Đề kiểm tra thử lần cuối môn: Hóa 11

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1928Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử lần cuối môn: Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra thử lần cuối môn: Hóa 11
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
ĐỀ KIỂM TRA THỬ LẦN CUỐI 
MÔN: HÓA 11
Cho KLNT: H= 1; C= 12; N= 14; O= 16; F= 19; Na= 23; Mg = 24; Al= 27; K= 39; Ca= 40; S= 32; P= 31; Fe= 56; Cu = 64; Zn= 65; Cl = 35,5; Br= 80; Ag= 108; Ba = 137.
Câu 1: Hổn hợp X gồm CH4, C2H4 và C4H6 trong đó CH4 và C4H6 có cùng số mol. Đốt cháy x mol hổn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 7,6 gam. Giá trị của m là
 A. 10 gam B. 20 gam C. 25 gam D. 14 gam
Câu 2: Cho các chất: Propen, propan, propin. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất đó là
A. dd AgNO3/NH3, dd HCl.	B. dd Br2, dd Cl2.
C. dd KMnO4, HBr.	D. dd AgNO3/NH3, dd Br2.
Câu 3: Chất X không làm mất màu dung dịch KMnO4, chất X là
 A. butan.	B. propen.	C. stiren.	D. axetilen.
Câu 4: Hợp chất CH2 = CH – CH(CH3)CH = CH – CH3 có tên thay thế là:
 A. 4 – metyl penta – 2,5 – đien.	B. 3 – metyl hexa – 1,4 – đien.
 C. 2,4 – metyl penta – 1,4 – đien.	D. 3 – metyl hexa – 1,3 – đien.
Câu 5: Đốt 0,2 mol ankan thu được 0,8 mol CO2. Tìm số đồng phân của ankan đem đốt?
 A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm butan, isobutilen, but-2-en, but-1-en và buta-1,3-đien có tỉ khối đối với H2 là 27,8. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng lên là
A. 34,50 gam	B. 37,20 gam	C. 36,66 gam	D. 39,90 gam
Câu 7: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic . Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
	A. 0,6 lít.	B. 0,5 lít.	C. 0,3 lít.	D. 0,4 lít.
Câu 8: Cho các chất sau:
 (1) CH2=CH-CH3 (2) CH3-CH=CH-CH3.	 (3) (CH3)2C=CH-CH3	(4) CH3-CH3
 (5) CH2=C(CH3)-CH=CH2	(6) CH2=CH-CH=CH-CH3	 (7) CH2=CH-CH=CH2.	
Dãy chất có đồng phân hình học là
A. (2), (6).	B. (2),(3),(5).	C. (1),(4), (6),(7).	D. (1),(3),(5),(6).
Câu 9: Hãy cho biết những chất nào sau đây có khi hiđro hóa cho cùng sản phẩm ?
 A. but-1-en; buta-1,3-dien. 	B. propen, propin, 2 - metylpropen.
 C. p-Xilen, stiren. 	 D. etilen, axetilen và propilen.
Câu 10: Cho lần lượt các chất C2H5CHO, HCOOH, C6H5OH, C6H5CH2OH, CH2=CH-COOH, CH3OH vào dung dịch NaOH, đun nóng. Số chất tham gia phản ứng là
 A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol đó là:
 A. C3H7OH.	B. C2H5OH.	C. C4H9OH.	D. CH3OH.
Câu 12: o-crezol (CH3-C6H4-OH) không phản ứng với
 A. NaOH.	B. Na.	C. dung dịch Br2.	D. HCl.
Câu 13: Công thức cấu tạo của ancol no, đơn chức, mạch hở là ( n là giá trị nguyên dương)
 A. CnH2n+1OH .	B. CnH2n+2OH.	C. CnH2n-1OH.	D. CnH2nOH.
Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 ® X ® CH3COOH.
	Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng. X là chất nào sau đây ? 
	A. CH3COONa.	B. C2H5OH.	C. CH3CHO.	D. C2H4.
Câu 15: Khi tách nước từ ancol 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbut-1-en.	B. 3-metylbut-2-en.	C. 2-metylbut-2-en.	D. 2-metylbut-3-en.
Câu 16: Cho các chất: phenol (C6H5OH), metanol (CH3OH), etanol (C2H5OH), đimetyl ete (CH3OCH3). Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. đimetyl ete.	B. phenol.	C. etanol.	D. metanol.
Câu 17: Khi đun nóng hỗn hợp hai ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140 °C) thì số ete thu được tối đa là
	A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 18: Oxi hóa 7 gam hỗn hợp X gồm CH3CHO và C2H5CHO được hỗn hợp Y. Y tác dụng hết với Na được 0,056 mol H2. Mặt khác, 7 gam X tráng bạc hoàn toàn thu được 0,28 mol Ag. Hiệu suất phản ứng oxi hóa là
	A. 75%	B. 80%	C. 85%	D. 90%
Câu 19: Tỉ khối hơi của andehit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 g X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 g Ag. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CH-CHO B. CH3CH2CHO C. CHO-CHO D. CH2=CH-CH2-CHO
Câu 20: Đốt một anđehit X cho số mol CO2 bằng số mol H2O. Biết 1 mol X tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo 4 mol Ag. Vậy X là anđehit
	A. đơn chức no	 B. fomic	C. hai chức	D. đơn chức chưa no.
Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
	A. 21,6 g	B. 10,8 g	C. 43,2 g	D. 64,8 g
Câu 22: Chất phản ứng được với cả 3 chất: Na, NaOH và NaHCO3 là
	A. C6H5OH	B. HOC2H4OH	 C. HCOOH.	 D. C6H5CH2OH
Câu 23: Để trung hòa 6,72 g axit cacboxylic Y no, đơn chức cần 200 g dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là
	A. C3H7COOH.	 B. C2H5COOH.	C. CH3COOH.	 D. HCOOH.
Câu 24: Axit cacboxylic có CTPT là C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở ?
 A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 25: Cho các chất sau: metan, etilen, but-1- in, but -2- in, axetilen, andehit axetic, glixerol, axeton. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa?
 A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 26: Cho 4,52 gam hỗn hợp X gồm C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 896 ml khí ở đktc và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là
	A. 5,44 g.	B. 6,36 g.	C. 5,40 g.	D. 6,28 g.
Câu 27: Cho 14,2 gam hỗn hợp rắn gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Khối lượng NaCl có trong dung dịch X là
 A. 11,7 gam B. 8,775 gam C. 14,04 gam D. 15,21 gam
Câu 28: Có 3 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dùng thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để nhận biết ?
	A. quỳ tím	B. dd HCl.	C. dd AgNO3.	 D. dd Ba(OH)2.
Câu 29: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, có thể dùng cách nào sau đây?
	A. Cho hh khí qua nước	 B. Cho hh khí qua dd NaOH
	C. Cho hh khí qua dd Br2 dư	 D. Cho hh khí qua dd nước vôi trong
Câu 30: Cho lượng dư dd AgNO3 tác dụng với 100 ml dd hỗn hợp NaCl 0,1M và NaF 0,05M. Khối lượng AgNO3 đã phản ứng và khối lượng kết tủa tạo thành lần lượt là
	A. 17g và 14,35g	B. 25,5g và 20,07g	C. 2,55g và 1,435g	D. 1,7g và 1,435g
Câu 31: Dung dịch có môi trường kiềm (pH > 7) là
	A. NaF.	 B. KCl.	 C. NH4Cl.	D. CuSO4.
Câu 32: Đốt cháy hoàn tòa một ancol đơn chức X mạch hở thu được 0,12 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của X khi oxi hóa bởi CuO tạo anđehit là :
A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 33: Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh
	A. NaClO4, HCl, NaOH	B. HF, C6H6, KCl.
	C. H2S, H2SO4, NaOH	D. H2S, CaSO4, NaHCO3.
Câu 34: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?
	A. NaOH và NaHCO3.	B. HNO3 và NaHCO3.
	C. Na2CO3 và KOH.	 D. NaCl và AgNO3.
Câu 35: Cho các thí nghiệm sau:
 (1) sục khí H2S vào dung dịch FeSO4 ; (2) cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch BaCl2 ;
 (3) sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 ; (4) sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3 ;
 (5) sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2 ; (6) cho dung dịch NH3 (dư) vào dung dịch AlCl3.
Thí nghiệm thu được kết tủa là
 A. (1),(2),(3),(4) B. (2),(3),(5),(6) C. (2),(3),(4),(6) D. (1),(3),(5),(6)
Câu 36: Một dung dịch có pH = 5 thì nồng độ H+ sẽ bằng
	A. 5,0.10–4 M.	 B. 2,0.10–5 M.	C. 0,5 M.	D. 1,0.10–5 M.
Câu 37: Cho dd X gồm HNO3 và HCl có pH = 1. Trộn V ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M với 100 ml dd X thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị V là
	A. 125.	B. 150.	C. 175.	D. 250.
Câu 38: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
	A. (NH4)3PO4. 	 B. NH4HCO3.	 C. CaCO3.	D. NaCl.
Câu 39: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là
	A. 17,7 gam	B. 9,0 gam	C. 11,4 gam 	D. 19,0 gam
Hướng dẫn: = 1,2 → n = 3 ; = 1,1 → = 5,5 
Axit: C3HyO2 (a mol) Ancol no nên C3H8Ox (b mol), (y < 5,5 nên y = 4 hoặc 2) Ta có: a + b = 0,4 (1)
TH1 lấy y = 4 → C3H4O2 Bảo toàn cho O: 2a + bx + 1,35.2 = 1,2.2 + 1,1 → 2a + bx = 0,8 **
Lập : 4a + 8b = 5,5.0,4 (2) → a = 0,25 và b = 0,15 hay vào** → x = 2 → mY= 76.0,15 = 11,4 → C 
Câu 40: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là
	A. 80%	B. 50%	C. 70%	D. 85%
Câu 41: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 10 ml dd X chứa các ion: NH4+, SO42–, NO3– thì có 2,33 gam kết tủa tạo thành và đun nóng thì có 0,672 lít (đktc) một khí bay ra. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 đã hòa tan trong 10 ml X là
 A. 1,0 M và 1,0 M	 B. 2,0 M và 2,0 M	 C. 1,0 M và 2,0 M	 D. 0,5 M và 2,0 M
Câu 42: Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H3PO4 0,5M, thu được dd X. Cô cạn dd X, thu được hh các chất là
	A. KH2PO4 và K3PO4.	B. KH2PO4 và K2HPO4.
	C. KH2PO4 và H3PO4.	D. K3PO4 và KOH.
Câu 43: Cho phản ứng: 4Zn + NaNO3 + 7NaOH à 4 Na2ZnO2 + NH3 + 2H2O.
 Vai trò của NaNO3 trong phản ứng trên là
	A. chất oxi hóa	 B. chất khử	C. chất bị oxi hóa	D. môi trường
Câu 44: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M thu được V lít NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48 lit	B. 11,2 lit	C. 22,4 lit	D. 5,6 lit
Câu 45: Cho luồng khí CO dư đi qua 5,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 rồi nung nóng. Khí sinh ra sau phản ứng cho qua dung dịch nước vôi trong dư có 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
	A. 4,63 g	B. 4,0 g	 C. 4,36 g	D. 4,2 g
Câu 46: Tiến hành thí nghiệm: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. Kết luận đúng là
 A. Lúc đầu khí thoát ra chậm sau đó mạnh lên. B. Lúc đầu chưa có khí sau đó có khí bay ra.
 C. Lúc đầu có khí bay ra sau đó không có khí. D. Có khí bay ra ngay lập tức.
Câu 47: Cho 6,72 lit khí CO2 (đktc) vào 380 ml dd NaOH 1M, thu được dd A. Cho 100 ml dd Ba(OH)2 1M vào dd A được m gam kết tủa. Gía trị m bằng
	A. 19,7g	B. 15,76g	C. 59,1g	D. 55,16g
Câu 48: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
	A. Tăng 13,2 gam	B. Tăng 20 gam	 C. Giảm 16,8 gam	 D. Giảm 6,8 gam
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hất X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
	A. 23,2 g	B. 12,6 g	C. 18 g	D. 24 g
Câu 50: Khí thải (của một nhà máy) có chứa các chất HF, CO2, SO2, NO2, N2. Hãy chọn chất tốt nhất để loại các khí độc trước khi xả ra khí quyển 
 A. SiO2 và H2O B. CaCO3 và H2O C. dd CaCl2 D. dd Ca(OH)2
----------HẾT----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KSCL_LAN_4_CO_DA.doc