Đề số 4 thi chọn học sinh giỏi môn : Ngữ văn 7 thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 4 thi chọn học sinh giỏi môn : Ngữ văn 7 thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 4 thi chọn học sinh giỏi môn : Ngữ văn 7 thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ---------------------
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm) 
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
 (Sài Gòn tôi yêu, Minh Hương)
Câu 2. (7 điểm) Đôi bàn tay mẹ.
 ----------------------- Hết --------------------
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 
 -------------------
Câu
 Đáp án
 Điểm
1
- Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
0,5 đ
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn.
1,5 đ
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã, ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố 
phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha.
1 đ
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất 
nước.
0,5 đ
1. Mở bài
2
- HS dẫn dắt từ một lời thơ, lời hát, hoặc từ một hình ảnh cụ thể để rồi giới thiệu về bàn tay của mẹ thân yêu.
0,5 đ
2. Thân bài
- Giới thiệu về mẹ: tuổi tác, công việc
- Miêu tả về đôi bàn tay mẹ. Đó có thể là đôi bàn tay đẹp, trắng trẻo, nuột nà ; có thể là đôi bàn tay chai sần, thô ráp tùy thuộc vào công việc mẹ làm nhưng với mình nó đều rất đỗi thân thương, yêu dấu.
1,5 đ
- Hồi tưởng về đôi bàn tay mẹ chăm chút mình từ khi còn nhỏ: bàn tay ấy ôm ấp, vỗ về ,yêu thương, quạt mát, tắm gội, vuốt ve...
- Rồi bàn tay ấy làm lụng biết bao công việc để chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết cho mọi thành viên trong gia đình.(Đôi tay mẹ dịu dàng, hiếu thảo chăm sóc ông bà; chăm lo cho bố; thu dọn việc nhà, vun vén chi tiêu; chăm chút cho các con...)
 - Bàn tay mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ và tương lai cuộc đời con.
1,0 đ
1,5 đ
1,0 đ
- Suy ngẫm về quy luật cuộc đời: con càng lớn, mẹ càng già đi, đôi bàn tay mẹ tần tảo năm tháng cũng trở nên gầy guộc, xanh xao. Song cũng chính nhờ đôi bàn tay ấy mà con đã trưởng thành, lớn khôn.
1,0 đ
3. Kết bài
- Con đã lớn khôn, đã cảm nhận được hết tình yêu thương từ bàn tay của mẹ. Và con luôn khao khát được nằm trong vòng tay mẹ, được bàn tay mẹ vỗ về, yêu thương...
0,5đ
 -------------------- Hết---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7_hsg_4.doc