d/. Khí, rắn ,lỏng
Câu 3 : Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng một vật rắn?
a/. Khối lượng của vật giảm.
b/. Khối lượng của vật tăng.
c/. Khối lượng riêng của vật giảm.
d/. Khối lượng riêng của vật tăng.
Câu 4 : Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự nóng chảy ?
a/. Bỏ cục nước đá vào cốc nước.
b/. Đốt một ngọn nến.
c/. Đốt một ngọn đèn dầu.
d/. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
a/ 100 o C	b/ 42 o C
c/ 37 o C	d/ 20 o C
Câu 6 : Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
a/. Nhiệt kế rượu
b/. Nhiệt kế y tế
c/. Nhiệt kế thủy ngân
d/. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 7 : Để đo nhiệt độ cơ thể người ta dùng loại nhiệt kế nào sau đây?
a/. Nhiệt kế y tế.	
b/. Nhiệt kế rượu.
c/. Nhiệt kế thủy ngân.	
d/. Nhiệt kế kim loại
Câu 8 : Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?
a/. Cho khay nước vào tủ lạnh
b/. Đúc một cái chuông đồng
c/. Thép lỏng để nguội trong khuông đúc.
d/. Sản xuất muối từ nước biển.
Câu 9: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi: 
a/ Khoảng cách OO2 = OO1.
b/ Khoảng cách OO2 < OO1
c/ Khoảng cách OO2 > OO1 
d/ Cả ba câu trên đều sai.
Câu 10: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau?
a/ Hơ nóng nút	
b/ Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
c/ Hơ nóng cổ lọ	
d/ Hơ nóng đáy lọ.
Câu 11Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
a/.Cái kéo	
b/.Mái nhà
c/.Cái kìm	
d/.Cầu thang
Câu 12 : Nhiệt độ của hơi nước đang sôi theo nhiệt giai Farnhai là:
a/.100oF	b/. 212oF
c/. 32oF	d/. 180oF
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): So sánh sự nở vì nhiệt của chất khí , chất lỏng , chất rắn?
Câu 2( 2 điểm): 
a/ Hãy nêu cấu tạo của băng kép? Khi làm nóng ( làm lạnh) băng kép luôn cong về phía thanh nào?
b/ Băng kép gồm 2 thanh đồng và nhôm, khi hơ nóng thì băng kép cong về phía thanh nào? Tại sao?
Câu 3( 1 điểm): Tại sao khi để xe ngoài nắng nóng thì dễ làm cho lốp xe bị xẹp hoặc bị nổ?
Câu 4( 2 điểm): Bỏ nước đá đập vụn vào cốc thuỷ tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, người ta lập được bảng sau: 	
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
Nhiệt độ (oC)
- 4
0
0
0
8
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hiện tượng gì xảy đối với nước đá từ phút  2 đến phút thứ 6? Lúc này nó tồn tại ở thể nào?
- Hết -
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 Đ) mỗi câu đúng 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
d
b
c
c
b
c
a
d
d
c
d
b
II/ TỰ LUẬN( 7 Đ )
Câu 1 (2 đ) 
 - Giống nhau: Các chất khí , chất lỏng, chất rắn đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.	 0,5đ
 - Khác nhau:
 + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.	 0,5đ
 	 + Các chất lỏng , chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, còn các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau	 1 đ
Câu 2(2 đ)	
	a/ - Băng kép gồm 2 thanh kim loại khác nhau, được tán chặt dọc theo chiều dài của thanh. 0,5đ
	 - Cong về phía thanh có sự nở vì nhiệt ít hơn, còn khi làm lạnh ngược lại.	 0,5đ
	b- Khi hơ nóng băng kép cong về phía thanh đồng.	 0,5đ
	 - Vì đồng nở vì nhiệt ít hơn nhôm	 0,5đ
Câu 3(1đ) Vì khi trời nắng nóng, không khí trong lốp nóng lên và nở ra bị lốp xe ngăn cản nên sinh lực làm cho lớp xe bị nức hoặc bị nổ. .	1đ
 Câu 4: (2 đ)
 Nhiệt độ ( o C)
8
4
0
-4	 Thời gian ( phút)
 	 	 0 2 4 6 8 
a/ - Vẽ được hai trục nhiệt độ và thời gian	0,25 đ
 - Ghi đúng các số liệu nhiệt độ, thời gian trên các trục	0,25 đ
 - Vẽ được chính xác các điểm có thời gian và nhiệt độ tương ướng	0,25 đ
 - Vẽ chinh xác đường biểu diễn sự nóng chảy của nước đá	0,25 đ
b/ - Từ phút 2 đến 4: nước đá nóng chảy. 	0,5 đ
 - Tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí	0,5 đ
 PHÒNG GD VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ TRAI
	ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HKII	ĐỀ 2
	MÔN VẬT LÝ 6
	NĂM HỌC : 2015 - 2016
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm: mỗi câu đúng 0.25đ)
Câu 1 Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật thay đổi thế nào?
a/ Luôn tăng	 b/ Luôn giảm	
c/ Không đổi	 d/ Lúc đầu giảm, sau đó không đổi
Câu 2 : Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây,cách nào là đúng?
a/. Rắn, lỏng, khí	
b/. Lỏng , rắn , khí.
c/. Khí, lỏng, rắn	
d/. Khi, rắn ,lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong bình kín?
a/ Thể tích không khí tăng.
b/ Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
c/ Khối lượng riêng của không khí giảm.
d/ Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra.
Câu 4 : Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự nóng chảy ?
a/. Bỏ cục nước đá vào cốc nước.
b/. Đốt một ngọn nến.
c/. Đốt một ngọn đèn dầu.
d/. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
a/.Cái kéo	b/.Mái nhà
c/.Cái kìm	d/.Cầu thang
Câu 6 : Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại.Muốn tách rời hai cốc, ta làm cách nào trong các cách dưới đây:
a/.Ngâm cốc dưới vào nước lạnh,cốc trên đổ nước nóng
b/ Ngâm cốc dưới vào nước nóng,cốc trên đổ nước lạnh
c/. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng
d/. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh
Câu 7: Chọn câu sai.Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo:
a/ Nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
b/ Nhiệt độ của nước đá đang tan.
c/ Nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy.
d/ Nhiệt độ cơ thể
Câu 8 : Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?
a/. Cho khay nước vào tủ lạnh
b/. Đúc một cái chuông đồng
c/. Thép lỏng để nguội trong khuông đúc.
d/. Sản xuất muối từ nước biển.
Câu 9: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi: 
a/ Khoảng cách OO1 = OO2.
b/ Khoảng cách OO1 < OO2
c/ Khoảng cách OO1 > OO2 
d/ Cả ba câu trên đều sai.
Câu 10: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau?
a/ Hơ nóng nút	b/ Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
c/ Hơ nóng cổ lọ	d/ Hơ nóng đáy lọ.
Câu 11: Nhiệt độ màu đỏ ghi trên nhiệt kế y tế là nhiệt độ nào sau đây?
a/ 100 o C	b/ 42 o C
c/ 37 o C	d/ 20 o C
Câu 12: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
a/ Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C.
b/ Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.
c/ Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.
d/ Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 00C.
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): So sánh sự nở vì nhiệt của chất khí , chất lỏng , chất rắn?
Câu 2( 2 điểm): Nhiệt kế dùng để làm gì? Hãy nêu công dụng của ba loại nhiệt kế mà em đã học?
Câu 3( 1 điểm): Hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng lượn sóng?
Câu 4( 2 điểm) : Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá trong cốc thủy tinh được đun nóng liên tục.	
a/ Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong cốc thủy tinh trong các khoảng thời gian:
Từ phút 0 đến phút thứ 2
Từ phút 2 đến phút thứ 6
Từ phút 6 đến phút thứ 8 
b/ Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, nước trong cốc tồn tại ở thể nào?
	Nhiệt độ (oC)
 8
 4
 0 
 -4
	0 2 4 6 8	Thời gian
	 (phút)
- Hết - 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 Đ) mỗi câu đúng 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
c
a
d
c
d
b
d
d
b
c
c
b
II/ TỰ LUẬN( 7 Đ )
Câu 1 (2 đ) 
- Giống nhau: Các chất khí , chất lỏng, chất rắn đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.	 	 0,5đ
 - Khác nhau:
 + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.	 0,5đ
 	 + Các chất lỏng , chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, còn các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau.	 1 đ
Câu 2(2đ)
- Nhiệt kế dùng đo nhiệt độ.	 0,5đ
- Công dụng:
	+ Nhiệt kế thủy ngân: dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm	 0,5đ
	+ Nhiệt kế rượu: dùng đo nhiệt độ khí quyển	 0,5đ
	+ Nhiệt kế y tế :dùng đo nhiệt độ cơ thể.	 0,5đ
Câu 3(1đ): Vì làm như vậy khi nóng hoặc lạnh thì tôn dễ co dãn mà ít bị ngăn cản, không sinh lực lớn làm bật các đinh đóng, làm rách tôn	 1đ
Câu 4( 2đ)
 	a/ - Từ phút 0 đến phút thứ 2: nước đá nóng lên	 0.5 đ
 - Từ phút 2 đến phút thứ 6: nước đá nóng chảy thành nước	 0.5 đ
 - Từ phút 6 đến phút thứ 8 : nước nóng lên	 0.5 đ
b/ Thể rắn, thể lỏng và thể khí. 	 0,5đ 
GVBM
Nguyễn Thị Hồng Cẩm
Tổ CM
BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra HKII VLI1 6(15-16).doc