PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN HỮU ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2015-20156 MÔN: VẬT LÝ-KHỐI 8 THỜI GIAN: 60 PHÚT I.TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) ( Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. B. Chất lỏng dẫn nhiệt kém. C. Chân không dẫn nhiệt kém nhất. D. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng. Câu 2: Chọn câu giải thích đúng: Khi một người cưa lâu tấm gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên, đó là vì: A. Nhiệt lượng truyền từ người sang lưỡi cưa. B. Lưỡi cưa nhận một nhiệt lượng từ gỗ. C. Lưỡi cưa nhận một nhiệt năng từ gỗ. D. Công của người cưa làm tăng nhiệt năng của lưỡi cưa. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên C. Chuyển động không ngừng D. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách Câu 4: Phát biểu nào đúng với định luật về công: A. Không một máy cơ đợn giản nào cho ta lợi về công. Nếu lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. B. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi cả về lực và đường đi. C. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi cề công. D. Không một máy nào cho ta lợi về lực. Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học: A. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp. B. Chiếc máy cày đang cày đất. C. Người công nhân đang đẩy xe chuyển động. D. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ dưới lên cao. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng nhất: Một trái táo đang rơi từ trên cây xuống đất thì có: A. Động năng giảm dần. B. Động năng tăng dần. C. Thế năng tăng dần. D. Động năng tăng dần thế năng giảm dần. Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng. Câu 8: Chọn câu đúng. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng: A. Từ cơ năng sang cơ năng. B. Từ nhiệt năng sang cơ năng. C. Từ cơ năng sang nhiệt năng. D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 10: Sự dẫn nhiệt không thể xả ra đối với môi trường là: A. Chất lỏng B Chất rắn C. Chân không D. Chất khí Câu 11: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A: Lỏng và khí B: Lỏng và rắn C: Khí và rắn D: Rắn, lỏng và khí Câu 12: Công suất không có đơn vị đo là: A. Oát (W) B. KilôJun (KJ) C. Kilôoát (KW) D. Jun trên giây (J/s) II/ TỰ LUÂN: (7đ) Câu 1. (1 đ ) Nói nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg K, điều đó có ý nghĩa gì? Câu 2: (1,5 đ )Phát biểu định nghĩa công suất. Viết công thức tính công suất, chú thích các đại lượng. Câu 3.(2 đ ) Một con ngựa kéo một chiếc xe với sức kéo 900N trong thời gian 2,5 phút đi được một đoạn đường là 500m. Hỏi công và công suất của ngựa là bao nhiêu? Câu 4. (2,5 đ ) Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nóng ấm nước này sôi? (Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/ kg K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ kg K) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nghiệm: (3đ) ( Học sinh chọn đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm) Đề A: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D B A A D B C D C A B II/ Tự Luận: (7đ) Câu Đáp án Điểm Câu 1: Có nghĩa là để đun nóng 1kg nước tăng thêm 1 độ C cần phải cung cấp cho chì nhiệt lượng là 130J (1.0 đ ) 2.Công suất được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. Công thức: p: Công suất (W) A: Công cơ hoc ( J ) t : thời gian ( s ) (0,5đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) Câu 3: t = 2,5 phút = 150s + Công của ngựa đã sinh ra là: A = F. S = 900 . 500 = 450 000 ( J ) + Công suất của ngựa là: = 3000 W = 3 KW +Đáp số: 3KW (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0, 5 đ ) Câu 4 m1 = 400g = 0,4 kg m2 = 1lít = 1 kg +Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C là: Q1 = m1 c1 ( t2 – t1 ) = 0,4 . 880. 80 = 28160 (J ) +Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C là: Q2 = m2 c2 (t2 – t1 ) =1 . 4200 . 80 = 336 000 (J) +Nhiệt lượng cần thiết là: Q = Q1 + Q2 = 28160 + 336 000 = 364160 (J ) +Đáp số: 364160 (J ) (0,5 đ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ ) (0,25 đ )
Tài liệu đính kèm: