ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015, trang 7 – 8) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? Câu 2 (0.5 điểm). Câu thơ “Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 có sử dụng địa danh Bạch Đằng và những hiểu biết của em về con sông lịch sử này. Câu 4 (1.0 điểm) Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn nào? Điểm nhìn ấy cho anh chị nghĩ gì về Tổ quốc chúng ta? (1.0 điểm) LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Anh (chị) hãy phân tích đoạn phú sau: Rồi vừa đi vừa ca rằng: Sông Đằng một dải dài ghê, Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thăng bình. Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. (Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu) - HẾT - ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10 ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công,..... Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công. (Theo: Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, suy cho cùng điều chúng ta muốn là gì? Câu 3 (1.0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: Quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Hạnh phúc là nền tảng cuộc sống” không? Vì sao? LÀM VĂN: (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét, Chứng cứ còn ghi. (Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô, Ngữ văn 10, Tập hai, NXBGDVN, 2010, tr. 17) ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 10 ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau: ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn. Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãI Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. (Cô giáo Chu Ngọc Thanh – Nguồn internet ) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Đoạn trích trên có nhắc đến đại dịch nào? Câu 3 (1.0 điểm) Hãy dùng khoảng 3 -5 câu văn để trình bày hiểu biết của em về đại dịch đó. Câu 4 (1 điểm) Trong bài thơ tác giả đã nhắc đến những việc làm phi thường nào của đất nước mình để chống lại dịch bệnh. Nguyên nhân khiến chúng ta làm được những điều phi thường đó là gì? LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. --HẾT-- ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 3,0 điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm 0,5 điểm Câu 2 Biện pháp tu từ nhân hóa: “Bạch Đằng cảm tử” 0,5 điểm Câu 3 Tác phẩm nhắc đến địa danh Bạch Đằng: Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo Bình Ngô. Hiểu biết về sông Bạch Đằng: + Con sông gắn với nhiều chiến thắng vẻ vang trong lịch sử: 3 lần thắng lớn của người Việt trên sông Bạch Đằng diễn ra vào các năm 938, 981, 1288. Đó đều là những trận thắng quyết định, buộc kẻ thù phải bỏ mộng xâm chiếm nước ta. *Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác và không cần nêu cụ thể từng chiến thắng trên sông Bạch Đằng, miễn là thể hiện đúng ý. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4 Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn từ biển, đề cập đến những hiểm họa và mất mát của Tổ quốc. Từ điểm nhìn ấy, có thể nhận thấy : + Trong lịch sử, đất nước Việt Nam luôn bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm, chịu rất nhiều mất mát đau thương. + Dù phải đổ máu xương suốt ngàn đời, dân tộc ta vẫn luôn bất khuất, kiên cường bảo vệ từng tấc đất, mặt biển quê hương. *Học sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; GV linh hoạt trong đánh giá. 0,5 điểm 0.5 điểm II LÀM VĂN 7,0 điểm 1 Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm - Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, dẫn dắt vào đoạn trích - Bài ca của các bô lão: Lời khẳng định vai trò và đức độ của con người và khẳng định chân lý: Bất nghĩa tiêu vong-anh hùng lưu danh như quy luật của tự nhiên: sông lớn luôn đổ ra biển rộng. Bài ca của khách: khẳng định con người là yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng. Nhờ minh quân mà đất nước mới thanh bình. 5,0 điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 điểm e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,5 điểm ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II 10,0 điểm ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 3,0 điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 điểm Câu 2 Theo tác giả suy cho cùng điều chúng ta muốn: Điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. 0,5 điểm Câu 3 Vì thành công không phải lúc nào cũng đi liền với hạnh phúc bởi thực tế biết bao người giàu, nổi tiếng, thành công hơn người vẫn bất hạnh, trầm cảm, thậm chí bế tắc đến độ tìm đến cái chết. 1,0 điểm Câu 4 Nêu rõ quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục. 1,0 điểm II LÀM VĂN 7,0 điểm 1 Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo, dẫn dắt vào đoạn trích. Cảm nhận: + Nêu lên tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, độc đáo “ Nhân nghĩa” là một quan niệm tư tưởng cốt lõi trong quan niệm của Nho giáo, nhằm thể hiện rõ mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa con người với con người trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Với Nguyễn Trãi, nền tảng cốt yếu của “nhân nghĩa” chính là yên dân, là đem đến cho nhân dân cuộc sống bình yên, ấm êm, no đủ, thanh bình, hạnh phúc, thái bình, thịnh trị lâu bền. Để dân được yên thì việc quan trọng cần phải làm đó chính là "trừ bạo", là đánh đuổi những kẻ tàn bạo đang xâm lược nước ta và cả những kẻ tham tàn trong nước đã đẩy nhân dân vào cuộc sống cơ cực, khốn khó, lầm than + Nêu lên chân lí độc lập khách quan của dân tộc Đại Việt ta từ ngàn đời nay: Có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng đã được phân định rõ ràng và mỗi vùng miền đều có những nét phong tục, tập quán riêng, hào kiệt mang bản sắc riêng của dân tộc Đại Việt. Đặt các triều đại của nước Đại Việt sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ khẳng định nền độc lập của dân tộc mà qua đó còn thể hiện niềm tự hào về những truyền thống, về lịch sử ngàn năm của dân tộc ta. Điểm lại những chiến thắng lịch sử huy hoàng, vang dội của quân và dân ta trong lịch sử. Nghệ thuật: + Ngôn ngữ đanh thép + Giọng văn hào hùng, trang trọng + Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt lê, câu văn song hành... à Tạo nên một đoạn văn chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, xứng đáng là một văn bản chính luận mẫu mực 5,0 điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 điểm e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,5 điểm ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II 10,0 điểm ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 3,0 điểm Câu 1 Bài thơ Đất nước ở trong tim được viết theo thể thơ tự do. 0,5 điểm Câu 2 Bài thơ nhắc đến đại dịch COVID đang hoành hành. 0,5 điểm Câu 3 Đây là dịch bệnh nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm cao, đã đem lại nhiều đau thương mất mát cho dân tộc trong một thời gian dài *HS có thể nêu những hiểu biết khác, mới lạ và chính xác về đại dịch. GV linh hoạt trong chấm điểm. 1,0 điểm Câu 4 Trong bài thơ tác giả đã nhắc đến những việc làm phi thường của đất nước mình để chống lại dịch bệnh: Đồng lòng chống dịch, tiếp tế cho các nước láng giềng, đón người Việt ở nước ngoài về cách ly, mở cảng đón thuyền tị nạn. HS nêu ít nhất 2 việc làm. Nguyên nhân khiến chúng ta làm được những điều phi thường đó là truyền thống nhân văn của dân tộc. 0,5 điểm 0,5 điểm II LÀM VĂN 7,0 điểm 1 Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm c. Nội dung: Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giới thiệu chung: Tác giả Nguyễn Dữ là ‘cây đại thụ của văn học Việt Nam thế kỉ XVI’ Giới thiệu về Truyền kì mạn lục + Được xem là ‘áng thiên cổ kì bút’ trong nền văn học nước nhà, ghi chép những câu chuyện kì lạ trong dân gian. Giới thiệu về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn. *Hình tượng Ngô Tử Văn Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tính cách nhân vật Ngô Tử Văn được khắc họa thông qua lời giới thiệu của tác giả và việc kể lại các hành động của nhân vật. Người đọc nhận ra phẩm chất khảng khái, cứng cỏi, giàu tinh thần dân tộc ở chàng. + Phẩm chất cương trực, khảng khái, giàu tinh thần dân tộc Nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện qua lời giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn của người kể chuyện về tên tuổi, quê quán, tính tình và phẩm chất. Ngô Tử Văn được miêu tả là người ‘nóng nảy, khẳng khái, thấy sự gian tà thì không chịu được’ đến mức ‘cả vùng Bắc vẫn khen anh là người cương trực’. => Lời giới thiệu ngắn gọn, có giọng điệu ngợi khen tạo cảm giác chân thực cho tác phẩm và có vai trò định hướng cho người đọc về tính cách nhân vật. Tính cách khảng khái, cương trực của Tử Văn được thể hiện rõ nét nhất qua hành động đốt đền tên Bách hộ họ Thôi (Lý do đốt đền; trước khi đốt đền Tử Văn ‘rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền’; sau khi đốt đền Tử Văn, ‘vung tay không sợ gì cả’; ý nghĩa của hành động đốt đền). => Hành động đốt đền của Tử Văn đã khẳng định tính cách khẳng khái, chính trực, căm ghét sự gian tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tướng giặc, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm. Cuộc đấu tranh với hồn ma tên tướng giặc. Bản lĩnh của Tử Văn còn được thể hiện rõ nét qua cuộc trò chuyện với thổ công. => Tử Văn đã dám làm những việc mà đến cả thánh thần cũng không làm được, hành động vượt qua sự tưởng tượng của người thường, thể hiện tính cách cương trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh trước mọi phi lí ở đời. 5,0 điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 điểm e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,5 điểm ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II 10,0 điểm
Tài liệu đính kèm: