Câu 1: Cho các nguyên tố Na, Al, O, S. Viết công thức của tất cả các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong số 4 nguyên tố trên. Câu 2: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau FexOy + CO FeO + CO2 FexOy + H2SO4 (loãng) FexOy + O2 FenOm FexOy + O2 Fe2O3 Al + Fe2O3 FexOy + Al2O3 Fe3O4 + HCl ...... + ....... + ........ Câu 3: Giả thiết độ tan của CuSO4 ở 100C và 800C lần lượt là 17,4 g và 55 g. Làm lạnh 1,5 kg dung dịch CuSO4 bão hòa ở 800C xuống 100C. Tính số gam CuSO4.5H2O tách ra. Câu 4: Cho một lượng tinh thể muối CuSO4.5H2O vào một lượng dung dịch Na2SO4 x% thu được dung dịch CuSO4 30% và Na2SO4 10%. Tính x Câu 5: Cho một oxit kim loại chứa 85,22% kim loại về khối lượng. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10% ( axit loãng) để vừa đủ hòa tan 10 gam oxit đó. Câu 6 : Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 7: nung 17,4 g muối RCO3 trong không khí tới khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 12 g oxit của kim loại R. Hãy cho biết R là kim loại nào trong số các kim loại sau: Na, Mg, Ca, Mn, Fe, Cu, Zn, Ba. Câu 8: Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:4, sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng % thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 9: Cho 27,4 g Bari vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2%, thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C. Câu 10 : Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh Mage vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V. Câu 11: Đốt cháy 2,24 lít C4H10 ( đktc) rồi hấp thụ hết các sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Cho biết bình đựng dung dịch nước vôi trong dư đã tăng thêm bao nhiêu g? Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 27,4 lít hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8 và CO ta thu được 51,4 lít khí CO2. Tính % thể tích C3H8 trong hỗn hợp khí A. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O cần vừa đủ 5,6 lít oxi ( đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. Xác định công thức phân tử của Y, biết rằng phân tử khối của Y là 88 đvC. Câu 14: Ngâm một thanh đồng nặng 10 g vào 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng ( giả sử lượng Ag sinh ra bám hết vào thanh đồng) Câu 15: Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, người ta thu được 5 gam kết tủa. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó. Chú ý: - Phản ứng của C3H8, C4H10 hay CxHy với O2 tương tự phản ứng của CH4 với O2 trong phần tính chất hóa học của oxi – Hóa học 8. Sản phẩm của phản ứng của giữa CxHyOz với O2 là CO2 và H2O. - Trong dãy các kim loại sau: Li K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Pb (H) Cu Ag Au chỉ có 5 kim loại đầu dãy tác dụng được với nước ở nhiệt thường.
Tài liệu đính kèm: