SỞ GIÁO DỤC Đ.T. QUẢNG NGÃI ĐỀ: ÔN THI HS. GIỎI CẤP TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN ĐỊA LỚP 11 ( 2015 -2016 ) Bài tập 1: Quan sát lược đồ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á sau: a } Xác định hướng : đi từ điểm O đến A, B, C,D ? C BẮC BĂNG C B O O 170° Đ 110° Đ 130° Đ 150°Đ 70°B B A C D b ) Tính độ dài IJ ? 60°B DƯƠNG O Bài tập 2 : Thủ đô Braxin là Bra-xi-lia ở kinh độ 48 ° Tây. Vậy : a ) Braxin ở múi giờ số mấy ? b ) Khi Braxin tổ chức một trận đá bóng lúc 15 giờ thì Việt Nam là mấy giờ ? Bài tập 3 : Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm ? Bài tập 4 : Xác định tọa độ địa lí của thủ đô Tô-ki-ô ( Nhật Bản ) . Biết rằng: độ cao của Mặt trời lúc chính trưa ngáy 22 /6 là 77° 45´. Khi Luân Đôn: 0 giờ + 2,7 phút thì Tô-ki-ô là: 9 giờ + 2,7 phút ( cùng ngày ) Bài tập 5 : Tính góc nhập xạ cao nhất, thấp nhất theo các vĩ độ sau : 0° 20° 30° 40° 50° 60° Bài tập 6 : Xác định tên gọi của loại gió, thời gian - địa điểm hoạt động và giải thích sơ lược về nguyên nhân hình thành của loại gió đó, theo 2 sơ đồ dưới đây : a ) © : áp cao ( + ) , ® : áp thấp ( - ) bờ biển BIỂN ® © © LỤC ĐỊA b ) ĐẠI DƯƠNG ® © : áp cao ( + ) , ® : áp thấp ( - ) Bài tập 7 : Quan sát sơ đồ sau : a ) Cho biết ở đây có sự hoạt động của loại gió gì ? ( Nêu rõ thời gian - địa điểm hoạt động và giải thích sơ lược về nguyên nhân hình thành ) b ) Tính độ cao h của núi ? nóng khô ẩm h ? BIỂN A ( 25° c ) B ( 45°c ) A ( 25°c ) Bài tập 8 : - Phân biệt tỉ số giới tính với tỉ lệ giới tính ? - Vì sao ở các nước đang phát triển thường có nam nhiều hơn nữ ? Bài tập 9 : Vì sao nói : Việt Nam đã vào thời kỳ ″ cơ cấu dân số vàng ″ ? Bài tập 10 : Vẽ biểu đồ thích hợp, nhận xét và giải thích về giá trị so sánh: xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. ( Đơn vị : tỉ USD ) Năm : 1990 2000 2005 2012 Xuất khẩu : 287,6 479,2 595,7 798,9 Nhập khẩu : 235,4 379,5 516,7 885,9 Cán cân thương mại : 52,2 99,7 79,0 - 87,0 ---------------------------------------------------- SỞ GIÁO DỤC Đ.T. QUẢNG NGÃI Đ. ÁN: ĐỀ ÔN THI HSG. CẤP TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN ĐỊA LỚP 11 ( 2015 -2016 ) Bài tập 1 : O → A: Bắc, O →C: Nam, O → B: Đông, O →D: Tây. IJ = 70°B - 60° B = 10°B Cung 1´ trên kinh tuyến = 1 hải lý = 1852 mét. => cung 1° = 1852 mét x 60 = 111,12 km => cung 10° = 1111,2 km Bài tập 2 : ( 48 : 15 ) = 3,3 • Nếu chính múi -3 = 45° Vậy, từ 45° - 7,5° = 37,5° → 45° + 7,5° = 52,5° • Bảng phân bố múi giờ cần nhớ là : 0 +1 +2 +3 +4 + 5 +6 +7 +8 +9 +10 +11 +12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 => Khi Braxin là 15 giờ thì ở Việt Nam là 1 giờ sáng của ngày hôm sau. Bài tập 3 : Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII ( tháng ) 22-6 21-3 23-9 22-12 23°27´B 21-3 φ0° 0° 0° 22-12 22-12 23°27´N 23°27´N Bài tập 4 : • Phải nhớ các công thức tính góc nhập xạ sau: Vào 21 / 3 và 23 / 9 thì : h = 90° - φ ( h: là góc nhập xạ, φ : là vĩ độ nơi đó ) Vào 22 / 6 thì : h = 90° - φ + 23° 27 ( bán cầu Bắc ) h = 90° - φ - 23° 27 ( bán cầu Nam ) Và ngược lại : Vào 22 / 12 thì : h = 90° - φ + 23° 27 ( bán cầu Nam ) h = 90° - φ - 23° 27 ( bán cầu Bắc ) ( Lưu ý: chỉ cần nhớ tính chất cơ bản là : 90° - φ, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở bán cầu nào thì bán cầu đó được + 23° 27´, còn không thì bị - 23° 27´ ) • h = 90° - φ + 23° 27´ ( bán cầu Bắc ) => φ = 90° - h + 23° 27´ Bắc φ = 90° - 77° 45´ + 23° 27´ Bắc => φ = 35° 41´ Bắc • Ta biết : mỗi múi giờ chứa 15° kinh tuyến ( 360° : 24 ) => Mỗi múi phút chứa 15´ kinh tuyến ( vì 60´ chứa 900 kinh tuyến => Mỗi phút chứa 900 : 60 = 15´). Vậy kinh tuyến của Tô-Ki-ô là : ( 9,27 x 15 )° + ( 2,7 x 15 )´ Đông = 139° + 40,5´ Đông • Tọa độ: Tô-Ki- ô ( 35° 41´ Bắc - 139° 40,5´ Đông ) Bài tập 5 : • 60° : * Lớn khi : 90° - 60° + 23° 27´ = 53° 27´ * Nhỏ khi : 90° - 60° - 23° 27´ = 6° 33´ • 50° : * Lớn khi : 90° - 50° + 23° 27´ = 63° 27´ * Nhỏ khi : 90° - 50° - 23° 27´ = 16° 33´ • 40° : * Lớn khi : 90° - 40° + 23° 27´ = 73° 27´ * Nhỏ khi : 90° - 40° - 23° 27´ = 26° 33´ • 30° : * Lớn khi : 90° - 30° + 23° 27´ = 83° 27´ * Nhỏ khi : 90° - 30° - 23° 27´ = 36° 33´ • 20° : * Lớn khi : 90° ( vì nằm trong nội chí tuyến ) * Nhỏ khi : 90° - 20° - 23° 27´ = 46° 33´ • 0° : * Lớn khi : 90° ( vì nằm trong nội chí tuyến ) * Nhỏ khi : 90° - 0° - 23° 27´ = 66° 33´ Bài tập 6 : a ) • Đây là gió biển ( vì từ biển thổi vào đất liền ) • Xảy ra vào ban ngày ở vùng ven biển. ( thuộc loại gió địa phương ) • Giải thích : - Khi Mặt Trời lên thì đất liền tích nhiệt nhanh, nóng lên và không khí nở ra nên nhẹ đi → hình thành áp thấp. Trong khi, biển tích nhiệt chậm nên t°c không khí vẫn còn thấp, co lại, nặng hơn → hình thành áp cao. ( Nói tóm lại: là sự nóng lên không đều giữa phần đất liền và nước biển : khi nhiệt độ ban ngày tăng lên ) b ) • Đây là gió mùa – mùa đông ( vì gió thổi từ lục địa ra biển, xảy ra vào tháng 10, 11, 12 hằng năm ) • Xảy ra ở đới nóng như Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a, và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga,Đông Nam Hoa Kỳ • Giải thích : - Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Cụ thể : lục địa lạnh nhanh khi góc nhập xạ trong năm của Mặt Trời đến bán cầu đó giảm dần → hình thành áp cao. Trong khi, đại dương tỏa nhiệt chậm nên t°c vẫn còn cao → hình thành áp thấp. Bài tập 7 : a ) • Đây là gió fơn ( thuộc loại gió địa phương ) • Xảy ra ở dọc 2 bên sườn một dãi núi vào mùa hè • Giải thích : Cứ lên cao 100 mét : t°c giảm 0,6°c → Đến độ cao nào đó, gió ẩm sẽ gây mưa ở phía sườn đón gió. Khi gió vượt qua sườn núi bên kia và đi xuống ( bên phía sườn khuất gió ) trở nên khô nóng: cứ xuống 100 mét thị t°c lại tăng 1°c b ) • Tính bình quân 100 mét t°c tăng 0,4°c ( 1°c – 0,6°c = 0,4°c ) hay 1000 mét tăng 4°c. • t°c giũa A và B chênh lệch ; 45°c - 25°c = 20°c Vậy h = ( 20: 4 ) x 1000 = 5000 mét = 5 km Bài tập 8 : • Phân biệt tỉ số giới tính : là số nam so với 100 nữ • Phân biệt tỉ lệ giới tính : là tương quan giữa số nam ( hay nữ ) so với tổng số dân ( được tính bằng % ) • Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới. Từ 65 tuổi trở lên : nữ giới chiếm tỉ lệu cao hơn nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm từ 0 → 14 : nhiều, trên 65 tuổi : ít => Nam giới nhiều hơn nữ giới. Bài tập 9 : • Đến tháng 11 / 2013 : Việt Nam đã tròn 90 triệu người. • Dân số vàng : sẽ bắt đầu từ 2007 và kết thúc vào 2041 ( kéo dài 34 năm ) • Nghĩa là cứ 2 hoặc hơn 2 người trong độ tuổi lao động ( từ 15 → 64 tuổi ) gánh nuôi một người trong độ tuổi phụ thuộc ( dưới 15 tuổi hoặc trên 65 tuổi ) • Nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già nên số phụ thuộc dưới 15 tuổi đã ít mà trên 65 tuổi cũng chưa cao. ( Thực tế : Nếu dân số người trẻ thì số trẻ đông, dân số già thì số người già đông => chuyển từ trẻ sang già thì số người trong độ tuổi lao động đông ) Bài tập 10 : Lưu ý : • Vẽ biểu đồ thích hợp về giá trị so sánh : xuất, nhập khẩu qua các năm => Dạng cột ghép theo năm với mỗi nhóm xuất, nhập khẩu trong cột gồm 1 năm • Vẽ biểu đồ thích hợp về giá trị so sánh xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại qua các năm : => Dạng cột chống từ gốc tọa độ theo nâm với mỗi cột gòm 3 phần sao cho : nhập khẩu + cán cân thương mại = xuất khẩu. • Vẽ biểu đồ thích hợp về tình hình thay đổi xuất , nhập khẩu thời kỳ 1990 - 2012 : => Dạng đường ( hay đồ thị ) với 2 đường biểu diễn cho xuất khẩu và cho nhập khẩu. • Vẽ biểu đồ thích hợp về tốc độ tăng trưởng giá trị xuất , nhập khẩu : = > Dạng đường ( phải xử lý số liệu ra %, với xuất & nhập khẩu của năm đầu tiên = 100 % ) • Vẽ biểu đồ thích hợp về cơ cấu giá trị xuất , nhập khẩu : => Dạng miền ( phải xử lý số liệu ra %, với xuất + nhập khẩu = 100 % ) a ) Vé biểu đồ : Dạng cột ghép ( hay gộp nhóm ) theo năm ( Lưu ý : Giản cách năm theo tỉ lệ : 10 năm – 5 năm – 7 năm = 2 ô – 1 ô – 1,4 ô ) ( tỉ USD ) 900 885,9 798,9 800 700 600 595,7 479,2 516,7 500 400 379,5 287,6 300 235,4 200 100 1990 2000 2005 2012 ( năm ) Xuất khẩu Nhập khẩu Biểu đồ về giá trị so sánh xuất, nhập khẩu của Nhập Bản b ) Nhận xét : * Từ 1990 → 2012 : Xuất khẩu và Nhập khẩu đều tăng liên tục - Nhìn chung: Xuất khẩu tăng ( 798,9 : 287,6 ) = 2,8 lần Nhập khẩu tăng ( 885,9 : 235,4 ) = 3,8 lần => Vậy: nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu - Dẫn chứng cụ thể Xuất, Nhập khẩu từng giai đoạn : 1990 → 2000, 2000 → 2005, 2005 → 2012. * Trong từng năm : Xuất khẩu luôn cao hơn Nhập khẩu ( Xuất siêu ). Riêng trong năm gần đây ( 2012 ) thì Nhập khẩu cao hơn Xuất khẩu ( Nhập siêu ) → Cán cân thương mại chủ yếu là giá trị dương. c ) Giải thích : - Mặc dù nhập siêu hàng hóa nhưng kinh tế Nhật vẫn phát triển ổn định ( Do có nguồn ngoại tệ lớn thu từ hoạt động kinh tế đối ngoại bù đắp ) - Nhật Bản là cường quốc thương mại đứng thứ tư trên thế giới ( sau Hoa Kỳ, CHLB Đức, Trung Quốc ) → Nhật Bản đã phát huy được lợi thế ( về xã hội ) và khắc phục được yếu thế ( về tự nhiên ) để phát triển kinh tế. → Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển manh → Giao thông vận tải của Nhật Bản : đứng thứ ba trên thế giới -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: