Đề olympic môn tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2015 - 2016 thời gian: 70 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1442Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề olympic môn tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2015 - 2016 thời gian: 70 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề olympic môn tiếng Việt lớp 5 - Năm học 2015 - 2016 thời gian: 70 phút
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
Họ và tên: ...
Trường TH: .
Lớp: 5.
ĐỀ OLYMPIC MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 5 - NĂM HỌC 2015- 2016
Thời gian: 70 phút 
Mã số
Phách
 SỐ BÁO DANH
(do thí sinh ghi)
.
Chữ ký thành viên 1
Chữ ký thành viên 2
"
Người chấm thứ nhất
....
Người chấm thứ hai
..
Mã số phách:
.
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:.
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong mỗi câu.
Câu 1: Từ nào gợi tả hình ảnh?
 A. thoang thoảng B. bập bẹ C. lạch bạch D. bi bô 
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm các động từ?
A. giặt giũ, nâng niu, buồn rầu, mong manh, tràn. 
B. rộn ràng, hoạt bát, đắm say, hạnh phúc, thưa thớt. 
C. ngắm nghía, chải chuốt, lặn lội, vui sướng, dâng. 
 D. rộn ràng, hoạt bát, đắm say, nhấp nhô, hò hét. 
Câu 3: Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:
A. khấp khểnh, nâng niu, buồn bã, mong manh. 
 B. rộn ràng, thưa thớt, nhỏ nhẹ, vi vu, lặng lẽ. 
 C. ngắm nghía, chải chuốt, mềm mại, vui vẻ.
 D. Cả 3 đáp án trên.
 Câu 4: Dòng nào là câu ghép?
A. Bến sông đầy kỉ niệm ấy, tôi quên sao được.
B. Những bông hoa tươi thắm của mùa xuân đang rung rinh trong gió. 
 C. Mưa bắt đầu ngớt, trời sáng dần. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
 Câu 5: Dòng nào chứa từ gạch chân đều mang nghĩa chuyển?
A. mắt lưới/ mắt xích 
B. chân tường/chân bò 
C. miệng nhỏ xíu/miệng giếng 
D. bay vùn vụt/bay màu.
Câu 6: Trong các cụm từ dưới đây cụm từ nào viết đúng chính tả.
 A. quay cuầng B. cồng triêng C. ràng buộc D. cây dơm
Lưu ý: 
Học sinh không được phép viết vào phần hình chữ nhật này
Câu 7: Câu văn sau có mấy từ ghép, mấy từ láy?
 Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
A. 4 từ ghép, 2 từ láy B. 5 từ ghép, 1 từ láy
C. 3 từ ghép, 3 từ láy D. 4 từ ghép, 3 từ láy.
Câu 8: Từ gạch chân trong cụm từ: mặt trời mọc / bát bún mọc có quan hệ với nhau như thế nào?
 A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa
 C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 9: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy vế câu?
A. 1 vế câu B. 2 vế câu C. 3 vế câu D. 4 vế câu
Câu 10: Câu tục ngữ nào có ý nghĩa “Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài”?
A.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn B. Cái nết đánh chết cái đẹp
C. Trông mặt mà bắt hình dong D. A, B đúng
 Con lợn có béo thì lòng mới ngon 
Câu 11: Nhóm nào dưới đây chứa các từ ngữ có tác dụng nối?
A. xanh, trắng, đẹp B. lung linh, sách vở
C. thì ra, thế là, mặt khác D. nhỏ nhắn, giỏi, xinh
Câu 12: Dấu gạch ngang trong câu:“ Phú Thọ - mảnh đất cội nguồn dân tộc - là quê hương yêu dấu của em.” có tác dụng gì?
 A. Chỉ khoảng cách không gian hoặc quãng thời gian.
 B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 
 C. Đánh dấu phần chú thích trong câu. 
 D. Đánh dấu chỗ bắt đầu của nhân vật trong đối thoại.
Câu 13: Trong các câu:“ Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.”, từ “nó” được dùng như thế nào? 
 A. Là đại từ, dùng thay thế cho danh từ.
 B. Là đại từ, dùng thay thế cho cụm danh từ. 
 C. Là đại từ, dùng thay thế cho cụm động từ. 
 D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 14: Dòng nào sau đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
 A. Ngọn núi cao ngất trời./ Kết quả học tập cao hơn trước.
 B. Hòn đá làm sao bay được./ Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
 C. Hòn đá từ từ chuyển động./ Các bạn nam lớp em rất mê đá bóng.
 D. Không dòng nào có từ đồng âm.
Câu 15: Từ nào không phải là từ ghép?
A. nhanh nhẹn B. chân chính C. chạy nhảy D. leo trèo
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: a, Chép lại các thành ngữ sau khi điền cặp từ đồng nghĩa vào chỗ chấm:
- Ăn có..chơi có.
- Năm.tháng 
b, Mỗi câu sau đây thuộc kiểu câu kể nào?
1, Cheo cheo hiền lành, nhút nhát nhưng xinh xắn nhất rừng.
2, Cheo cheo dũi mũi xuống đất đào giun hoặc mầm măng.
Câu 2 Trong bài “ Chợ Tết” (Đoàn Văn Cừ - Tiếng Việt 4) có đoạn:
	“ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh ”.
Hãy nêu những cảm nhận của em về những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ trên.
Câu 3: Có những câu chuyện về lòng nhân hậu mà nhân vật chính là những người sống quanh em. Hãy kể lại một câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của mình.
BÀI LÀM
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
HƯỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm)
Câu 1: C	
Câu 2: C
Câu 3: B, C
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 7: A
Câu 8: C
Câu 9: C
Câu 10: D
Câu 11: C
Câu 12: C
Câu 13: A
Câu 14: A
Câu 15: A
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a, (1 điểm) Điền đúng mỗi thành ngữ cho 0,5 điểm
Ăn có nơi chơi có chốn.
Năm cùng tháng tận.
b, (0,5 điểm)
Xác định đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.
1, Câu kể Ai thế nào?
2, Câu kể Ai làm gì?
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu được các ý cơ bản sau:
Đoạn thơ thể hiện được một bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu và tràn đầy sự sống với các phép tu từ đặc sắc và những cảm nhận tinh tế:
- Giọt sương được so sánh với những giọt sữa trắng trong của mẹ.
 Giọt sương cũng là giọt sữa mát lành của thiên nhiên ban tặng cho cây cối.
- Tia nắng được nhân hoá tinh nghịch đùa vui trong ruộng lúa.
- Núi duyên dáng uyển chuyển như cô gái trong chiếc áo the xanh (nhân hoá).
- Đồi hồng lên dưới ánh bình minh như cặp môi của cô gái thoa son.
Cho: 1,5 điểm 
(Lưu ý: Giám khảo linh hoạt cho điểm để phát hiện những cảm thụ sáng tạo của học sinh).
Câu 3: (4 điểm) Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định đúng thể loại văn kể chuyện.	
Bố cục 3 phần rõ ràng.	0,5 điểm
Nội dung: Kể một câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu. 
Chuyện có tình huống hợp lý, diễn biến phong phú, logic, làm nổi bật tấm 
lòng nhân hậu của nhân vật trong chuyện,....	 3 điểm	
Trình bày sạch, đẹp, diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh giàu cảm xúc.
 - Nêu được cảm nghĩ của người viết cho 0,5 điểm
Lưu ý: Tuỳ mức độ bài làm của học sinh để linh hoạt cho điểm phù hợp, đúng yêu cầu. Nếu học sinh kể về những câu chuyện đã học trong sách trừ 1,5 điểm toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề TV 5 Chinh thuc.doc