Đề 801 Câu 1. Trong quá trình dao động điều hoà của con lắc đơn, nhận định nào sau đây là sai ? A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Khi góc hợp bởi phương dây treo và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng tăng. C. Chu kỳ dao động bé của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó. D. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 2. Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R. B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào. C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử. D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch Câu 3. Chọn câu sai? A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn C. Khi cộng hưởng dao động thì tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ dao động D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động Câu 4. Trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp A, B dao động cùng biên độ a cùng tần số cùng pha. Hai điểm đứng yên liên tiếp trên đoạn AB cách nhau 3 cm, AB = 20 cm. Gọi O là trung điểm AB. Trên đoạn AB số điểm dao động với biên độ 1,8a ngược pha với dao động tại O là A. 4. B. 10. C. 6. D. 8. Câu 5. Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R,cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,1/π H và tụ điện có điện dung C = 1/π mF. Đoạn mạch được mắc vào một nguồn điện xoay chiều có tần số góc ω có thể thay đổi được. Khi cho ω biến thiên từ 50π (rad/s) đến 150π (rad/s) cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch thì A. tăng rồi sau đó giảm. B. giảm liên tục. C. tăng liên tục. D. giảm rồi sau đó tăng. Câu 6. Trong một đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch A. chỉ phụ thuộc vào giá trị điện trở thuần R của đoạn mạch. B. luôn băng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần. C. không phụ thuộc gì vào L và C. D. không thay đổi nếu ta mắc thêm vào đoạn mạch một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm. Câu 7. Đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây giữa hai bản tụ hai đầu đoạn mạch lần lượt là UCd, UC, U. Biết UCd = UC 2 và U = UC. Nhận xét nào sau đây là đúng với đoạn mạch này? A. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. B. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch vuông pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. C. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể và dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. D. Do UL > UC nên ZL > ZC và trong mạch không thể thực hiện được cộng hưởng. Câu 8. Biến điệu sóng điện từ là quá trình: A. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ tần số cao. B. Khuếch đại độ sóng điện từ. C. Biến sóng điện từ tần số thấp thành sóng điện từ tần số cao. D. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ. Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng λ1 = 392nm, λ2 = 490 nm và λ3 = 735 nm. Giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm còn quan sát thấy có bao nhiêu loại vân sáng? A. 5. B. 6. C. 27. D. 28. Câu 10. Chọn phát biểu sai. Tia laze A. có tác dụng nhiệt. B. là những bức xạ đơn sắc màu đỏ. C. có nhiều ứng dụng trong Y khoa. D. có cùng bản chất của tia X. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Giới hạn quang điện trong (giới hạn quang dẫn) của các chất bán dẫn chủ yếu nằm trong vùng tử ngoại. B. Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại được gọi là hiện tượng quang điện trong. C. Khi được chiếu ánh sáng thích hợp (bước sóng đủ nhỏ), điện trở suất của chất quang dẫn tăng lên so với khi không được chiếu sáng. D. Ngày nay trong các ứng dụng thực tế, hiện tượng quang điện trong hầu như đã thay thế hiện tượng quang điện ngoài. Câu 12. Cho các ánh sáng đơn sắc màu tím, màu lam, màu lục, màu da cam đi qua lăng kính với những góc tới khác nhau. Chiết suất của lăng kính nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây? A. màu lam. B. màu da cam. C. màu lục. D. màu tím. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tia hồng ngoại? A. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ. B. Tia hồng ngoại có màu hồng. C. Cơ thể người phát ra tia hồng ngoại. D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số nông sản. Câu 14. Một vật dao động điều hòa lúc t = 0, nó đi qua điểm M trên quỹ đạo và lần đầu tiên đến vị trí cân bằng hết 1/3 chu kì. Trong 5/12 chu kì tiếp theo vật đi được 15 cm. Vật đi tiếp một đoạn s nữa thì về M đủ một chu kì. Tìm s. A. 13,66 cm. B. 10,00 cm. C. 12,00 cm. D. 15,00 cm. Câu 15. Một vật dao động điều hòa với chu kì T trên đoạn thẳng PQ. Gọi O, E lần lượt là trung điểm của PQ và OQ. Thời gian để vật đi từ O đến P rồi đến E là A. 5T/6. B. 5T/8. C. T/12. D. 7T/12. Câu 16. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, ở thời điểm t = 0 vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Các thời điểm gần nhất vật có li độ +A/2 và -A/2 lần lượt là t1 và t2. Tính tỉ số vận tốc trung bình trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = t1 và từ t = 0 đến t = t2. A. -1,4. B. -7. C. 7. D. 1,4. Câu 17. Một con lắc đơn gồm quả cầu có khối lượng 400 (g), tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Kích thích cho con lắc dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Biết sức căng dây khi con lắc ở vị trí biên là 0,99 N. Xác định lực căng dây treo khi vật qua vị trí cân bằng là A. 10,02 N. B. 9,78 N. C. 11,2 N. D. 8,888 N. Câu 18. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ dài A. Khi nó đi qua vị trí cân bằng thì điểm I của sợi dây được giữ lại và sau đó nó tiếp tục dao động điều hòa với chiều dài sợi dây chỉ bằng 1/4 lúc đầu. Biên độ dao động sau đó là A. 0,5A. B. A2 . C. A/2. D. 0,25A. Câu 19. Kết luận nào sau đây SAI? Một con lắc đơn đang dao động xung quanh một điểm treo cố định, khi chuyển động qua vị trí cân bằng A. tốc độ cực đại. B. li độ bằng 0. C. gia tốc bằng không. D. lực căng dây lớn nhất. Câu 20. Đặt điện áp xoay chiều u =12026cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp thì cường độ hiệu dụng qua mạch là 0,5A. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C, đoạn MB gồm cuộn cảm. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau π/2. Điện áp hiệu dụng trên R bằng một nửa điện áp hiệu dụng trên đoạn AM. Công suất tiêu thụ của mạch là A. 60 (W). B. 90 (W). C. 903 (W). D. 603 (W). Câu 21. Cho mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Với các giá trị ban đầu thì cường độ hiệu dụng trong mạch đang có giá trị I và dòng điện i sớm pha π/3 so với điện áp u đặt vào mạch. Nếu ta tăng L và R lên hai lần, giảm C đi hai lần thì I và độ lệch pha giữa u và i sẽ biến đối thế nào? A. I không đổi, độ lệch pha không đối B. I giảm 2 lần, độ lệch pha không đổi C. I giảm 2 lần, độ lệch không đổi D. I và độ lệch đều giảm Câu 22. Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ giảm tần số một lượng rất nhỏ thì: A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi. B. điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi. C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng. D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm. Câu 23. Một máy phát điện xoay chiều có điện trở trong không đáng kể. Mạch ngoài là cuộn cảm thuần nối tiếp với ampe kế nhiệt có điện trở nhỏ. Khi rôto quay với tốc độ góc 25 (rad/s) thì ampe kế chỉ 0,1A. Khi tăng tốc độ quay của rôto lên gấp đôi thì ampe kế chỉ A. 0,1A B. 0,05A C. 0,2A D. 0,4 A. Câu 24. Cho đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm biến trở R, cuộn dây có điện trở thuần r và tụ điện C. Điều chỉnh R để công suất trên R lớn nhất. Khi đó điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lớn gấp 1,5 lần điện áp giữa hai đầu điện trở. Hệ số công suất của mạch khi đó là A. 0,67. B. 0,75. C. 0,5. D. 0,71. Câu 25. Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiêu dụng ổn định. Cường độ dòng điện qua mạch là i1 = 3cos(100πt) (A). Nếu tụ C bị nối tắt thì cường độ dòng điện qua mạch là i2 = 3cos(100πt - π/3) (A). Hệ số công suất trong 2 trường hợp trên lần lượt là A. cosφ1 =1, cosφ2 = 0,5. B. cosφ1 = cosφ2 = 0,53 . C. cosφ1 = cosφ2 = 0,75. D. cosφ1 = cosφ2 = 0,5. Câu 26. Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp A. luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. B. luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. C. bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. Câu 27. Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 0,6 cm. Trên dây có hai điểm A và B cách nhau 1,8 cm, tại A là một bụng sóng. Số điểm trên đoạn AB có biên độ dao động bằng 0,8 biên độ tại bụng sóng là A. 8. B. 12. C. 14. D. 4. Câu 28. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B: uA = 5cosωt mm và uB = 4cos(ωt + π/3) mm. Dao động của phần tử vật chất tại M cách A và B lần lượt 25,5 cm và 20 cm có biên độ cực đại. Biết giữa M và đường trung trực còn có hai dãy cực đại khác. Tìm bước sóng. A. 3,00 cm/s. B. 1,94 cm. C. 2,73 cm. D. 1,76 cm. Câu 29. Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng 8 (cm) đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 5 cm. Điểm trên trên mặt nước thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB dao động cùng pha với hai nguồn cách đường thẳng AB một khoảng nhỏ nhất là A. 2 cm. B. 2,8 cm. C. 2,4 cm. D. 3 cm. Câu 30. Trong thí nghiệm dùng các nguồn âm giống nhau. Tại N đặt 4 nguồn phát sóng âm đến M thì tại M ta đo được mức cường độ âm là 30 dB. Nếu tại M đo được mức cường độ âm là 40 dB thì tại N ta phải đặt tổng số nguồn âm giống nhau là A. 20 nguồn. B. 50 nguồn. C. 4 nguồn. D. 40 nguồn. Câu 31. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng 3/4 bước sóng (sóng truyền theo chiều từ M đến N) thì A. khi M có thế năng cực đại thì N có động năng cực tiểu. B. khi M có li độ cực đại dương thì N có vận tốc cực đại dương. C. khi M có vận tốc cực đại dương thì N có li độ cực đại dương. D. li độ dao động của M và N luôn luôn bằng nhau về độ lớn. Câu 32. Có hai điểm M và N trên cùng một phương truyền của sóng trên mặt nước, cách nhau 5,25λ (λ là bước sóng). Tại một thời điểm t nào đó, mặt thoáng ở M cao hơn vị trí cân bằng 3 mm; còn mặt thoáng ở N thấp hơn vị trí cân bằng 4 mm và đang đi lên. Coi biên độ sóng không đổi. Biên độ sóng a và chiều truyền sóng là A. 7 mm, truyền từ M đến N. B. 5, truyền từ N đến M. C. 5 mm , truyền từ M đến N. D. 7 mm, truyền từ N đến M. Câu 33. Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện. B. biến đổi theo hàm mũ của cường độ dòng điện. C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường. D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai cực tụ điện. Câu 34. Trong mạch dao động điện từ tự do LC, độ tự cảm của cuộn cảm thuần L = 2,4 mH, điện dung của tụ điện C = 1,5 mF. Thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp năng lượng từ trường trong cuộn cảm bằng 5 lần năng lượng điện trường trong tụ là A. 1,596 ms. B. 0,798 ms. C. 0,1477 ms. D. 0,3362 ms. Câu 35. Đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần nối tiếp với tụ điện. Đặt nguồn xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu A và B thì tụ điện có dung kháng 100 Ω, cuộn cảm có cảm kháng 50 Ω. Ngắt A, B ra khỏi nguồn và tăng độ tự cảm của cuộn cảm một lượng 0,5/π H rồi nối A và B thành mạch kín thì tần số góc dao động riêng của mạch là 100π (rad/s). Tính ω. A. 50π rad/s. B. 100π rad/s. C. 80 rad/s. D. 50 rad/s. Câu 36. Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và hai tụ điện có cùng điện dung mắc nối tiếp, hai bản tụ của thứ nhất được nối với nhau bằng một khoá đóng mở K. Ban đầu khoá K mở thì điện áp cực đại hai đầu cuộn dây là 16 V. Sau đó đúng vào thời điểm dòng điện qua cuộn dây bằng nửa giá trị cực đại thì đóng khoá K lại, điện áp cực đại hai đầu cuộn dây sau khi đóng khoá K là A. 123 V. B. 16 V. C. 45 V. D. 86 V. Câu 37. Chọn câu SAI khi nói về hạt nơtrino và hạt gama. A. Hạt nơtrino khối lượng nghỉ xấp xỉ bằng không, hạt gama có khối lượng bằng không. B. Hạt gama chuyển động với tốc độ ánh sáng, hạt nơtrino chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng. C. Hạt gama và hạt nơtrino đều không mang điện, không có số khối. D. Hạt gama và hạt nơtrino đều có bản chất sóng điện từ Câu 38. Bắn một hạt prôton có khối lượng mp có tốc độ vp vào hạt nhân Li đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống hệt nhau có khối lượng mx bay ra có cùng độ lớn vận tốc và cùng hợp với hướng ban đầu của proton một góc 600. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tốc độ của hạt X là A. mxvp/mp. B. 3mxvp/mp. C. mpvp/mx. D. 3mpvp/mx. Câu 39. Dưới tác dụng của bức xạ gamma, hạt nhân C12 đứng yên tách thành các hạt nhân He4. Tần số của tia gama là 4.1021 Hz. Các hạt hêli có cùng động năng. Cho mC = 12,000u; mHe = 4,0015u, 1 uc2 = 931 (MeV), h = 6,625.10-34 (Js). Tính động năng mỗi hạt hêli. A. 5,56.10-13 J. B. 4,6.10-13 J. C. 6,6.10-13 J. D. 7,56.10-13 J. Câu 40. Poloni Po210 là chất phóng xạ anpha, có chu kỳ bán rã 138 ngày. Một mẫu Po210 nguyên chất có khối lượng là 1 mg. Các hạt He thoát ra được hứng lên một bản tụ điện phẳng có điện dung 1 μF, bản còn lại nối đất. Giả sử mỗi hạt anpha sau khi đập vào bản tụ, sau đó thành một nguyên tử heli. Cho biết số Avôgađrô NA = 6,022.1023 mol-1. Sau 1 phút hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng A. 3,2 V. B. 1,6 V. C. 16 V. D. 32 V. Câu 41. Trong pin quang điện tại lớp tiếp xúc p-n, khi có một cặp electron – lỗ trống được giải phóng thì A. lỗ trống không dịch chuyển, eletron dịch chuyển về phía n B. lỗ trống không dịch chuyển, eletron dịch chuyển về phía p C. lỗ trống dịch chuyển về phía n còn eletron dịch chuyển về phía p D. lỗ trống dịch chuyển về phía p còn eletron dịch chuyển về phía n Câu 42. Hai tấm kim loại P và Q đặt song song đối diện nhau và nối với nguồn điện một chiều. Tấm kim loại P có công thoát electron 2 eV, được chiếu sáng bằng bức xạ có bước sóng 0,3975 μm làm bứt các electron bay về phía tấm Q. Cho hằng số Plăng 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng 3.108 m/s và điện tích của êlectron là -1,6.10-19C. Hiệu điện thế UPQ đủ để không có eletron đến được tấm Q là A. -1,125 V. B. +1,125 V. C. +2,5 V. D. -2,5 V. Câu 43. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Rơnghen là 16,6 (kV). Coi electron thoát ra có tốc độ ban đầu không đáng kể. Trong 20 giây người ta thấy có 1018 electron đập vào đối catốt. Đối catốt được làm nguội bằng dòng nước chảy luồn bền trong. Nhiệt độ nước ở lối ra cao hơn lối vào là 100C. Giả sử có 95% động năng electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt đốt nóng đối catốt. Biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước là: c = 4286 (J/kgK), D = 1000 (kg/m3). Tính lưu lượng của dòng nước đó theo đơn vị cm3/s. A. 2,8 (cm3/s). B. 2,9 (cm3/s). C. 2,7 (cm3/s). D. 2,5 (cm3/s). Câu 44. Một nguồn sáng có công suất 2 W, phát ra ánh sáng có bước sóng 0,597 μm tỏa ra đều theo mọi hướng. Hãy xác định khoảng cách xa nhất người còn trông thấy được nguồn sáng này. Biết rằng mắt còn cảm nhận được ánh sáng khi có ít nhất 80 phôtôn lọt vào mắt trong mỗi giây. Cho hằng số Plăng 6,625.10-34 Js và tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 m/s. Coi đường kính con ngươi vào khoảng 4 mm. Bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng bởi khí quyển. A. 470 km. B. 274 km. C. 220 m. D. 6 km. Câu 45. Một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục truyền từ không khí vào nước dưới góc tới i (0 < i < 900). Chùm tia khúc xạ: A. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu lục lệch ít hơn B. Gồm hai đơn sắc màu vàng và màu lục trong đó chùm tia màu vàng lệch ít hơn C. Vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ lớn hơn góc tới D. Vẫn là một chùm tia sáng hẹp song song và góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Câu 46. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng đồng thời với ba ánh sáng đơn sắc: λ1(tím) = 0,4 μm, λ2(lam) = 0,48 μm và λ3(đỏ) = 0,72 μm thì tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của vân trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1(tím), λ2(lam) và λ3(đỏ) thì số vân sáng trên khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 35 thì A. y = 30 và z = 20. B. y = 31 và z = 21. C. y = 29 và z = 19. D. y = 27 và z = 15. Câu 47. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc bước sóng λ, khoảng cách hai khe S1 và S2 là 0,4 mm. Hỏi phải dịch màn quan sát ra xa thêm một đoạn bao nhiêu thì khoảng vân tăng thêm một lượng bằng 1000λ? A. 0,25 (m). B. 0,3 (m). C. 0,2 (m). D. 0,4 (m). Câu 48. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 648 nm và bức xạ màu lam có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 440 nm đến 550 nm). Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có 2 vân màu đỏ, thì trong khoảng này số vân màu lam là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 49. Trong khoảng thời gian t = 0 đến t1 = 1/48 s động năng của vật dao động điều hòa tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi sau đó giảm về 0,064 J. Biết rằng, ở thời điểm t1 thế năng của vật cũng bằng 0,064 J. Nếu khối lượng của vật là 100 g thì biên độ dao động của vật là A. 2,5 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 8 cm. Câu 50. Đoạn mạch AB gồm 3 phần AM; MN; NB mắc nối tiếp nhau. Đoạn mạh AM chứa x cuộn dâu thuần cảm L mắc song song; đoạn mạch MN chứa y điện trở R mắc song song; đoạn NB chứa z tụ điện mắc song song với 2x = z − y. Mắc vào đoạn mạch AN dòng điện một chiều có điện áp U = 120 (V) thì cường độ dòng điện qua mạch chính IAM = 4 (A). Khi mắc lần lượt vào đoạn mạch MB; AB nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dung Uhd = 100 (V) thì đều thu được cường độ dòng điện hiệu dung qua mạch Ihd = 2 (A). Khi mắc đoạn mạch R, L, C nối tiếp vào nguồn xoay chiều nói trên thì cường độ dòng điện hiệu dung qua mạch là I′hd = 1 (A). Điện trở R có giá trị là: A. 50 Ω. B. 30 Ω. C. 60 Ω. D. 40 Ω. Đáp án đề 801 1D 2A 3B 4D 5A 6B 7C 8A 9A 10B 11D 12B 13B 14A 15D 16B 17B 18A 19C 20B 21C 22C 23A 24B 25B 26C 27B 28B 29D 30D 31C 32C 33C 34A 35B 36C 37D 38C 39C 40A 41D 42B 43B 44B 45B 46C 47D 48B 49A 50C
Tài liệu đính kèm: