Đề kiểm tra tham khảo học kì II ( 2015 - 2016) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1009Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tham khảo học kì II ( 2015 - 2016) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tham khảo học kì II ( 2015 - 2016) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO HỌC KÌ II ( 2015-2016)
TRƯỜNG THCS TRUNG AN	 MÔN: Ngữ Văn 7 
	 Thời gian: 90 phút
I.Phần câu hỏi : (3điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là tục ngữ ? Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
 Câu 2 : (1 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt ? Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau : “ Trời ơi! cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.”
 Câu 3 : (1 điểm)
Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh.
II. Phần làm văn : (7 điểm) 
 Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Đáp án
I. Phần câu hỏi 
Câu 1 : (1 điểm)
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.(0.5 điểm)
Ý nghĩa câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” lòng biết ơn những người tạo ra thành quả để mình được hưởng, một đạo lí đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. (0.5 điểm)
Câu 2 : (1 điểm)
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. (0.5 điểm)
Câu đặc biệt tìm được trong đoạn trích : trời ơi ! (0.5 điểm)
Câu 3 : (1 điểm)
Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh.
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc lại và sửa chữa.
II. Tập làm văn : (7 điểm)
Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu sau :
I. Mở bài : (1 diểm)
- Dẫn dắt vào đề
- Giới thiệu câu tục ngữ
- Nêu ý nghĩa chung nhất
II. Thân bài : (5 điểm)
- Giải thích câu tục ngữ
+ Nghĩa đen : gần mực thì mực dảy ra quần áo tay chấm nên đen, gần đèn đang thắp thì ánh đèn sẽ tỏa sáng làm rạng rỡ gương mặt ta.
+ Nghĩa bóng : gần gũi thường xuyên tiếp xúc với người tốt ta cũng dẽ dàng học tập tiếp thu đượcphẩm chất tốt đẹp. 
 + Nghĩa sâu : vì sao gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ? Con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường và hoàn cảnh xung quanh đặc biệt là tuổi thiếu niên học sinh, các em dễ bắt chước nhau, dễ bị tập thể lôi cuốn mà thành người xấu hoặc tốt.(dẫn chứng : chuyện mẹ hiền dạy con)
- Câu tục ngữ nhằm khuyên không phải lúc nào ta cũng tránh xa bạn xấu mà ta cần gần bạn ấy để giúp đỡ, cảm hóa để làm bạn ấy tiến bộ. Nhưng ta cần vững vàng, tự tin đừng để mực làm ta vấy bẩn. Ta phải làm cho ngọn đèn tỏa sáng xua đi cái tối tăm.
III. Kết bài : (1điểm)
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ
- Rèn luyện bản thân để không bị cuốn hút vào những cám dỗ xấu.
*Gợi ý chấm điểm :
- Điểm 6 - 7 : đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, không sai bất kì lỗi diễn đạt nào. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ.
- Điểm 4 - 5 : sai từ 1 - 3 lỗi diễn đạt. Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ.
- Điểm 3 : sai từ 3 - 8 lỗi diễn đạt. Diễn đạt trôi chảy, đúng đề tài, bố cục rõ và chữ viết rõ.
- Điểm 1 – 2 : bài viết kém, sai nhiều lỗi diễn đạt, bố cục không rõ.
	 Hết
Đề đã thẩm định

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 1.doc