PHÒNG GD – ĐT VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ TRAI ĐỀ THAM KHẢO HKII NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC 6 ĐỀ: I. Trắc nghiệm:(3đ) Học sinh đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất mỗi câu 0,25đ Câu 1: Cây thông có tên gọi Hạt trần vì: A. Có hoa, quả, sinh sản bằng hạt. B. Chưa có hoa, quả, hạt nằm lộ trên lá noãn. C. Có rễ,thân, lá, sinh sản bằng bào tử. D. Có hoa, quả, hạt nằm bên trong quả. Câu 2: Căn cứ vào đâu để phân biệt các loại quả? A. Thịt quả. B. Vỏ quả khi chín. C. Số lượng hạt. D. Số lá mầm của phôi. Câu 3: Các bậc phân loại thực vật được sắp xếp từ cao đến thấp theo trật tự nào sau đây: A. Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi-Loài. . B. Ngành-Bộ-Chi-Lớp-Loài-Họ. C. Họ-Ngành-Lớp-Chi-Bộ-Loài. D. Bộ-Ngành-Họ-Chi-Lớp-Loài. Câu 4: Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là: A. Nhị và nhụy. B. Đài hoa và cánh hoa. C. Nhụy và noãn. D. Nhị và hạt phấn. Câu 5: Sau khi thụ tinh quả do bộ phận nào của hoa phát triển thành: A. Bầu nhụy. B. Hợp tử. C. Noãn. D. Phôi hạt. Câu 6: Ven bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê có tác dụng: A. Làm cảnh đẹp. B. Lấy bóng mát. C. Hạn chế lũ lụt, hạn hán. D. Giữ đất, chống xói mòn. Câu 7: Thực vật quý hiếm là thực vật A. Có nguy cơ tuyệt chủng. B. Cho goã toát B. Có giá trị kinh tế, số lượng còn rất ít. C.Cho quả ngon. D.Có giá trị nhiều mặt. Câu 8: Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là : A. Hoa đơn tính. B. Hoa tự thụ phấn C. Hoa giao phấn. D. Hoa lưỡng tính. Câu 9: Hạt hoa sữa, quả chò, quả trâm bầu thuộc cách phát tán nào sau đây: A. Phát tán nhờ động vật. B. Phát tán nhờ nước. C. Tự phát tán. D. Phát tán nhờ gió. Câu 10: Lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí được ổn định nhờ vào? A. Quá trình quang hợp của cây xanh. B. Quá trình hô hấp của sinh vật. C. Sự thoát hơi nước qua lá. D. Sự trao đổi khí. Câu 11: Trong các hình thức phát tán của quả và hạt thì hình thức giúp thực vật phát tán rộng và nhanh nhất là: A. Tự phát tán. B. Phát tán nhờ gió. C. Phát tán nhờ động vật. D. Phát tán nhờ con người. Câu 12: Đặc điểm đặc trưng của cây Hạt kín: A. Sinh sản bằng bào tử. B. Có rễ, thân, lá, có mạch dẫn C. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. D. Sống trên cạn. II. Tự luận:(7đ) Câu 1: Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Những cây có hoa nở về đêm như: nhài,hoa quỳnh,dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? (1.5đ) Câu 2 : Trình bày đặc điểm phân biệt Lớp hai lá mầm và Lớp một lá mầm (2đ) Câu 3: Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam? (2.5đ) Câu 4: Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô? (1đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm:(3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B A A A D B B D A D C II. Tự luận(7đ) Câu 1: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Hoa thường có màu sắc sặc sở ( 0.25đ ) - Có hương thơm,mật ngọt ( 0.25đ ) - Hạt phấn to, có gai ( 0.25đ ) - Đầu nhụy có chất dính. ( 0.25đ ) - Hoa nhài, quỳnh, dạ hương thường có màu trắng dễ nổi bật trong đêm tối và có mùi hương đặc biệt kích thích sâu bọ tìm đến. (0.5đ) Câu 2 : Đặc điểm phân biệt giữa Lớp một lá mầm và Lớp hai lá mầm Lớp hai lá mầm - Rễ cọc ( 0.25 ) - Thân gỗ,thân cỏ,thân leo ( 0.25 ) - Gân lá hình mạng ( 0.25 ) - Phôi hạt có 2 lá mầm ( 0.25 ) Lớp một lá mầm - Rễ chùm ( 0.25 ) - Đa số thân cỏ ,thân cột (0.25 ) - Gân lá song song, hình cung ( 0.25 ) - Phôi hạt có 1 lá mầm ( 0.25 ) Câu 3: * Biện pháp bảo vệ tính đa dạng của thực vật - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật 0,5đ - Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số loài. 0,5đ - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt . 0,5đ - Xây dựng các vườn thực vật ,vườn quốc gia, khu bảo tồnbảo vệ các loài thực vật 0,5đ - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 0,5đ Câu 4: (1 điểm) Phải thu đậu đen, đậu xanh trước khi quả chín khô vì: - Đậu đen, đâu xanh là loại quả khô nẻ. 0,5đ - Khi chín vỏ quả tự tách ra làm hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch. 0,5 đ DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ TRƯỞNG Huỳnh Thiên Quang Giáo viên soạn đề Lê Thị Thanh
Tài liệu đính kèm: