Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 16

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1160Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 16
 ĐỀ TỔNG HỢP 16
Câu 1: Hoà tan 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 trong dung dịch HNO3 dư, thu được sản phẩm khử gồm V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (ở đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Mặt khác nếu đun nóng X với CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Giá trị của V là:
A. 2,24.	B. 2,80.	C. 4,48.	D. 1,12.
Câu 2: Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3 2M trong NH3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:
A. C3H3CHO.	B. C4H3CHO.	C. C4H5CHO.	D. C3H5CHO.
Câu 3: Chuyển hóa hoàn toàn 4,6 gam hỗn hợp chứa 2 ancol bậc I (có tỉ lệ mol 1:1) thành ankanal cần dùng 0,1 mol CuO. Cho toàn bộ ankanal thu được phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 0,3 mol kim loại kết tủa. Hai ancol đó là:
A. CH3OH và C4H9OH.	B. CH3OH và C2H5OH.
C. CH3OH và C3H7OH.	D. C2H4(OH)2 và C3H7OH.
Câu 4: Cho 0,1 mol α-aminoaxit X tác dụng với 50 ml dd HCl 1 M thu được dung dịch A; dung dịch A tác dụng đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1 M thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B còn lại 20,625 gam chất rắn khan. Công thức của X là:
A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.	B. NH2CH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH.	D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.
Câu 5: Cho các chất sau: (NH4)2CO3; Na2HPO3; KHSO4; CH3COONH3CH3; Glyxin; Al2O3; Zn.
Số chất lưỡng tính trong các hợp chất trên là:
A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
B. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2NRCOOH, số liên kết peptit là (n–1).
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch NH3 dư.	B. dung dịch HCl dư.
C. dung dịch AgNO3 dư.	D. dung dịch NaOH dư.
Câu 8: Cho lượng khí CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 19,32g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 (hỗn hợp X). Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc, nóng, dư thu được 5,824 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m là:
A. 23,48g.	B. 21,4g.	C. 13,24g.	D. 26,60g.
Câu 9: Cho m gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 2M, sau phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 16,1 gam.	B. 10,8 gam hoặc 6,9 gam.
C. 6,9 gam.	D. 6,9 gam hoặc 16,1 gam.
Câu 10: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và KOH 2M thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là:
A. và .	B. và .	C. và .	D. và .
Câu 11: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Với tỉ lệ mol giữa N2 và N2O = 2:3 và hệ số là các số nguyên tối giản, thì hệ số của HNO3 trong phản ứng là:
A. 142.	B. 162.	C. 22.	D. 24.
Câu 12: Thứ tự các chất xếp theo chiều tăng dần lực axit là:
A. CH3COOH<HCOOH<CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH.
B. CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH<CH3COOH<HCOOH.
C. HCOOH<CH3COOH<CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH.
D. HCOOH<CH3COOH<CH3CHClCOOH<CH2ClCH2COOH.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4 vào dung dịch HCl thu được dung dịch X, dung dịch X hòa tan được x mol Fe và y mol Cu (không thấy có khí bay ra) và thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất là:
A. x + y = 2z + 2t.	B. x + 2y = 2z + 2t.	C. x + y = 2z +3t.	D. x + y = z + t.
Câu 14: Số nguyên tố mà nguyên tử của nó (ở trạng thái cơ bản) có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 7 là:
A. 9.	B. 3.	C. 5.	D. 1.
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) cần vừa đủ 2,5 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 a mol/lít và NaOH 0,04M thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,025M.	B. 0,02M.	C. 0,048M.	D. 0,032M.
Câu 16: Đổ từ từ m gam H2SO4.2SO3 vào 500ml dung dịch có pH = 14 gồm NaOH và KOH, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được có pH = 0 (coi thể tích dung dịch không đổi sau khi phản ứng). Giá trị của m là:
A. 43 gam.	B. 86 gam.	C. 129 gam.	D. 64,5 gam.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 69,9.	B. 46,6.	C. 65,24.	D. 23,3.
Câu 18: Đổ từ từ FeCl2 vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được kết tủa X gồm 2 chất rắn và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và dung dịch Y làm mất màu dung dịch chứa KMnO4 (trong môi trường axit). Các chất trong dung dịch Y là:
A. Ag+, Fe3+.	B. Ag+, Fe2+.	C. Fe2+, Fe3+.	D. Fe2+, Fe3+ và Ag+.
Câu 19: Dung dịch A chứa Ca(OH)2. Cho 0,06 mol CO2 vào dung dịch A thu được 4m gam kết tủa còn khi cho 0,08mol CO2 vào dung dịch A thì thu được 2m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,5	B. 1,0.	C. 3,0.	D. 2,2.
Câu 20: Hỗn hợp gồm 2 axit no X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa 0,3 mol hỗn hợp cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là:
A. HCOOH và HOOC-COOH.	B. HCOOH và C2H5COOH.
C. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH.	D. CH3COOH và C2H5COOH.
Câu 21: Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là:
A. dung dịch NaHSO4.	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch Ba(OH)2.	D. dung dịch BaCl2.
Câu 22: Một chất hữu cơ X (chứa một loại chức, và chỉ chứa C, H, O). Khi cho 2,9g X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag. Vậy X có thể là:
A. CH2(CHO)2.	B. OHC – CHO.	C. HCHO.	D. CH3 – CHO.
Câu 23: Cho các phát biểu sau: 
 	(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 
 	(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. 
 	(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni, đun nóng, thu được ancol bậc I.
 	(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
 	(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. 
 	(f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng trong số các phát biểu trên là:
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4 .
Câu 24: Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A, ancol đơn chức B và este E được điều chế từ A và B. Đốt cháy 9,6 gam hỗn hợp X thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Biết trong X, ancol B chiếm 50% về số mol. Số mol ancol B trong 9,6 gam hỗn hợp X là:
A. 0,075.	B. 0,08.	C. 0,06.	D. 0,09.
Câu 25: Đốt cháy hỗn hợp A gồm các hiđrocacbon bằng oxi thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng là:
A. 8,96lít.	B. 4,48lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72lít.
Câu 26: Cho các chất Cu, FeSO4, Na2SO3, FeCl3. Số chất tác dụng được với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl là:
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 27: Hóa hơi m gam chất hữu cơ A (chỉ chứa C,H,O) thu được thể tích hơi bằng 8/15 thể tích của m gam O2, đo ở cùng điều kiện. Có bao nhiêu chất A (mạch hở) thỏa mãn điều kiện trên?
A. 7.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 28: X là ancol bậc II có công thức phân tử C6H14O. Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 1700C chỉ tạo một anken duy nhất. Tên của (X) là:
A. 3,3-đimetylbutan-2- ol.	B. 2,3-đimetylbutan-3-ol.
C. 2,2-đimetylbutan-3-ol.	D. 2,3-đimetylbutan-2-ol.
Câu 29: Cho lá kẽm nặng 100g vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,8M và AgNO3 0,2M; sau một thời gian lấy lá kim loại rửa nhẹ, sấy khô cân được 101,45g (giả thiết các kim loại sinh ra đều bám vào lá kẽm). Khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng là :
A. 4,55 gam.	B. 8,5 gam.	C. 6,55 gam.	D. 7,2 gam.
Câu 30: Hòa tan 16,8g hỗn hợp gồm 2 muối M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm đó là:
A. Li.	B. Rb.	C. K.	D. Na.
Câu 31: Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi cẩn thận dung dịch X là:
A. 25,38 gam.	B. 23,68 gam.	C. 24,68 gam.	D. 25,08 gam.
Câu 32: Khi cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa ion Ba2+, Fe3+, Al3+, thì kết tủa thu được gồm:
A. BaCO3, Al(OH)3.	B. Al(OH)3, Fe(OH)3.
C. BaCO3, Al(OH)3, Fe(OH)3.	D. BaCO3, Fe(OH)3.
Câu 33: Cho hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Zn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 3M. Sau khi phản ứng xong, khối lượng dung dịch giảm:
A. 47,8 gam.	B. 21,1 gam.	C. 53,4 gam.	D. 42,2 gam.
Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hoá :
 C6H5-CºCH X Y Z.
Trong đó X, Y, Z đều là sản phẩm chính. Công thức của Z là:
A. C6H5CH2CH2OH.	B. C6H5CH(OH)CH2OH.
C. C6H5COCH3.	D. C6H5CH(OH)CH3.
Câu 35: Có 5 dung dịch sau: Ba(OH)2, FeCl2, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl3. Khi sục khí H2S qua 5 dung dịch trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa?
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 36: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z có phản ứng cộng hợp Br2; Z tác dụng với NaHCO3. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là:
A. HCO-CH2-CHO; HCOOCH=CH2; CH2=CH-COOH.
B. HCOOCH=CH2; CH2=CH-COOH; HCO-CH2-CHO.
C. HCOOCH=CH2; HCO-CH2-CHO; CH2=CH-COOH.
D. CH3-CO-CHO; HCOOCH=CH2; CH2=CH-COOH.
Câu 37: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H6O4. Cho X phản ứng với NaOH đun nóng tạo ra một muối Y và một ancol Z. Đốt cháy Y thì sản phẩm tạo ra không có nước. Công thức của X là:
A. HCOOCH2CH2OOCH.	B. HOOCCH2COOCH3.
C. HOOC-COOC2H5.	D. CH3OOC-COOCH3.
Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng.	
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch HNO3 đặc.
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2.	
(4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(5) Cho SiO2 vào dung dịch HF.	
(6) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 39: Trung hoà hoàn toàn 3 gam một amin bậc I bằng axit HCl thu được 6,65 gam muối. Công thức của amin đó là:
A. H2NCH2CH2NH2.	B. CH3NH2.
C. CH3CH2NH2.	D. H2NCH2CH2CH2NH2.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí gồm ankin X và hiđrocacbon Y cần dùng 4,5 lít khí O2 sinh ra 3 lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. C2H2 và CH4.	B. C3H4 và CH4.	C. C2H2 và C2H4.	D. C3H4 và C2H6.
Câu 41: Cho m gam một ancol, đơn chức X đi qua bình đựng CuO dư, nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn trong bình giảm 0,48 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là:
A. 0,32.	B. 1,38.	C. 0,64.	D. 0,92.
Câu 42: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất mà khi nhiệt phân tạo ra lượng O2 ít nhất là:
A. KMnO4.	B. KNO3.	C. AgNO3.	D. KClO3.
Câu 43: Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. Kim loại M là:
A. Fe.	B. Zn.	C. Al.	D. Mg.
Câu 44: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là:
A. 191.	B. 382.	C. 562.	D. 208.
Câu 45: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no, mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 87,3 gam.	B. 9,99 gam.	C. 107,1 gam.	D. 95,4 gam.
Câu 46: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được neo-hexan. Tên gọi của X là:
A. 2,2-đimetylbut-3-in.	B. 2,2-đimetylbut-2-in.
C. 3,3-đimetylbut-1-in.	D. 3,3-đimetylpent-1-in.
Câu 47: Thủy phân 95,76g saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 75% thu được hỗn hợp X. Trung hòa axit trong X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
A. 120,96 gam.	B. 60,48 gam.	C. 105,84 gam.	D. 90,72 gam.
Câu 48: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO3 tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa các ion Fe3+, Fe2+, . Biểu thức liên hệ giữa x và y là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 49: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với NaOH dư phải dùng hết 12 gam NaOH và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 6.
Câu 50: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng:
A. X5Y2.	B. X2Y5.	C. X3Y2.	D. X2Y3.
1B
2B
3C
4D
5D
6B
7B
8B
9D
10D
11B
12A
13D
14B
15D
16A
17A
18C
19B
20A
21C
22B
23D
24B
25A
26C
27C
28A
29A
30D
31D
32C
33A
34C
35D
36C
37D
38C
39A
40A
41B
42C
43C
44A
45D
46C
47D
48A
49C
50C

Tài liệu đính kèm:

  • doc16.doc