Đề ôn thi vật lý đề số 10

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi vật lý đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi vật lý đề số 10
Đề 10
(Theo chương trình CƠ BẢN)
Câu 1. Khi một vật dao động điều hòa thì
	A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
	B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
	C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
	D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Câu 2. Một chất điểm đang dao động điều hoà trên một đoạn thẳng. Trên đoạn thẳng đó có bảy điểm theo đúng thứ tự M1, M2, M3, M4, M5, M6 và M7 với M4 là vị trí cân bằng. Biết cứ 0,05 s thì chất điểm lại đi qua các điểm M1, M2, M3, M4, M5, M6 và M7. Tốc độ của nó lúc đi qua điểm M4 là 20π cm/s. Biên độ A bằng
	A. 4 cm. 	B. 6 cm. 	C. 4 2 cm. 	D. 4 3 cm.
Câu 3. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, tại thời điểm t = 0, thấy chiếc phao đang nhô lên. Sau thời gian 36 s, chiếc phao nhô lên lần thứ 10. Biết khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 6 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước biển là
	A. 0,375 m/s. 	B. 0,411 m/s. 	C. 0, 75 m/s. 	D. 0,5 m/s.
Câu 4. Một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30 Hz và 50 Hz. Chọn phương án đúng.
	A. Dây đó có một đầu cố định và một đầu tự do. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng khi đó là 30 Hz.
	B. Dây đó có một đầu cố định và một đầu tự do. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng khi đó là 10 Hz.
	C. Dây đó có hai đầu cố định. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng khi đó là 30 Hz.
	D. Dây đó có hai đầu cố định. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng khi đó là 10 Hz.
Câu 5. Một sợi dây AB dài 9 m có đầu A cố định, đầu B gắn với một cần rung với tần số f có thể thay đổi được. B được coi là một nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18 nút. Tính tốc độ truyền sóng trên sợi dây.
	A. 3,2 m/s. 	B. 1,0 m/s. 	C. 1,5 m/s. 	D. 3,0 m/s.
Câu 6. Một sóng âm có tần số 850 Hz truyền trong không khí. Hai điểm trên phương truyền âm dao động ngược pha, cách nhau 0,6 m và giữa chúng chỉ có 1 điểm dao động cùng pha với 1 trong 2 điểm nói trên thì tốc độ truyền âm trong không khí là:
	A. 204m/s 	B. 255m/s 	C. 340m/s 	D. 1020m/s
Câu 7. Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 2 cm dao động cùng phương, ngược pha, phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng 1 cm. Tại một điểm Q nằm trên đường thẳng qua A, vuông góc với AB cách A một đoạn x. Nếu Q nằm trên vân cực tiểu thì thì x có giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
	A. 3,75 cm. 	B. 2,0 cm. 	C. 1,5 cm. 	D. 7/12 cm.
Câu 8. Hai nguồn phát sóng đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10,4 cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số là 20 Hz cùng biên độ là 5 cm với bước sóng 2 cm. Số điểm có biên độ 5 cm trên đường nối hai nguồn là
	A. 19. 	B. 21. 	C. 22. 	D. 20.
Câu 9. Vật đang dao động điều hòa với biên độ A dọc theo đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật, tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là Δt thì vật gần điểm M nhất. Vật cách vị trí cân bằng một khoảng 0,5A vào thời điểm gần nhất là
	A. t + Δt/3. 	B. t + Δt/6. 	C. 0,5(t + Δt). 	D. 0,5t + 0,25Δt.
Câu 10. Một con lắc đơn treo vào đầu một sợi dây mảnh bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng 	D. Khi dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là T. Bỏ qua mọi ma sát, khi dao động nhỏ trong một chất khí có khối lượng riêng εD (ε <<1) thì chu kỳ dao động là.
	A. T/(1 + ε/2). 	B. T(1 + ε/2). 	C. T(1 - ε/2). 	D. T/(1 - ε/2).
Câu 11. Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5 m, quả cầu có khối lượng 100 (g), tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn 1 N có hướng ngang từ trái sang phải. Lấy g = 10 (m/s2). Kéo con lắc sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 540 rồi thả nhẹ. Tính tốc độ cực đại của vật.
	A. 0,42 m/s. 	B. 0,35 m/s. 	C. 2,03 m/s. 	D. 2,41 m/s
Câu 12. Một toa xe trượt không ma sát trên một đường dốc xuống dưới, góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng nằm ngang là α = π/6. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Treo lên trần toa xe một con lắc đơn gồm dây treo chiều dài 1 (m) nối với một quả cầu nhỏ. Trong thời gian xe trượt xuống, chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn là
	A. 1,6 s. 	B. 1,9 s. 	C. 2,135 s. 	D. 1,61 s.
Câu 13. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đọan ổn định, phát biểu nào dưới đây là SAI?
	A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
	B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
	C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức. 
 	D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 14. Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần với cơ năng ban đầu của nó là 8 J, sau ba chu kỳ đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần cơ năng chuyển thành nhiệt sau khoảng thời gian đó là:
	A. 6,3 J. 	B. 7,2 J. 	C. 1,52 J. 	D. 2,7 J.
Câu 15. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang nhờ đệm từ trường với tốc độ trung bình trong một chu kì là v. Đúng thời điểm t = 0, tốc độ của vật bằng 0 thì đệm từ trường bị mất do ma sát trượt nhỏ nên vật dao động tắt dần chậm cho đến khi dừng hẳn. Tốc độ trung bình của vật từ lúc t = 0 đến khi dừng hẳn là 100 (cm/s). Giá trị v bằng
	A. 0,25 (m/s). 	B. 200 (cm/s). 	C. 100 (cm/s). 	D. 0,5 (m/s).
Câu 16. Con lắc lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 300. Nâng vật lên đến vị trí lò xo không biến dạng và thả không vận tốc ban đầu thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo, khi vận tốc của vật là 1 m/s thì gia tốc của vật là 3 m/s2. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Tần số góc bằng
	A. 2 rad/s. 	B. 3 rad/s. 	C. 4 rad/s. 	D. 53rad/s.
Câu 17. Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Cho L thay đổi. Khi L = L1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có giá trị lớn nhất, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R bằng 220 V. Khi L = L2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và bằng 275 V, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng 132 V. Lúc này điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là
	A. 96 V. 	B. 451 V. 	C. 457 V. 	D. 99 V.
Câu 18. Đặt điện áp xoay chiều u = 1002cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R = 50 Ω, tụ điện C và cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL thay đổi. Điều chỉnh ZL lần lượt bằng 15 Ω, 50 Ω và 45 Ω thì cường độ hiệu dụng qua mạch lần lượt bằng I1, I2 và I3. Nếu I1 = I2 = I thì
	A. I3 = 2I. 	B. I3 > I. 	C. I3 = 2A. 	D. I3 < I.
Câu 19. Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm tụ điện, cuộn cảm và biến trở R. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch luôn ổn định. Khi R = 76 Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở có giá trị lớn nhất và bằng P0. Khi R = R2 công suất tiêu thụ của mạch AB có giá trị lớn nhất và bằng 2P0. Giá trị của R2 bằng
	A. 45,6 Ω. 	B. 60,8 Ω. 	C. 15,2 Ω. 	D. 12,4 Ω.
Câu 20. Mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử, điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Điện trở R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 1202cos100πt (V). Điều chỉnh R, khi R = R1 = 18 Ω thì công suất trên mạch là P1, khi R = R2 = 8 Ω thì công suất P2, biết P1 = P2 và ZC > ZL. Khi R = R3 thì công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch khi R = R3 là
	A. i = 102cos(100πt + π/4) (A).	B. i = 103cos(100πt - π/4) (A).
 	C. i = 10cos(100πt + π/4) (A).	D. i = 10cos(100πt - π/4) (A).
Câu 21. Một đoạn mạch gồm cuộn dây có điện trở thuần 1003 Ω, có độ tự cảm 1/π (H) nối tiếp với tụ điện có điện dung 50/π (μF). Biết biểu thức điện áp tức thời trên cuộn dây uCd = 1002cos(100πt + π/12) (V). Viết biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch.
	A. u = 2002cos(100πt + π/12) (V).	B. u = 1002 cos(100πt - π/4) (V). 
	C. u = 2002cos(100πt + π/6) (V).	D. u = 1002cos(100πt + π/6) (V).
Câu 22. Đặt điện áp u = 200cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm AM chứa điện trở thuần R mắc nối tiếp với một tụ điện, MB chứa cuộn dây. Điện áp giữa hai điểm AM và giữa hai điểm MB lệch pha so với dòng điện lần lượt là φAM và φMB sao cho φMB - φAM = π/2. Biểu thức điện áp giữa hai điểm AM có thể là
	A. uAM = 502cos(100πt - π/3) V.	B. uAM = 502cos(100πt - π/6) V. 
	C. uAM = 100cos(100πt - π/3) V.	D. uAM = 100cos(100πt - π/6) V.
Câu 23. Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cosωt ( trong đó U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN nối tiếp với đoạn mạch NB. Đoạn mạch AN có điện trở thuần R, cuộn cảm thuần với cảm kháng có giá trị bằng 3 lần R mắc nối tiếp, đoạn mạch NB chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu AB. Kết luận nào sau đây là đúng?
	A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN lệch pha π/3 so với điện áp đặt vào hai đầu AB.
	B. Điện áp giữa hai đầu NB lệch pha 2π/3 so với điện áp đặt vào hai đầu AB.
	C. Hệ số công suất của mạch có giá trị bằng 0,5.
	D. Điện áp đặt vào hai đầu AB sớm pha π/3 so với cường độ dòng điện tức thời trong mạch.
Câu 24. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều 220 V – 50 Hz vào các dụng cụ P và Q thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng lần lượt bằng 1 A và 3 A, đối với P thì dòng sớm pha hơn so với điện áp đó là π/2 còn đối với Q thì dòng cùng pha với điện áp đó. Biết trong các dụng cụ P và Q chỉ chứa các điện trở thuần, cuộn cảm và tụ điện. Khi mắc điện áp trên vào mạch chứa P và Q mắc nối tiếp thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là
	A. 0,1252A và trễ pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. 
	B. 0,1252A và sớm pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. 
	C. 0,53A và sớm pha π/3 so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
	D. 0,53 A và trễ pha π/3 so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
Câu 25. Một máy biến áp có lõi đối xứng gồm ba nhánh nhưng chỉ có hai nhánh được quấn hai cuộn dây. Khi mắc một cuộn dây vào điện áp xoay chiều thì các đường sức từ do nó sinh ra không bị thoát ra ngoài và được chia đều cho hai nhánh còn lại. Khi mắc cuộn 1 vào điện áp hiệu dụng 60 V thì ở cuộn 2 khi để hở có điện áp hiệu dụng U2. Khi mắc cuộn 2 với điện áp hiệu dụng 3U2 thì điện áp hiệu dụng ở cuộn 1 khi để hở là
	A. 15 V. 	B. 60 V. 	C. 30 V. 	D. 45 V.
Câu 26. Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần
	A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.
 	B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
	C. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.
	D. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
Câu 27. Cho dòng điện xoay chiều i = 2πsin(100πt) (A) (t đo bằng giây) qua mạch. Tính độ lớn điện lượng qua mạch trong thời gian thời gian 5 phút.
	A. 600C. 	B. 1200C. 	C. 1800C 	D. 2400 C.
Câu 28. Khi một mạch dao động lí tưởng LC đang hoạt động thì
	A. ở thời điểm năng lượng điện trường trong tụ cực đại, năng lượng từ trường trong cuộn cảm bằng không.
	B. cường độ điện trường trong tụ điện tỉ lệ nghịch với diện tích của tụ điện.
	C. ở mọi thời điểm, trong mạch chỉ có năng lượng điện trường.
	D. cảm ứng từ trong cuộn dây tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua cuộn dây.
Câu 29. Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động với dòng điện trong mạch cho bởi phương trình i = I0cos(1000πt + π/4) (A) (với t đo bằng mili giây). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng bằng
	A. 600 (m). 	B. 600000 (m). 	C. 300 (km). 	D. 30 (m).
Câu 30. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là R (R có giá trị rất nhỏ). Khi điều chỉnh điện dung của tụ C và bắt được sóng điện từ có tần số góc ω thì xoay nhanh tụ để suất điện động hiệu dụng không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống n (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu?
	A. 2nRωC. 	B. 2nRωC2. 	C. nRωC2. 	D. nRωC.
Câu 31. Một mạch dao động LC lí tưởng, khi cường độ dòng trong mạch bằng không thì điện áp trên tụ điện có độ lớn bằng U0. Khi cường độ dòng trong mạch đạt giá trị cực đại, người ta ghép nhanh song song với tụ điện một tụ điện có cùng điện dung. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm thuần là
	A. 2U0. 	B. U02 . 	C. U0/2. 	D. U0.
Câu 32. Mạch dao động LC dao động điều hoà với tần số góc 1000 rad/s. Tại thời điểm t = 0, dòng điện bằng 0. Thời thời điểm gần nhất mà năng lượng điện trường bằng 4 năng lượng từ trường là
	A. 0,5 (ms). 	B. 1,107 (ms). 	C. 0,25 (ms). 	D. 0,464 (ms).
Câu 33. Trong thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe là 0,9 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 (μm) đến 0,76 (μm). Bức xạ đơn sắc nào sau đây không cho vân sáng tại điểm cách vân trung tâm 3 mm?
	A. 0,450 μm. 	B. 0,540 μm. 	C. 0,675 μm. 	D. 0,650 μm.
Câu 34. Trong thí nghiệm I-âng với bước sóng 0,6 μm với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Tính góc trông khoảng vân.
	A. 3,5.10-3 rad. 	B. 3,75.10-3 rad. 	C. 6,75.10-3 rad. 	D. 3,25.10-3 rad.
Câu 35. Thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe 0,25 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 60 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
	A. 1 mm. 	B. 0,8 mm. 	C. 0,6 mm. 	D. 0,4 mm.
Câu 36. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 1,2 mm và 1,8 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6 mm và 20 mm. Trên đoạn MN, quan sát được bao nhiêu vạch sáng?
	A. 19. 	B. 16. 	C. 20. 	D. 18.
Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I–âng cách nhau 1,8 mm và cách màn 1,2 m. Ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng 486 nm. Trên bề rộng 3,0 mm tính từ vân trung tâm của màn giao thoa, quan sát được bao nhiêu vân tối và bao nhiêu vân sáng (không kể vân trung tâm)?
	A. 8 vân tối và 9 vân sáng.	B. 9 vân tối và 10 vân sáng.
 	C. 9 vân tối và 9 vân sáng.	D. 8 vân tối và 10 vân sáng.
Câu 38. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,26 μm vào một chất thì chất đó phát quang ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Nếu số phôtôn ánh sáng kích thích chiếu vào là 100 thì số phôtôn ánh sáng phát quang phát ra là 4. Hỏi công suất của ánh sáng phát quang bằng bao nhiêu phần trăm công suất của chùm sáng kích thích?
	A. 10%. 	B. 60%. 	C. 4%. 	D. 2%.
Câu 39. Bước sóng λmin của tia Rơn-ghen do ống Rơn-ghen phát ra
	A. phụ thuộc vào số electron đến đối âm cực trong một đơn vị thời gian.
 	B. càng ngắn khi nhiệt lượng Q mà đối âm cực hấp thụ càng nhiều.
	C. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu vào đối âm cực. 
	D. càng ngắn khi hiệu điện thế giữa hai cực trong ống càng lớn.
Câu 40. Hai tấm kim loại A và B đặt song song đối diện nhau và nối với nguồn điện một chiều. Tấm kim loại B có công thoát electron 2 eV, được chiếu sáng bằng bức xạ mà phôtôn có năng lượng 4 eV làm bứt các electron bay về phía tấm A. Hiệu điện thế UAB đủ để không có eletron đến được tấm A là
	A. -1 V. 	B. +1 V. 	C. +2 V. 	D. -2 V.
Câu 41. Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC, chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp vào mặt bên AB đi từ đáy lên. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 2 và đối với ánh sáng tím là 1,696. Giả sử lúc đầu lăng kính ở vị trí mà góc lệch D của tia tím là cực tiểu, thì phải quay lăng kính một góc bằng bao nhiêu để tới phiên góc lệch của tia đỏ cực tiểu?
	A. 45°. 	B. 16°. 	C. 15°. 	D. 13°.
Câu 42. Chiếu đồng thời ba bức xạ đơn sắc λ1 = 0,4 µm; λ2 = 0,52 µm và λ3 = 0,6 µm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2 m. Khoảng cách gần nhất giữa hai vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm là
	A. 31,2 mm. 	B. 15,6 mm. 	C. 7,8 mm. 	D. 5,4 mm. 
Câu 43. Hạt nhân mẹ X đứng yên phóng xạ hạt α và sinh ra hạt nhân con Y. Gọi mα và mY là khối lượng của các hạt α và hạt nhân con Y; ∆E là năng lượng do phản ứng toả ra. Động năng của hạt α là
	A. mα∆E/mY.	B. mα∆E/(mY + mα). 	C. mY∆E/mα.	D. mY∆E/(mY + mα).
Câu 44. Đặt một mẫu Ra226 nguyên chất có khối lượng 0,01 (μg) tại tâm của một hình cầu rỗng bằng thuỷ tinh, bán kính trong bằng 8 cm, đã rút hết không khí. Mặt trong của hình cầu tráng một lớp mỏng kẽm sunfua. Rađi phóng xạ hạt α theo mọi phương gây nên các chớp sáng trên thành bình mỗi khi đập vào. Biết chu kì bán rã của Ra226 là 1590 năm, coi một năm có 365 ngày. Hỏi trong 100 s trên diện tích 1 cm2 đếm được bao nhiêu chấm sáng. Cho số Avôgađro NA = 6,02.1023.
	A. 18. 	B. 19. 	C. 17. 	D. 46.
Câu 45. Hạt α có động năng 5,3 (MeV) bắn vào một hạt nhân 4Be9 đứng yên, gây ra phản ứng:
 α + 4Be9 → 6C12 + n. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 5,7 (MeV), động năng của hạt C gấp 10 lần động năng hạt n. Động năng của hạt nhân C là
	A. 9,8 MeV. 	B. 9 MeV. 	C. 10 MeV. 	D. 12 MeV.
Câu 46. Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ nguyên chất X (có khối lượng mol AX) với chu kì bán rã T. Cứ một hạt nhân X sau khi phóng xạ tạo thành một hạt nhân Y (có khối lượng mol AY). Nếu hiện nay trong mẫu chất đó tỉ lệ khối lượng của chất Y và chất X là k thì tuổi của mẫu chất được xác định như sau:
	A. T.ln(1 – k.AX/AY)/ln2.	B. T.ln(1 + k.AX/AY)/ln2. 
	C. T.ln(1 – k.AX/AY).ln2.	D. 2T.ln(1 – k.AX/AY)ln2.
Câu 47. Mặt Trời có khối lượng 2.1030 (kg) và công suất bức xạ toàn phần là 3,9.1026 (W). Nếu công suất bức xạ không đổi thì sau bao lâu khối lượng giảm đi 0,01%? Xem 1 năm có 365,25 ngày.
	A. 0,85 tỉ năm 	B. 1,46 tỉ năm 	C. 1,54 tỉ năm 	D. 2,12 tỉ năm
Câu 48. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, chọn gốc tọa độ trùng với vị trí cân bằng của vật. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí cân bằng là 1 s. Lấy = 10. Tại thời điểm ban đầu t = 0 vật có gia tốc a0 = -π2 m/s2 và vận tốc v0 = π3 cm/s. Phương trình dao động của vật là
	A. x = 2cos(πt - 5π/6) cm. 	B. x = 2cos(2πt + π/6) cm. 
	C. x = 2cos(πt - π/3) cm.	D. x = 4cos(πt - 2π/3) cm.
Câu 49. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm, điện trở R = 100 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2/π H, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C = C1 thì UCmAx. Giá trị nào của C sau đây thì UC = 0,98UCmax (V)?
	A. 44/π μF. 	B. 4,4/π μF. 	C. 3,6/π μF. 	D. 2/π μF.
Câu 50. Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,25π H, có điện trở R = 50 Ω và tụ điện có điện dung C = 10-4/π F. Mạch dao động tắt dần. Để duy trì dao động cho mạch người ta làm như sau: vào thời điểm tụ tích điện cực đại, người ta thay đổi khoảng cách hai bản tụ là ∆d và khi điện tích của tụ bằng không thì đưa bản tụ về vị trí ban đầu (cách nhau d). Xác định độ ∆d/d.
	A. 1/5. 	B. 1/2. 	C. 3/4. 	D. 1/3.
Đáp án đề 101
1D	2B	3A	4B	5D	6C	7C	8C	9A	10B
11A 	12C 	13B 	14C 	15B 	16C 	17D 	18B 	19C 	20C
21B 	22C 	23B 	24C 	25D 	26B 	27B 	28A 	29A 	30C
31C 	32D 	33D 	34C 	35C 	36B 	37C 	38D 	39D 	40D
41D 	42A 	43D 	44D 	45C 	46B 	47B 	48C 	49A 	50D

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_on_thi_DA_MD_101.docx