Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS

doc 33 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2842Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS
đề tài nghiên cứu khoa học 
sư phạm ứng dụng 
Môn: âm nhạc
Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học âm nhạc ở trường THCS
 Người viết: Vi Tuấn Anh
 Đơn vị: THCS SuỐI Ngụ
Năm học 2014 – 2015
. đặt vấn đề
 Mục Lục
I. Tóm tắt đề tài ( trang 3 .....trang 8 )
* Tóm tắt 
* Giới thiệu
* Các giải pháp
* Một số công trình nghiên cứu
* vấn đề nghiên cứu
*Giả thuyết nghiên cứu
II. Phương pháp ( trang 8 ....trang 11)
Khách thể nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Đo lường
III.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ( trang 11 )
* Phân tích dữ liệu
* Bảng đối chứng
IV. Bàn luận ( trang 12 )
V. Kết luận và khuyến nghị( trang 12..trang 13 )
VI. Tài liệu tham khảo( trang 13 )
VII. Phụ lục ( trang 13..trang 30)
I.Tóm tắt đề tài
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. ở trường THCS mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “Trình độ văn hoá âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.
 Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em có một đời sống tinh thần phong phú. Muốn làm được điều đó nhất thiết các em phải được tiếp cận với âm nhạc đích thực, bản thân các em phải là người được trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu âm nhạc đơn thuần. Tuy môn âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học riêng lẻ song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức ,kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường.
 Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh. Song giảng dạy âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung vì số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh thì ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng trong quá trình giảng dạy. Trong những năm gần đây, CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng của giáo viên được cải thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và kết quả học tập được nâng cao. Việc áp dụng CNTT không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. 
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 8 của trường Trung học cơ sở Lê Khắc Cẩn. Lớp 8A là lớp thực nghiệm và lớp 8B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Kết quả cho thấy tác động đã thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,21 điểm , bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,47. Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó chứng tỏ rằng việc "ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS" là hoàn toàn có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kết quả học tập âm nhạc của học sinh 
* Giới thiệu 
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng của giáo viên được cải thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài giờ học sinh động, lôi cuốn, chất lượng giờ học được nâng cao. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. 
 Cùng với công nghệ sinh học, CNTT đã và đang là những khoa học mũi nhọn của thế kỷ 21. Nó là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội, cùng với một số ngành công nghệ khác, CNTT đã góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của thế giới hiện đại.
 Với những tiến bộ nhanh chóng và kì diệu của kỹ thuật máy tính và kỹ thuật viễn thông trong vài thập niên gần đây, CNTT đem lại những thành tựu to lớn tạo nên những chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế, giáo dục 
 Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, cùng với xu thế phát triển chung của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã được đẩy mạnh và có sự chuyển biến tích cực. Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Đặc biệt năm học 2011-2012 tiếp tục được coi là “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học và tiếp tục triển khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, phòng GD-ĐT huyện An Lão đã có kế hoạch đẩy mạnh vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trong toàn huyện. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong những năm học gần đây bản thân tôi đã thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã thu được kết quả tốt góp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn giảng dạy.
 * Giải pháp thay thế 
Thiết bị dạy học môn âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị trường. Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay đã được trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe - nhìn và thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo án điện tử thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc giảng dạy một tiết học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu kì trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, phòng ốc. 
. ứng dụng phần mềm ENCORE trong các phân môn cụ thể:
 a. Đối với bài Tập đọc nhạc:
- Giáo viên sẽ tạo được một bài TĐN giống như bài TĐN được in trong SGK điều này giúp học sinh dễ quan sát 
- Bài TĐN được thể hiện trên toàn màn hình giúp giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ dễ dàng và học sinh dễ nắm bắt các nội dung kiến thức. Phần mềm ENCORE khi thực hiện bài tập đọc nhạc sẽ có tiếng phách gõ và được hiển thị trên màn hình một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các kí hiệu âm nhạc được soạn sẵn và thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu.
 Phần mềm này có khả năng hiển thị toàn màn hình, do đó giáo viên có thể tận dụng tối đa diện tích của màn hình chiếu để hiển thị bài TĐN rõ ràng, sử dụng công cụ Custom View trên thanh công cụ và nhập vào tỉ lệ % tương ứng. Để tạo chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi màu sắc cho toàn bộ bài TĐN để lôi cuốn hơn có thể sử dụng chức năng đổi màu sắc cho các đối tượng trong bản nhạc ở mục Score Color (trình đơn View).
 - Trong quá trình dạy TĐN chúng ta có thể tách rời từng câu hay ghép các câu để tập một cách dễ dàng.
b. Đối với bài hát:
 - Giáo viên tự chép được một bản nhạc bao gồm cả lời ca và giai điệu.
 - Phần mềm này thuận tiện cho giáo viên trong quá trình giảng dạy ví dụ : Khi dạy hát giáo viên cần có bộ tranh bài hát để học sinh quan sát tuy nhiên ở trường THCS mới chỉ có bộ tranh bài hát lớp 8-9 chưa có bộ tranh bài hát lớp 6-7 nên khi dạy giáo viên phải tự viết ở bảng phụ điều đó làm mất thời gian và tính thẩm mĩ nhưng nếu ứng dụng được phần mềm này thì chúng ta sẽ có những bài hát soạn trên máy với những hình ảnh sinh động, màu sắc thay đổi càng làm tăng tính tò mò hứng thú của học sinh với bộ môn.
 - Đối với phần mềm này giáo viên cũng có thể chia câu, chia đoạn để dễ dàng tập cho học sinh.
 - Trong bước hát mẫu giáo viên có thể trình bày hoặc có thể sử dụng phần mềm để mở giai điệu cho học sinh nhẩm theo.
Với tính năng hiển thị toàn bộ bài hát trên màn hình sẽ giúp cho một tiết dạy hát trở nên dễ dàng hơn giờ học hát sẽ đạt hiệu quả cao
 - Ngoài phần mềm ENCORE còn có phần mềm CakeWalk Pro Audio cũng rất thuận lợi cho việc dạy hát. Đây là một phần mềm chuyên dùng trong hòa âm và ghi âm, phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất lượng rất tốt. 
c. Đối với Âm nhạc thường thức:
 - Chúng ta có thể ứng dụng phần mềm ENCORE để trình chiếu các tác phẩm của những nhạc sĩ được giới thiệu trong SGK Âm nhạc 6-7-8-9.
 - Cũng như một bài hát hay một bài TĐN đối với các tác phẩm trong Âm nhạc thường thức cũng vậy chúng ta có thể trình chiếu tác phẩm lên màn hình để học sinh tiện theo dõi.
 - Do đặc trưng của phân môn âm nhạc thường thức là khi giới thiệu một tác phẩm âm nhạc thường kèm theo những hình ảnh và thông tin về tác giả nên ngoài phần mềm ENCORE còn có phần mềm PROSHOW GOLD với chức năng chụp những hình ảnh hay tạo một đoạn phim về nhạc sĩ đó. 
 . Một số thiết bị công nghệ khác ứng dụng trong dạy học môn âm nhạc
 Khi thực hiện bài giảng đa số giáo viên đều mắc phải một vấn đề là hầu hết các bài hát trong chương trình đều có âm vực vượt quá tầm cữ giọng hát của học sinh. Nếu để nguyên cao độ hiển thị trên màn hình giống như sách giáo khoa thì học sinh không hát được, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên cao độ và khoá nhạc sẽ thay đổi. Vấn đề ở đây làm sao giữ được cao độ như bài học được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch. Muốn làm được điều đó chúng ta phải sử dụng một thiết bị là MIDI Cable, đây là một thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ và máy tính, kết hợp những thiết bị đó sẽ giải quyết được vấn đề này.
 Khi kết nối máy tính với đàn Organ thông qua MIDI Cable, tất cả các phần mềm soạn nhạc hiện nay đều có khả năng nhận diện thiết bị MIDI và truyền tín hiệu âm thanh qua thiết bị này (kể cả phần mềm ENCORE). Khi thực thi chương trình, cao độ hiển thị trên màn hình sẽ giữ nguyên nhưng âm thanh phát ra từ đàn Organ đã được dịch thông qua chức năng Transpose của đàn. Như vậy chúng ta sẽ tuỳ bài hát hay bài TĐN để dịch trực tiếp trên đàn mà không cần phải quan tâm đến cao độ hiển thị bởi nó sẽ giữ nguyên như khi soạn, thiết bị này sẽ giải quyết vấn đề đó nhanh chóng và chính xác, kết nối trực tiếp qua cổng USB của máy tính.
MIDI Cable
MIDI IN
MIDI OUT
¿
 PC	 Dây nối MIDI	 Đàn ORGAN
 (Cổng USB/MIDI Joystick)	 (Cổng OUT)	 (Cổng MIDI IN)
Âm thanh khi phát ra trên đàn từ máy tính thông qua MIDI Cable, con trỏ nhịp và tiếng gõ phách trên màn hình sẽ kết hợp nhịp nhàng và chính xác. Điều này giúp học sinh dễ dàng theo dõi, thuộc giai điệu và lời ca của bài hát nhanh chóng. Quy trình tập hát sẽ được tiến hành nhanh hơn, thời gian còn lại tuỳ vào khả năng của học sinh mà giáo viên có thể luyện tập để phát triển năng khiếu cho các em.
 * Một số Đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng 
 - Đề tài “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhạc cụ dân tộc lớp 6 
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu – THCS Chiến Thắng – An Lão
 - Đề tài “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường THCS ”
 Người thực hiện : Tạ Văn Thiết – THCS Lương Khánh Thiện – An Lão
*Vấn đề nghiên cứu: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường THCS có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?
 * Giả thuyết nghiên cứu: Có, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường THCS sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
 II. Phương pháp
a. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn hai lớp 8A, 8B của trường Trung học cơ sở An Hoa vì hai lớp có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng. 
* Giáo viên:
Lớp 8A và lớp 8B đều do tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc nên tôi đã khá hiểu đối tượng học sinh. Căn cứ vào đối tượng học sinh, tôi chọn:
 - Lớp 8A là lớp thực nghiệm.
 - Lớp 8B là lớp đối chứng.
* Học sinh:
Hai lớp được chọn nghiên cứu có điểm tương đồng nhau về tỉ lệ, giới tính, học lực, hạnh kiểm. Hai lớp khá tương đương nhau về thành tích học tập, về điểm số ở tất cả các môn học. Các em đều chăm ngoan, tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm năm học 2011 - 
2012 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng:
Đối tượng 
Sĩ số
Giới tính
Học lực
Hạnh kiểm
Nam
Nữ
Giỏi
Khá
Trung bình
Tốt
Khá
Lớp 8A
33
16
17
15
17
1
32
1
Lớp 8B
34
16
18
14
18
2
33
1
 b. Thiết kế nghiên cứu
 Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương 
đương (được mô tả ở bảng 2):
Tôi lấy hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm thực nghiệm, lớp 8B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra giữa kỳ I môn Âm nhạc làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Đối chứng( 8B)
Thực nghiệm( 8A)
TBC
7,36
7,42
P =
0,81
P = 0,81 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
O1
Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
O4
ở thiết kế này, tôi dùng phép kiểm chứng T – Test độc lập
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
* ở lớp 8B- lớp đối chứng : Tôi giảng dạy theo các phương pháp thông thường không ứng dụng công nghệ thông tin.
* ở lớp 8A- lớp thực nghiệm: Tôi có ứng dụng công nghệ thông tin 
- Tôi soạn bài trên phần mềm trình chiếu Powpoin, chuẩn bị tranh ảnh , bản nhạc , âm thanh , hình ảnh cho tiết dạy, thực hiện trên phần mềm encore , xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp. 
- Khi giảng bài : Tôi giảng dạy trên máy tính , lần lượt đưa các nội dung giới thiệu cho HS.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà 
trường, theo phân phối chương trình và thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. 
d. Đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra giữa kì I môn Âm nhạc do Trường trung học cơ sở Lê Khắc Cẩn ra đề thi.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối học kì I theo phân phối chương trình (Tiết 18). Bài kiểm tra sau tác động gồm 11 câu hỏi, trong đó có 9 câu trắc nghiệm dạng lựa chọn và điền khuyết , hai câu hỏi tự luận. 
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra Âm nhạc cuối kì I theo phân phối chương trình đối với hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
III. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
*Phân tích dữ liệu
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng(8B)
Thực nghiệm(8A)
ĐTB
7,47
8,21
Độ lệch chuẩn
O,11
0,79
Giá trị P của T – test
0,00025
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,93
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T – Test cho kết quả P = 0,00025, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và ĐTB nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Hơn nữa, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng công nghệ thông tin đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh.” đã được kiểm chứng 
* Bảng 6: So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
ĐTB
Đối chứng(8B)
Thực nghiệm(8A)
Trước tác động
7,36
7,42
Sau tác động
7,47
8,21
IV.Bàn luận
Qua tiến hành thực nghiệm và kiểm tra đã cho thấy kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,21 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,47. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,79. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T – Test ĐTB sau tác động của hai lớp là P = 0,00025 < 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Với điểm số như vậy, có thể đánh giá rằng học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu bài một cách chắc chắn, nắm vững kiến thức. 
* Hạn chế
- Để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả tốt đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ tin học khá, sử dụng thành thạo các phần mềm trình chiếu...
V. Kết luận và khuyến nghị
*Kết luận
Trước nhiệm vụ của việc đổi mới dạy và học trong nhà trường phổ thông, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là vô cùng quan trọng. Qua tiến hành thực nghiệm tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Âm nhạc có hiệu quả rõ rệt và có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Học sinh luôn phát huy vai trò trung tâm, các em được nghe , được quan sát để tìm hiểu, khám phá các nội dung kiến thức. Trên cơ sở việc lĩnh hội tri thức đó, học sinh được phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội.
Xã hội loài người đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp với nền kinh tế, tri thức mà nền tảng là sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ. Với xu hướng toàn cầu hóa, những thành tựu của nhân loại đang tỏa sáng đến khắp mọi nơi. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với đất nước nói chung và toàn ngành giáo dục nói riêng. Để tiếp cận được với khoa học kĩ thuật thì không ai khác các thầy cô giáo đóng vai trò xung kích trên mặt trận ấy. Muốn vậy, mỗi thầy cô giáo phải sẵn sàng đón nhận những cái mới, tích cực tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác của mình để tạo sự chuyển biến tích cực trong giáo dục và chất lượng giảng dạy bộ môn.
* Khuyến nghị
 Để việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, người giáo viên phải có trình độ tin học nhất định , sử dụng thành thạo các phần mềm trình chiếu , biết sử dụng phần mềm ENCORE và một số phần mềm khác.
Giáo viên phải hiểu đối tượng học sinh, tự học , tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Mỗi nhà trường cần có một phòng học âm nhạc riêng có trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học âm nhạc.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ có tác dụng đối với môn âm nhạc mà còn có tác dụng lớn đối với tất cả các môn học trong nhà trường . 
VI. Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt – Bỉ, Bộ GD và ĐT
2 Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc
3 Sách giáo khoa Âm nhạc 8
4.Mạng Internet: 
VII. Phần phụ lục: 
* Bài giảng minh hoạ ( ứng dụng công nghệ thông tin – Bài 5- T20- Lớp 8 )
* Bài kiểm tra trước tác động :
 Đề kiểm tra 45 phút - âm nhạc 8
 Năm học : 2011-2012
I .Trắc nghiệm ( 4đ)
Câu1 : Điền từ , cụm từ còn thiếu để hoàn thành khái niệm sau ( 3 đ )
 - Gam thứ là hệ thống ....(1 ).........................sắp xếp .....(2)..................hình thành 
trên công thức........(3)......................
Âm chủ là âm ...(4).............................
- Giọng thứ là sử dụng ....(5)..................trong gam thứ xây dựng ......(6)..........bài TĐN
 Câu 2: Hãy điền vào trong ngoặc đơn số thứ tự tên bài hát sao cho bài hát phải 
 có câu hát đó.
 A
 B
1. Mùa thu ngày khai trường.
2. Lí dĩa bánh bò.
3. Chiếc đèn ông sao
4. Một mùa xuân nho nhỏ.
5. Hò kéo pháo
6. Mái trường mến yêu
a. ánh sao Bác Hồ ( )
b.Là trò đi thi i i i i( ) 
c. Mùa xuân người cầm súng ( ) 
d.Xao xuyến bao tâm hồn( )
e. Như dòng sông gợn đều 
f. Dốc núi cao cao
Câu 3: Chọn đáp án đúng cho câu sau
 Câu1: Nơi sinh của nhạc sĩ Trần Hoàn?
 A Quảng Nam B Hải Lăng –Quảng Trị
 C Hải Phòng D Đà Nẵng.
 Câu 2: Nhạc sĩ Trần Hoàn sinh và mất vào năm nào?
 A 1925- 2000 B 1926- 2003 
 C 1928- 2003 D 1927- 2003
 Câu 3: Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ được phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ ?
 A Tố Hữu B Xuân Diệu 
 C Thanh Hải D Nguyễn Bính
 Câu 4: Bài hát Lí dĩa bánh bò dân ca 
 A . Quan họ Bắc Ninh B . Nam Bộ
 C . Thanh Hoá D. Bắc Bộ
B Tự luận: (6 điểm )
 Câu 1 :Nêu những nét chính về nhạc sĩ Hoàng Vân ? ( 4đ)
 Câu 2 : Viết khung cấu tạo của giong La thứ . (2đ)
 Đáp án - Biểu điểm
A. Trắc nghiệm 
Câu 1 :( 1,5 đ) ( Mỗi ý đúng – 0,25đ)
 1- 7 bậc âm 2 - liền bậc 
 3 - cung và nửa cung 4 – ổn định nhất ( bậc I ) 
 5 - các âm 6 - giai điệu bài hát
Câu 2 : (1,5 đ) ( Mỗi ý đúng – 0,25đ)
 a – 3 b - 2 c - 4 d - 1 5- F 6- e
Câu 3 : (1 đ) ( Mỗi ý đúng – 0,25đ)
 c – 3 b - 1 c - 2 d - 4
B. Tự luận :( 6 đ)
Câu 1 :( 4 đ) 
 - Tên thật Lê Văn Ngọ ..............
 - Bút danh ..................
 - Năm sinh ..................
 - Quê quán ...........................
 - Tác phẩm .....................
 - Giải thưởng ....................
Câu 2 : (2 đ)
Kẻ khuông nhạc , viết khoá Son ( 1đ)
Viết đúng khung cấu tạo giọng La thứ ( 1đ)
*Bài kiểm tra sau tác động:
Đề kiểm tra học kì I -Âm nhạc 8
 Năm học 2011-2012
A.Trắc nghiệm: (4 điểm )
Câu 1: Em hãy chọn đáp án đúng cho câu sau: ( 1điểm)
1- Bài hát Bóng cây Kơ-nia là tác phẩm của nhạc sĩ:
a. Văn Cao
b.Phan Huỳnh Điểu
c.Hoàng Việt
2- Bài hát Hò ba lí là dân ca:
a. Quảng Nam
b. Thanh Hoá
c. Bắc Ninh
3- Đàn T rưng làm bằng chất liệu:
a. Bằng đá
b. Bằng tre, nứa
c. Bằng đồng thau
4.Nhạc sĩ Hoàng Việt là tác giả của:
a.Bài hát Lên Đàng.
b.Nhạc kịch Cô Sao
c. Giao hưởng Quê hương.
Câu 2:Hãy điền vào trong ngoặc đơn số thứ tự tên bài hát cho phù hợp .
A
B
1.Mùa thu ngày khai trường.
2.Lí dĩa bánh bò.
3.Tuổi hồng.
4.Bóng cây Kơnia.
a.Về phương trời mọc( )
b.Là trò đi thi i i i i( ) 
c.Khoảng trời mộng ước ( ) 
d.Xao xuyến bao tâm hồn( ) 
Câu3 : Điền vào chỗ những từ , cụm từ thích hợp để hoàn thành khái niệm sau:
 * Giọng song song là một (1).và một (2)có cùng.(3)khác nhau 
về.(4)
 * Giọng La thứ hoà thanh có âm chủ . (5)hoá biểu ...(6) dấu (7) âm bặc 7.. 
(8) .cung.
B Tự luận: (6 điểm )
 Câu 1 :Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ? (4 điểm )
 Câu 2:Viết thứ tự xuất hiện của dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu (từ 1 đến 3 dấu ) ?
Đáp án –Biểu điểm :
A.Trắc nghiệm : (4 điểm )
Câu 1:(1 điểm )Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
Đáp án đúng: 1-b	2-a	3-b	4-c
Câu 2: ( 1 điểm )Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
Đáp án đúng: a -(4 )	c - ( 3 )
	 b -(2 )	d -(1 )
Câu 3:(2 điểm )Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
 1- giọng trưởng 2 – giọng thứ
 3- hoá biểu 4 - âm chủ
 5 – nốt La 6 - không 
 7 – thăng, giáng 8 – tăng nửa
B.Tự luận : (6 điểm )
Câu 1: (4 điểm )
 - Sinh 1924 
 - Quê: Đà Nẵng
 - Bút danh Huy Quang
 - Tác phẩm: Những ánh sao đêm, Đội kèn tí hon.....
 - Giải thưởng HồChí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu2: (2 điểm )
- HS kẻ khuông nhạc và viết thứ tự xuất hiện của dấu # ( 1đ)
 - HS kẻ khuông nhạc và viết thứ tự xuất hiện của dấu b ( 1đ)
Bảng điểm
* Lớp thực nghiệm ( 8 A)
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Phạm Văn An
6
8
2
Lương Ngọc Anh
7,5
7,5
3
Nguyễn Thị Việt Anh
8
8,5
4
Lê Thị Cúc
7,5
8
5
Nguyễn Văn Hà
7,5
9
6
Nguyễn Đức Hải
7,5
8
7
Nguyễn Thị Thuý Hằng A
7
8,5
8
Nguyễn Thị Thuý Hằng B
8
9
9
Lê Thị Hân
8
8
10
Kiều Thái Hậu
8
8,5
11
Nguyễn Hữu Hoàng
9
9,5
12
Vũ Việt Hoàng
5
6,5
13
Nguyễn Thị Mai Hương
7
8
14
Vũ Thị Thu Hương
9
9
15
Phạm Đắc Kì
8,5
9
16
Lê Văn Lâm
7
8
17
Lê Thị Lệ
6,5
7,5
18
Đỗ Thị Mĩ Linh
7,5
9
19
Lê Văn Long
7,5
8
20
Nguyễn Thị Nga
8,5
9
21
Phạm Thị Ngọc
7
9
22
Nguyễn Thị Nhung
6,5
8
23
Vũ Anh Quyền
6
6
34
Nguyễn Văn Sĩ
8,5
9
25
Lê văn Tài
6,5
7
26
Đỗ Phú Lâm
8,5
9
27
Đặng Quang Linh
7,5
8
28
Lê Văn Tiến
7,5
8
29
Lê Xuân Trường
7
8
30
Đào Thị Xuyến
7,5
9
31
Nguyễn Quý Nghĩa
6,5
7
32
Đào Thị Xuyến
8,5
9
33
Lê Thị Yến
7
7,5
* Lớp đối chứng
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước tác động
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Nguyễn Thị Ngọc Anh
7,5
7,5
2
Lê Ngọc ánh
8,5
8
3
Nguyễn Ngọc ánh
7
7,5
4
Lê Văn Cảnh
8
7,5
5
Vũ Thị Thuỳ Dung
8,5
7,5
6
Nguyễn Như Đăng
6,5
7
7
Đào văn Đức
5,5
5,5
8
Trần Thị Minh Giang
6
7
9
Trần Thu Hà
7,5
7,5
10
Lê Trung Đức
7,5
8
11
Đặng Nam Hải
6,5
7
12
Nguyễn Tiến Hải
7
6,5
13
Nguyễn Minh Hằng
8,5
9
14
Nguyễn Ngọc Hiếu
6
6
15
Trần Đình Hoàng
6,5
7
16
Đỗ Trọng Hoàng
7,5
7,5
17
Đào Thị Huệ
6,5
8,5
18
Nguyễn Quang Huy
7
7
19
Đinh Văn Huy
8
8
20
Nguyễn Việt Hưng
8
8
21
Nguyễn Thị Hương
6,5
6,5
22
Phạm Hồng Liên
9,5
8,5
23
Phạm Mỹ Linh
8,5
8,5
24
Phạm Thị Thuỳ Linh
7
8
25
Trần Thị Mỹ Linh
7,5
7
26
Bùi Văn Long
9
8,5
27
Phạm Thị Loan
8
9
28
Nguyễn Đức Tiến 
6,5
6,5
29
Lương Thị Trang
7
7,5
30
Vũ Thị Trang
5
6,5
31
Nguyễn Thị Tuyết
7
6,5
32
Lê Quang Vinh
9
8,5
33
Đào Đình Vũ
8,5
8
34
Lê Thị Xuyến
7,5
7

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_tai_NCKHSPUD_mon_am_nhac.doc