ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh không được biểu hiện qua những vấn đề chủ yếu nào sau đây: Văn học phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn chương cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Tác phẩm văn chương phải mang tính chân thực. Văn học phải chứa chan tinh thần nhân đạo. Tính chân thực được biểu hiện trong sáng tác của Hồ Chí Minh đúng với phản ánh nào dưới đây: Phải có chất mơ mộng, lạc quan. Cái xấu phải được che giấu đi. Phản ánh như thật cuộc sống, khiến văn chương gần với cuộc đời hơn. Phản ánh đúng bản chất hiện thực, thấy được xu hướng vận động tích cực của cuộc sống. Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bao gồm những bộ phận lớn nào sau đây: Văn chính luận, truyện kí, thơ ca. Văn chính luận, truyện ngắn, thơ ca. Văn chính luận, kịch, thơ ca. Hồ Chí Minh có khoảng 250 bài thơ có giá trị, được tuyển chọn và in vào những tập thơ nào sau đây: Ngục trung nhật kí Thơ Hồ Chí Minh Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh Dữ kiện A, C Dữ kiện A, B, C Đánh giá nào sau đây không đúng về giá trị của tập Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh: Nhật kí trong tù là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo. Phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Ta tìm thấy ở Nhật kí trong tù một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Là tập thơ phê phán sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính của chính quyền thực dân Pháp. Ở bài thơ Chiều tối, tác giả đã dùng hình ảnh nào của ngoại cảnh để nói thời gian chiều tối: Chim bay về rừng Chòm mây cô đơn bay chầm chậm Màu hồng của lò than. Cả 3 đữ kiện trên Dữ kiện A,B Hình ảnh cánh chim và chòm mây trong bài Chiều tối có giá trị: Tả cảnh trời chiều Gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình Tả cảnh để gửi gắm tâm trạng Màu sắc cổ điển của bài thơ Chiều tối được thể hiện ở điểm nào dưới đây: Thể thơ, bút pháp, chữ Hán. Thể thơ, thi liệu cổ, bút pháp Thể thơ, thi liệu cổ, điểm nhìn. Thể thơ, thi liệu cổ, giọng thơ. Nét đẹp nào của Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật nhất trong bài Chiều tối: Yêu thiên nhiên và cuộc sống. Tinh thần kiên cường, bất khuất. Phong thái ung dung. Cười cợt với gian khổ. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên: Hoán dụ Ẩn dụ Nói quá Nói giảm Câu thơ “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” diễn tả hoạt động gì của những người lính Tây Tiến” Tổ chức lễ giao quân Đốt pháo hoa mừng ngày chiến thắng. Liên hoan văn nghệ Chuẩn bị vũ khí trong đêm Câu thơ “ Áo bào thay chiếu anh về đất” cho chúng ta biết điều gì về hoàn cảnh của những chiến sĩ Tây Tiến: Họ sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn Họ sống và chiến đấu trong điều kiện đầy đủ Họ sống và chiến đấu trong điều kiện giàu sang Phẩm chất nào của người lính Tây Tiến được thể hiện trong câu thơ: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Mộc mạc, giản dị Lãng mạn, hào hoa Yêu đời, khắc khổ Nghiêm nghị, hào hoa Những từ ngữ “quân xanh màu lá” trong bài thơ Tây Tiến hiểu như thế nào là đúng: Các chiến sĩ mặc đồng phục màu xanh lá cây Chiến sĩ bị sốt rét, nước da xanh như màu lá Tác giả làm nổi bật vẻ oai phong của các chiến sĩ qua sự ngụy trang. Con đường thơ Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự thời gian sáng tác của các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa. Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Việt Bắc. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa, Gió lộng,. Cảm xúc nổi bật nhất của tập Từ ấy là: Ca ngợi hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiếng thét căm thù tội ác thực dân, đế quốc. Tiếng hát say mê lí tưởng Cách mạng, sự xả thân vì sự nghiệp CM Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khúc ca sôi nổi, say mê khi bắt gặp ánh sáng của Đảng. Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ của: Lẽ sống lớn, tình cảm lớn, thành công lớn. Lẽ sống lớn, ước mơ lớn, niềm vui lớn Lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện trong điểm nào dưới đây: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc Sử dụng từ, ngữ và lối nói quen thuộc của nhân dân Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt Dữ liệu A, C Dữ liệu A, B, C Mở đầu bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Em hiểu thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được dùng trong câu thơ trên: Thời gian được tính mang màu sắc tượng trưng, không xác định. Thời gian tính từ khi kháng Nhật đến khi chống Pháp thắng lợi. Truyện Kiều có câu: “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”, Nguyễn Du nói về thời gian Thúy Kiều và Kim Trọng xa cách. Tố Hữu tiếp nhận cách dùng thời gian này là để chỉ sự gắn bó dài lâu. Yếu tố nào sau đây góp phần tạo nên giọng tâm tình ngọt ngào trong thơ Tố Hữu? Quê hương xứ Huế nổi tiếng với những điệu ca hò. Con người xứ Huế (trong đó có tác giả) với tâm hồn, giọng nói ngọt ngào, đằm thắm. Quan hệ giữa nhà thơ và đối tượng “có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình”. Cả 3 dữ kiện trên. Dữ kiện A, B. Cảm xúc tiêu biểu nhất của bài thơ Việt Bắc là: Ca ngợi cảnh sắc và con người Việt Bắc. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Khúc hát ân tình thủy chung của con người kháng chiến với quê hương, đất nước, với nhân dân, với kháng chiến. Tám câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc có ý nghĩa hợp lí nhất là: Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi. Kể cụ thể những kỉ niệm gắn bó giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc. Dùng các câu hỏi tu từ để gợi những kỉ niệm trong lòng người về, gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình. Khuyên người về đừng quên cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi trong bài thơ cùng tên là: Cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động. Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu. Lạc quan, tin tưởng vào Đảng, Cách mạng. Nghĩa tình: San sẻ, chung gian khổ, niềm vui và cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến. Thơ trữ tình - chính trị là nét tiêu biểu trong phong cách thơ Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc thể hiện điều này ở nội dung nào dưới đây: Niềm say mê lí tưởng thiết tha. Niềm vui lớn – niềm vui chiến thắng của nhân dân trong cuộc kháng chiến. Khúc hát ân tình với nhân dân, Cách mạng, kháng chiến bằng những rung động của trái tim như trong tình yêu đôi lứa. Tính dân tộc về mặt hình thức của bài thơ Việt Bắc được biểu hiện ở điểm nào sau đây: Vận dụng thành công khả năng diễn tả của thể thơ lục bát truyền thống. Câu thơ lúc thì dung dị, dân dã gần với ca dao; lúc thì cân xứng, nhịp nhàng, trau chuốt đến độ cổ điển. Lời nói giàu hình ảnh, cách chuyển nghĩa truyền thống. Dữ liệu A, B Dữ liệu A, B, C. Từ nào không cùng nghĩa với từ còn lại: Mèo mun Ngựa ô Mắt huyền Chó mực Đen đủi. Nét nào không đúng với đặc điểm con người Nguyễn Tuân: Tài hoa Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tinh thần đấu tranh để vươn tới sự hoàn thiện nhân cách của mình. Biết quí trọng nghề nghiệp của mình. Đâu không phải là đề tài chủ yếu trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Tuân: Người trí thức tiểu tư sản Chủ nghĩa xê dịch Vang bóng một thời Đời sống trụy lạc Tác phẩm nào sau đây không cùng thể loại với tác phẩm còn lại: Người lái đò Sông Đà Chữ người tử tù Đường vui Tình chiến dịch Khi phản ánh con người, Nguyễn Tuân thường khám phá ở phương diện: Đạo đức Lập trường Tài hoa, nghệ sĩ Quan điểm, lối sống Điểm khác biệt trong phong cách của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng khi viết về con người là: Những con người đặc tuyển trong xã hội. Những tính cách phi thường, xuất chúng. Nhân dân đại chúng. Những anh hùng lịch sử. Người lái đò Sông Đà thuộc thể loại: Kí . C. Phóng sự. Tùy bút. D. Truyện ngắn. Cảm hứng viết Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ: Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc Tổ quốc. Hình ảnh thiên nhiên vừa dữ dội vừa thơ mộng. Hình ảnh con sông Đà. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc. Câu văn nào sau đây không khiến Nguyễn Tuân cảm thấy đi trên sông Đà như được trở về thời xa xưa: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Con sông đằm đằm, ấm ấm như một cố nhân. Đâu không phải là nét đặc sắc trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi viết Người lái đò Sông Đà: Trí tưởng tượng phong phú. Vốn từ ngữ dồi dào, câu văn đa dạng, cách nói tu từ độc đáo. Vốn tri thức uyên bác. Giọng lạnh lùng đến tàn nhẫn. Cốt truyện của “Rừng xà nu” kể về: Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh. Cuộc đời Tnú. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xô Man. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Xô Man đan cài vào nhau. Cảm hứng chủ yếu của Rừng xà nu được thể hiện ở: Hình ảnh núi rừng với sức sống vô hạn, gợi sức sống của dân tộc. Hình ảnh những con người kết tinh bản lĩnh kiên cường, bất khuất của dân tộc. Âm hưởng của lời văn, giọng kể. Yêu nước nồng nàn. Tập thơ nào dưới đây không phải của nhà thơ Xuân Quỳnh: Gió Lào cát trắng C. Đất nở hoa Tự hát D. Hoa dọc chiến hào. Bài thơ Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Nhà thơ đã bộc lộ về tình yêu là: Khát vọng muôn đời của tuổi trẻ Yêu là nhớ Yêu là thủy chung Khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu để nó sống mãi với thời gian. Tất cả những điều trên. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu thể hiện trạng thái: Sôi nổi, đắm say C. Đằm thắm, lắng sâu Lo âu, trắc trở D. Hồn hậu, chân thành, lo âu, da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ nào dưới đây viết về sóng, biển không phải của Xuân Quỳnh: Biển C. Với biển Sóng D. Thuyền và biển Khổ thơ: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương nói lên được điều gì trong tình yêu của người phụ nữ: Nhớ nhung C. Thủy chung Đôn hậu D. Đắm say Yếu tố nghệ thuật nào không góp phần diễn tả thành công cảm xúc bài thơ Sóng: Thể thơ 5 chữ Nhịp điệu nhịp nhàng Giọng điệu thiết tha, rạo rực, thủ thỉ, tâm tình Âm hưởng khi sôi nổi, khi lắng sâu. Dữ liệu A, B, C, D Bài thơ nào sau đây của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc: Thuyền và biển C. Sóng Thơ tình cuối mùa thu D. Tự hát Dữ liệu A, B, C Nhà của Tràng được miêu tả như thế nào: Cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Cái nhà vắng teo nhưng hết sức sạch sẽ Cái nhà ba gian nhỏ nằm lọt thỏm trong khu vườn nhiều cây cau cao vút. Bữa cơm nhày đói của gia đình Tràng được miêu tả như thế nào: Trông khá tươm tất B. Không cũng đầy đủ Trông thật tệ hại D. Trông thật thảm hại Tác phẩm nào không phải là của Nguyễn Minh Châu: Dấu chân người lính C. Cửa biển Miền cháy D. Chiếc thuyền ngoài xa Ý nghĩa tên truyện Thuốc – Lỗ Tấn: Là liều thuốc giá trị để chữa bệnh lao của người Trung Hoa Cách chữa bệnh ngu muội, lạc hậu, dễ đưa con người ra nghĩa địa Phải kê đơn chữa trị tinh thần cho quốc dân Trung Hoa. Lỗ Tấn viết chủ yếu bằng bút pháp nào: Dung dị, trầm lắng, sâu xa. Chân thực, cô đọng. Lãng mạn trên hiện thực cuộc sống. Thái độ của Lỗ Tấn qua nhân vật Hạ Du: Trân trọng và kính phục người làm CM Tương lai Tổ quốc sẽ thuộc về những người như Hạ Du Dữ kiện A, B Ngầm ý phê phán Hạ Du.
Tài liệu đính kèm: