Phòng GD- ĐT Vũng Liêm ĐỀ THAM KHẢO HK II (2015- 2016) Trường THCS Trung Hiếu MÔN THI: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN:90 Phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3điểm), chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25điểm. 1.Văn bản “ Sông nước Cà Mau ” được trích từ tác phẩm nào? A. Rừng phương Nam. B. Đất rừng phương Nam. C. Rừng biển phương Nam. D. Rừng Cà Mau. 2.Chọn từ điền vào chỗ trống để có câu thơ đúng nguyên văn. “ Rồi Bác đi chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng” A. Đắp. B. Lấy. C. Dém . D. Cuốn. 3.Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” vẽ hình ảnh nào? A. Con mèo B. Bạn gái C. Anh trai D. Gia đình 4.Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ” của tác giả nào? A. Võ Quảng B. Tô Hoài C. Nguyễn Tuân D. Đoàn Giỏi 5.Xác định kiểu hoán dụ trong câu sau: “ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. A. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. B. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. D. Lấy bộ phận để gọi toàn thể. 6.Chủ ngữ của câu: “Trong vườn, mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng mọc chen nhau” là : A. Trong vườn. B. Trong vườn, mãng cầu, chôm chôm. C. Mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng. D. Trong vừờn, mãng cầu, chôm chôm, xoài tượng. 7.Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi: A. Một cụm chủ- vị B. Hai cụm chủ- vị C. Hai hoặc nhiều cụm chủ- vị D. Nhiều chủ ngữ, vị ngữ. 8.Biện pháp tu từ “ Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt” là biện pháp: A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 9.Trong văn bản “ Vượt thác” người kể chuyện ở vị trí nào để miêu tả ? A. Đứng trên bờ nhìn thuyền vượt thác. B. Ngồi trên thuyền cùng tham gia vượt thác C. Đứng ở chân thác để quan sát. D. Từ trên máy bay nhìn xuống. 10.Ghép cụm từ “Tiếng sóng biển” với từ phù hợp để tạo câu đúng về nghĩa? A. Cuồn cuộn B. Lăn tăn C. Dập dềnh D. Ầm ầm 11.Vị ngữ của câu “ Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là: A. Động từ. B. Cụm động từ. C. Cụm danh từ. D. Cụm tính từ. 12.Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn? A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu B. Chim én về theo mủa gặt C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ D.Tre còn là niềm vui duy nhất của tuổi thơ. II/TẬP LÀM VĂN : (7 điểm ) Hãy miêu tả hình ảnh cha ( hoặc mẹ ) của em, khi em làm được việc tốt. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C B D C Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B D B C II/ LÀM VĂN : ( 7 điểm ) 1) Yêu cầu cần đạt: Học sinh biết phương pháp làm văn miêu tả, viết được bài văn hoàn chỉnh , bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về viết câu, dùng từ, chính tả ( hoặc có thể mắc một số lỗi nhỏ không quan trọng) 2) Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần nêu các ý chính sau: a/ Mở bài: Giới thiệu người được tả là ai? ( mẹ hay cha ? ) Trong hoàn cảnh nào ? ( khi em làm được việc tốt). Việc tốt của em là việc gì? ( giúp đỡ người khác, nhặt của rơi trả lại cho người đánh mất) b/ Thân bài : Tả hình ảnh cha ( mẹ ) vào lúc đó: Vẻ mặt: vui mừng, sung sướng, hài lòng Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào về em Hành động: Ân cần, quan tâm ( Lưu ý: Học sinh biết vận dụng các biện pháp tu từ hợp lý để làm nổi bật đặc điểm người được miêu tả) c/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về người được tả. Cảm động trước tình yêu thương của cha ( mẹ ) Phải cố gắng nhiều hơn để cha mẹ vui lòng. 3) Biểu điểm gợi ý: Mở bài: 1,5 điểm Thân bài : 4 điểm Kết bài: 1,5 điểm Chỉ chấm điểm tối đa khi đạt yêu cầu về nội dung, hình thức ( bố cục, diễn đạt, chữ viết, trình bày ) Trung Hiếu, ngày 28 tháng 3 năm 2016 Giáoviên Trần Thị Hồng Nga Đề nghị phần trắc nghiệm không nên tô đỏ đáp án. Đề đã thẩm định
Tài liệu đính kèm: