Đề tài Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Tiếng Anh

doc 35 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 18531Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Tiếng Anh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN I: SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: 	Bùi Thị Thu
Sinh ngày: 	13 / 01 /1978
Năm vào ngày: 2001
Chức vụ và đơn vị công tác :
Giáo viên Trường THCS Thanh Mai- Thanh Oai- TP Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Chuyên ngành Tiếng Anh
Hệ đào tạo: Từ xa
Nhiệm vụ được phân công:
Dạy Tiếng Anh các lớp: 9A, 9B, 9C, 7B. 
Trình độ chính trị: Sơ cấp
Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học: 2008 - 2009; 2009 - 2010.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“ÁP DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC
 MÔN TIẾNG ANH.”
Phần A: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề:
Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào. Như chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ đôi lúc các em còn chưa nắm vững ngữ pháp cũng như chưa biết chọn lọc, trau chuốt lời văn, câu chữ vì vậy nhiều học sinh rất chán nản, lơ là trong giờ Ngữ văn huống chi là học tiếng nước ngoài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THCS trong 10 năm qua, tôi thấy lượng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều, chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lưu loát. Và tôi đã nhận ra một số vấn đề khó khăn chính như sau:
1.1. Thực trạng học của học sinh:
a. Không có cơ hội thực hành Tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Thực ra trong chương trình sách giáo khoa đã được soạn theo bốn kĩ năng riêng và cũng có băng đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lượng bố trí các tiết học, do điều kiện vật chất của các trường, hoặc cũng có thể do thói quen của giáo viên mà việc sử dụng băng đĩa gần như là không được áp dụng thường xuyên trong các tiết học, kể cả ở thành thị, chứ không nói gì đến nông thôn. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng. Như vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh có lẽ là do không có môi trường tiếng thực tế. Vì vậy điều then chốt là tạo ra một môi trường tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên để làm được điều này thật là không dễ đặc biệt đối với tâm lí chung của học sinh chúng ta là rất ngại nói Tiếng Anh vì sợ sai. Điều này có lẽ do bản tính người Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi người cười chê, và tốt nhất là giấu dốt.
b. Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp. Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm thấy rất khó để có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
c. Học sinh không ghi nhớ lâu những điều đã học. Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho học sinh có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Sự ghi nhớ được vận dụng một cách hợp lý có thể giúp học sinh hệ thống hóa những gì mà họ đã được học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ, khắc sâu kiến thức trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như tôi đã nói - học như vẹt. Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp. Đó là “bản đồ tư duy”. 
d. Học sinh không hứng thú với việc học tiếng Anh. Không chỉ riêng học sinh mà tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn học sinh thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên dạy tiếng Anh là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, thì cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của mình.
e. Học sinh lười tư duy, tìm tòi mở rộng kiến thức. Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hiện nay tình trạng học sinh chúng ta thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức ở các nhà trường vẫn còn phổ biến. Các em lười tìm tòi, tư duy, mở rộng kiến thức mặc dù các em đang sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Chính vì vậy đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực ra đời, trong đó người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. 
f. Học sinh không thích phát biểu trong giờ học. Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy. Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy mà yếu kém và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy. Người thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu. 
1.2. Thực trạng dạy của giáo viên:
a. Trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ còn yếu: Theo Xukhomlinxki thì người giáo viên cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Rõ ràng những tiêu chí trên dành cho giáo viên là luôn luôn cần trong mọi thời đại. Tuy nhiên hiện nay năng lực giáo viên ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy thì làm sao học sinh chúng ta có thể học tốt được. Có lẽ xuất phát từ thực tế đó mà Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã từng chia sẻ rằng: khó khăn lớn nhất của đề án ngoại ngữ quốc gia là thiếu giáo viên có chất lượng và mỗi giáo viên phải nhận thức được rằng yếu về năng lực là còn nợ với học sinh.
b. Chưa có phương pháp dạy học phù hợp: Xét trên một phương diện nào đó có thể thấy rằng mọi phương pháp dạy học đều có chung mục đích là làm sao cho người thầy và người học thấy được ngôi trường mình đang học và giảng dạy chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thấy được sự ấm áp trong quan hệ thầy trò, không có sự áp đặt và là nơi để học sinh phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của mình. Ở đó học sinh thấy được sự hứng khởi để tìm tòi cái mới. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường đều có những phương pháp dạy học riêng để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy. 
c. Lương cho giáo viên hợp đồng chưa đáp ứng được với mức sống hiện tại: Mấy năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để từng bước triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Từ “Nói không với tiêu cực trong thi cử” và “Nói không với việc chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục thường gọi “hai không” tiếp sau đó là “nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; nói không với ngồi nhầm lớp; nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội... Và đến bây giờ là cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên... Tuy nhiên một vấn đề quan trọng nữa gắn liền với chất lượng giáo dục cũng đã được nhắc nhiều lần nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu, đó là: lương cho giáo viên. Thật vậy, lương cho giáo viên quá thấp, chưa đáp ứng được với mức sống hiện tại. Giáo viên ngoài giờ dạy ở trường phải làm những công việc khác nhau để tăng thu nhập và phổ biến nhất là mở các lớp dạy thêm ở nhà. Do vậy việc đầu tư vào giảng dạy, nâng cao kiến thức sẽ giảm dần hiệu quả và cứ thế những kiến thức của thầy giáo truyền từ năm này qua năm khác vẫn thế, không có gì thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
Đây là những vấn đề trọng tâm mà tôi muốn đề cập trong phần nội dung của giải pháp mới. 
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
2.1. Ý nghĩa:
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy, đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay. Việc dạy theo phương pháp đổi mới chú trọng nhiều đến tính tự tin, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để các em tư duy, chủ động thực hành tiếng Anh, nắm bắt nhanh và khắc sâu được lượng kiến thức đã học. Dĩ nhiên để cho ra đời những “ sản phẩm” hoàn mĩ như vậy thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Có người đã từng nói rằng: Người thầy đứng trên bục giảng giống như một diễn viên trên sân khấu. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác dụng rất lớn đến quá trình học của học sinh. Xuất phát từ quan điểm đó, tôi cho rằng phương pháp dạy học tích cực sử dụng “ BẢN ĐỒ TƯ DUY” là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đáp ứng được yêu cầu của việc giảng dạy tiếng Anh trong thời đại mới. 
2.2. Tác dụng: 
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “bản đồ tư duy” có tác dụng tối ưu trong việc thu hút mọi đối tượng học sinh vào bài học, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, sự tự tin của học sinh và giúp họ dễ dàng nắm bắt cũng như khắc sâu được lượng kiến thức đã học. Hơn thế nữa bản đồ tư duy có thể được áp dụng hiệu quả ở bất kì giai đoạn nào trong một bài học hay bất kì dạng bài tập nào. 
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “ bản đồ tư duy” là phương pháp mới, chỉ vừa được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như Sở Giáo Dục và Đào Tạo triển khai, áp dụng trong đầu năm học 2011 – 2012. Chính vì thời gian ngắn như vậy nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu, cập nhật và áp dụng bản đồ tư duy trong một số dạng bài của môn tiếng Anh cho học sinh khối trung học cơ sở trong phạm vi trường.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở lý luận:
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, thương mại, du lịch, giáo dục, v.v Trong đó Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh nhân văn hóa tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với từng con người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Với cơ chế mở cửa đó ở nước ta thì ngoại ngữ đã trở thành phương tiện vô cùng quan trọng vì một triết gia đã từng nói rằng “ Biết thông thạo một ngoại ngữ giống như bạn có thêm một con người mới”. Chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp chúng ta tiếp cận với thể giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu. 
Xuất phát từ mục tiêu đó tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và việc dạy cũng như học tiếng Anh ở các trường THCS cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Thậm chí hiện nay hầu hết các trường tiểu học đã đưa môn này vào để các em làm quen và tạo thuận lợi để các em học tốt hơn sau này. 
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Song song với những thay đổi đó là các trường học ở Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ cho người học để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong thời kì mới. Nếu trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học và khoa học kĩ thuật thì ngày nay thực tế xã hội đã đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp nhằm tăng cường năng lực giao tiếp cho người học. Trong tiến trình chung này, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho bậc học phổ thông chú trọng vào việc rèn bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho học sinh. 
Trước tình hình đó, là giáo viên tiếng Anh tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham học, tính chủ động của các em từ khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học không chỉ học sinh khắc sâu kiến thức, ấn tượng, nhớ mãi mà còn giúp các em tự tin, chủ động dần lên. Có nhiều phương pháp dạy học được triển khai hàng năm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nhưng có lẽ phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng “ BẢN ĐỒ TƯ DUY” làm tôi tâm đắc nhất. Với bản đồ tư duy, tôi có thể vận dụng trong bất cứ giai đoạn nào của một bài học, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng như chán nản với môn học này và đặc biệt còn kích thích được sự tư duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em. Điều này là rất quan trọng bởi vì theo Margaret Mead "Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ”.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1. Biện pháp tiến hành:
 Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số biện pháp như sau:
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của ngành trong các dịp bồi dưỡng chuyên môn và phương pháp dạy học sử dụng “bản đồ tư duy” năm 2011- 2012.
- Tham khảo các bài viết trên mạng về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy.
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa và bài tập môn tiếng Anh lớp 6, 7, 8, 9 hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Anh THCS – Vũ Thị Lợi, lập bản đồ tư duy-Công cụ tư duy tối ưu sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn- Tác giảTony Buzan).Ảnh minh họa.
- Thông qua thực tế áp dụng sau gần một năm của bản thân.
- Điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình học tập của học sinh.Trước tình hình học tiếng Anh ở nhà trường như vậy, tôi đã thống kê kết quả của học sinh khối lớp 9 sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm 2012- 2013 ở trường tôi như sau:
 Kết quả khảo sát: 
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
26
1
3,85
6
23,1
15
57,7
3
11,5
1
3,85
9B
37
5
13,5
18
48,7
12
32,4
2
5,40
0
0
9C
24
2
8,33
7
29,2
11
45,8
3
12,5
1
4,17
Từ kết quả trên cho thấy khả năng học tiếng Anh của các em không đồng đều: Học sinh giỏi, khá chưa nhiều, số lượng trung bình yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy tôi đã tích cực áp dụng một số kinh nghiệm về việc áp dụng Bản Đồ Tư Duy trong việc dạy và học môn Tiếng Anh .
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
- Chọn đề tài và tiến hành khảo sát đầu năm của khối 9 để lấy số liệu làm minh chứng trong quá trình dạy học áp dụng “bản đồ tư duy”.
- Tìm hiểu thực tế việc giảng dạy của giáo viên trong và ngoài trường về dạy học áp dụng “ bản đồ tư duy”.
- Trao đổi chất vấn giáo viên và học sinh về tính hiệu quả của dạy và học sử dụng “bản đồ tư duy”.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan về nội dung của đề tài.
Phần B: NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
Ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế - hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay đều cho con mình học tiếng Anh ngay từ nhỏ. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tốt như nhau và đặc biệt là môi trường để sử dụng tiếng Anh. Vì vậy để đạt được mục tiêu cuối cùng: dạy ngoại ngữ để giao tiếp ngoài xã hội, thì trong mỗi lớp học phải là một “xã hội thu nhỏ”, giúp học sinh có được những kiến thức ngôn ngữ, tư duy nhạy bén, khả năng xử lý tình huống linh hoạt và đặc biệt là sự tự tin trước mọi người.
Vì vậy, trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tư duy nhằm đạt được những mục đích sau:
- Phân tích so sánh về thực trạng trong quá trình dạy và học chưa áp dụng bản đồ tư duy với việc dạy và học áp dụng bản đồ tư duy.
- Phân tích và chứng minh những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới nhằm mục đích thay thế những phương pháp cũ đã áp dụng.
- Nêu cụ thể khả năng áp dụng của giải pháp mới nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình dạy và học Tiếng Anh ở trường.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
1.1/ Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, trong đó nó mở rộng, đào sâu, kết nối các ý tưởng và bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
 1.2/ Cách tiến hành vẽ bản đồ tư duy:
	- Viết chủ đề ở phần trung tâm, hoặc có thể dùng một hình ảnh để thể hiện chủ đề.
	- Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính thể hiện các chủ đề nhỏ liên quan.Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết phải cùng một màu và sử dụng các thuật ngữ quan trọng, ngắn gọn để viết trên các nhánh.
Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố, nội dung liên quan.
- Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố, nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
1.3 Vận dụng” bản đồ tư duy” trong các dạng bài cụ thể:
a/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” vào phần kiểm tra bài cũ học sinh:
Kiểm tra bài cũ là một khâu trong chuỗi công việc của người giáo viên ở lớp học. Mục đích là để đánh giá việc nắm kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh với những bài đã học. Qua đó người giáo viên cũng tìm cách điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên làm thế nào để việc kiểm tra bài cũ không trở thành một nỗi ám ảnh, thậm chí khiếp sợ đối với học sinh. Trái lại các em cảm thấy đó là cơ hội để mình thể hiện khả năng trước bạn bè và thầy cô. Chính vì vậy tôi đã dùng hình thức kiểm tra bài cũ bằng cách vừa vẽ bản đồ tư duy vừa trình bày, sau đó dựa vào bản đồ tư duy tôi hỏi các em một vài vấn đề liên quan. Với phương pháp này, tôi vừa có thể kiểm tra việc nhớ từ vựng, nội dung bài học vừa tạo cho các em cơ hội sử dụng, thực hành nói tiếng Anh. Đồng thời qua đó các em cũng sẽ dần dần tự tin lên, không còn sợ khi phải nói tiếng Anh trước mọi người.
*Ví dụ: Dùng sơ đồ tư duy kiểm tra từ vựng:
Sau khi học xong English 8 UNIT 3: AT HOME phần “Speak”, thay vì yêu cầu học sinh viết một cách tự do, tôi bảo các em viết từ vựng về các đồ dùng trong nhà theo từng nhóm chủ điểm. Các em sẽ phải trình bày như sau:
 . Nội dung chính:	Furniture
. Nhánh cấp 1:	In the kitchen
. Nhánh cấp 2:	In the living-room.
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo liệt kê các từ vựng mà mình đã học 
- Sau khi các em trình bày xong nội dung trên, tôi yêu cầu các em hãy tưởng tượng về một phòng khách và nhà bếp, rồi dùng các từ vựng vừa viết ra để mô tả lại.
Ví dụ:	- The rug is under the coffee table.
	- The dish rack is next to the fridge.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
- Như vậy với cách kiểm tra bài cũ thế này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh quen dần với cách học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp theo chủ đề một cách ngắn gọn, có hệ thống. Hơn thế nữa trong khi trình bày, thuyết minh bản đồ các em sẽ dần dần luyện tập cho mình kĩ năng diễn thuyết trước đám đông, tăng dần sự tự tin cũng như khả năng nói tiếng Anh.
b/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần Lead –in:
	“Lead-in” là một hoạt động mở đầu trước khi giáo viên giới thiệu bài học mới, giúp học sinh phần nào hình dung được những gì mà họ sắp được học. Như vậy mới thấy hết được tầm quan trọng của hoạt động này. Lead-in càng hiệu quả thì càng dễ dàng đưa học sinh vào nội dung chính. Một giáo viên thành công là giáo viên đó có thể làm mọi đối tượng học sinh trong lớp bị thu hút, lôi cuốn vào phần “ Lead-in” của mình và “ bản đồ tư duy” có thể giúp bạn làm được điều đó. 
	Ví dụ: “ Lead-in” cho phần “Getting started – Listen and Read”
Khi dạy English 8 Unit 8: COUNTRY LIFE AND CITY LIFE phần “Getting started – Listen and Read”, tôi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy liệt kê những điều thích và không thích về thành thị và nông thôn. Tôi chia lớp ra thành bốn đội, trong thời gian 4 phút nếu đội nào hoàn thành tốt nhất đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy các em sẽ phải trình bày như sau:
Nội dung chính:	Country life and city life
Nhánh cấp 1:	in the country
	Nhánh cấp 2:	in the city
	Nhánh cấp 1.1: 	like
	Nhánh cấp 1.2:	dislike
	Nhánh cấp 2.1:	like
 Nhánh cấp 2.2:	dislike
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại diện lên thuyết trình.
- Đội nào vẽ chính xác, đẹp và thuyết trình hay sẽ chiến thắng.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
c/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “ Pre ..” :
	Đây là hoạt động trước khi giáo viên đi vào dạy nội dung chính của bài học. Ở mỗi kĩ năng khác nhau thì phần này có tên gọi cũng khác nhau” Pre- practice, pre-reading, hay pre –listening”. Có thể nói đây là một hoạt động tương đối quan trọng nhằm tạo hứng thú cũng như khêu gợi tính tò mò muốn khám phá nội dung mới của học sinh. Để đạt được điều đó, trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp học và gợi mở, giải thích vấn đề mới bằng các phương pháp khác nhau hoặc dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh nhằm làm cho các em cảm thấy thuận lợi và thích thú khi tiếp cận vào nội dung chính của bài học. 
Trường hợp 1: “Pre-Practice” cho phần “Speak”
- Ví dụ khi dạy English 8 Unit4: OUR PAST phần “ Speạk”, trước khi để học sinh nhìn vào tranh và nói về tình trạng các sự việc trước đây và hiện nay, tôi yêu cầu học sinh dùng bản đồ tư duy để liệt kê tất cả sự khác nhau của hai bức tranh ở quá khứ và hiện tại cũng như đặc điểm cơ bản của chúng. Học sinh sẽ làm việc theo bốn nhóm trong thời gian 5 phút trình bày sơ đồ tư duy như sau:
	- Nội dung chính:	Different things in the past and at present.
	 Nhánh cấp 1:	in the past.
	.Nhánh cấp 2:	at present.
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các em sẽ nhìn vào sơ đồ và bắt đầu thực hành nói ở phần tiếp theo.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
- Nhìn vào bản đồ tư duy ở trên chắc chắn học sinh sẽ thực hành nói dễ dàng hơn rất nhiều so với việc nhìn vào hai bức tranh ở sách giáo khoa. Đặc biệt đối với những học sinh yếu kém hoặc nhút nhát, các em vừa sợ vừa nghèo về vốn từ, nếu giáo viên không tạo ra sự gợi mở như thế này thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ các em nói được một câu trong tiết học “Speak”.
Trường hợp 2: “Pre- listening” cho phần “Listen”
Có thể nói kĩ năng nghe rất quan trọng nhưng lại là điểm yếu nhất của học sinh, phần vì các em ít luyện tập nghe, phần vì các em nghèo về vốn từ nên không hiểu được nội dung. Vì vậy trước khi cho học sinh nghe đoạn băng, dạy tự vựng là vô cùng quan trọng ở phần “Pre- listening” và bản đồ tư duy cũng rất hữu ích khi dạy từ vựng theo chủ đề. Ví dụ trong phần “Listen”của English 8 “UNIT13: FESTIVALS”, tôi dùng bản đồ tư duy để giới thiệu cho các em một vài từ liên quan đến chủ đề chuẩn bị cho ngày Tết mà các em sắp nghe. Tôi trình bày bản đồ như sau:
-Nội dung chính:	Preparations for Tet.
 Nhánh cấp 1:	Flowers
 Nhánh cấp 2:	Food
- Sau đó tôi tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để giới thiệu từ vựng liên quan.
- Tôi yêu cầu học sinh về nhà cũng học lại từ vựng theo bản đồ tư duy như vậy .
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
d/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “ While-..”
	Nếu phần “ Pre----“ ở trên là phần gợi mở vấn đề thì phần “While-. Or “ controlled – practice” là phần giải quyết vấn đề. Đây là giai đoạn quan trọng giúp người học thực hành ngôn ngữ mới trong một phạm vi giới hạn của bài. Học sinh có hiểu bài, nắm được kiến thức hay không đều tùy thuộc vào quá trình luyện tập ở bước này. Chính vì vậy giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp các em dễ dàng luyện tập. Sau đây tôi xin trình bày ví dụ về việc sử dụng bản đồ tư duy vào phần “While-...” mà tôi đã áp dụng và cảm thấy hiệu quả.
Trường hợp 1: “While -reading” cho phần “Read”
Khi dạy English 8 Unit 13: FESTIVALS phần “ Read”, thay vì làm theo nội dung của bài tập 1 là hoàn thành thông tin của bảng, tôi yêu cầu học sinh tìm và viết các thông tin đó dưới dạng bản đồ tư duy. Học sinh sẽ làm việc theo 4 nhóm trong khoảng thời gian 5 phút. Các em sẽ vẽ theo nội dung như sau:
- Nội dung chính: Christmas.
	 Nhánh cấp 1:	The christmas tree
	 Nhánh cấp 2:	The christmas card
	 Nhánh cấp 3:	Christmas Carols
	 Nhánh cấp 4:	Santa Claus
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các em có thể nhìn vào sơ đồ để trả lời các câu hỏi cho bài tập 2 dễ dàng hơn.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Trường hợp 2: “While -listening” cho phần “listen”
Khi dạy English 7 Unit 10: B1, 4 phần A bad toothache, tôi yêu cầu học sinh nhìn vào bản đồ tư duy sau để nói về việc đau răng thì nên làm gì và đau răng là do nguyên nhân nào. Học sinh sẽ làm việc theo sáu nhóm trong khoảng thời gian 7 phút. Các em sẽ trình bày theo bản đồ tư duy sau:
 e/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần “ Post-..” hay “ Free- practice”:
- “ Post-..” hay “ free- practice” là giai đoạn học sinh thực hành, luyện tập ngôn ngữ tự do với đáp án mở nhưng ở mức độ cao hơn. Các em phải vận dụng kiến thức vừa học lẫn vốn kiến thức đã tích lũy được và đôi khi các em còn phải liên tưởng thực tế. Do đó để dạy phần này thành công thì giáo viên phải như một thuyền trưởng tài ba trèo lái con tàu của mình từng bước để đến được đích. Sau đây là ví dụ một số dạng bài mà tôi đã áp dụng.
Trường hợp 1: English 9- Unit 5: Write :Benefits of the internet 
Trước tiên chia học sinh ra thành 3 nhóm và các em sẽ phải trình bày bản đồ tư duy theo hướng sau:
 - Chủ đề chính:	Benefits of the internet	
 . Nhánh cấp 1:	a source of information	
 . Nhánh cấp 2:	a source of entertainments
	. Nhánh cấp 3: a means of education
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Trường hợp 2: English 6- Unit 5: A1,2:Things I do
Trước tiên chia học sinh ra thành 3 nhóm và các em sẽ phải trình bày bản đồ tư duy theo hướng sau:
 - Chủ đề chính:	Things I do.	
 . Nhánh cấp 1:	in the morning	
 . Nhánh cấp 2:	in the afternoon
	. Nhánh cấp 3: in the evening
- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng.
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
f/ Áp dụng “ bản đồ tư duy” trong phần ‘ CONSOLIDATION”:
- “Consolidation” tức là giúp học sinh hệ thống lại những gì đã học sau một tiết cũng như giúp các em khắc sâu những điểm quan trọng của bài học hôm đó. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu không làm tốt phần này, học sinh cuối cùng không biết hôm nay đã học được những gì thì mọi nỗ lực của người thầy trong suốt tiết học sẽ trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, tôi nhận thấy dùng “ bản đồ tư duy” hiệu quả hơn bất kì phương pháp nào khác từ trước đến này. Sau đây tôi xin minh họa một tiết sử dụng “bản đồ tư duy “vào phần “Consolidation”.
Ví dụ : Unit 3: AT HOME phần “Read”
	Sau khi học sinh đã học xong bài đọc, tôi yêu cầu các em tóm tắt lạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn.doc