Đề kiểm tra ngữ văn 7 tiết 42 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra ngữ văn 7 tiết 42 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra ngữ văn 7 tiết 42 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
 	§Ò kiÓm tra ng÷ v¨n 7
 	Tiết: 42
	 Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề) 
	§Ò bµi 
I. Trắc nghiệm khách quan: 2đ 
1, Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: 
	Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại (1)......................dân gian, kết hợp (2)........và (3).........., diễn tả đời sống (4)............của con người.
2, Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn chỉ một chữ cái đầu của đáp án đúng : 
a. Ba bài thơ Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Thiên Trường vãn vọng được viết bằng văn tự nào? 
A. Chữ Quốc ngữ. B. Chữ Nôm.
C. Chữ Hán. D. Cả chữ Hán và chữ Nôm.
b. Hai bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào? 
	A. Thất ngôn bát cú.	B. Thất ngôn tứ tuyệt. 
	C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.	C. Song thất lục bát.	
c. Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình? 
A, Sông núi nước Nam.
B,Phò giá về kinh.
C, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
D, Qua Đèo Ngang.
d. Dòng nào sau đây không đúng với bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? 
A.Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Bài thơ nói về thân phận chìm nổi của người phụ nữ đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của họ.
C. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. 
D. Nỗi sầu của người vợ có chồng ra trận.
II. Tự luận: 8 đ
Câu 1: (2đ) Em hãy nêu ý nghĩa của những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước, con người, những câu hát than thân và châm biếm?
Câu 2: (2đ) Nêu đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 3: (4đ) Viết một văn bản ngắn ( độ dài từ 10 đến 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nội dung, nghệ thuật của bài ca dao sau: 
	“ Công cha như núi ngất trời 
	 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 
	Núi cao biển rộng mênh mông,
	 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi? 
 H­íng dÉn chÊm §Ò kiÓm tra ng÷ v¨n 7
 	I. Trắc nghiệm: 2đ: 
1, Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: 
Mỗi chỗ điền đúng được 0,25đ
	1- trữ tình 	2- lời 
	3- nhạc 	4- nội tâm 
2, Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn chỉ một chữ cái đầu của đáp án đúng 
Mỗi câu chọn đúng được 0,25đ
Câu
a
b
c
d
Đáp án 
C
A
D
D
II. Tự luận: 8 đ
Câu 1: (2đ) Cần nêu được những ý sau: 
 - Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này  thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt; nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn và sống cho đúng đạo làm người.
 - Những câu hát về quê hương đất nước đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
 Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
- Những câu hát than thân có số lượng lớn, thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đổng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
 - Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Câu 2: (2đ) Nêu được đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng : (1đ)
- Bố cục gồm 4 phần khai, thừa, chuyển, hợp: (0,5đ)
- Gieo vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4; đối ở câu 1,2 hoặc 3,4 hoặc cả bài theo từng cặp 1,2 và 3,4;( 0,5đ)
Câu 3: (4đ) Viết được một văn bản ngắn ( độ dài từ 10 đến 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nội dung, nghệ thuật của bài ca dao.
Hình thức: (1đ) HS có thể viết một hoặc nhiều đoạn văn; đủ số câu, trình bày sạch, hành văn lưu loát, chữ dễ đọc, không mắc lỗi chính tả 
Nội dung: (3đ) Nêu được cảm xúc, suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.
Cụ thể như sau: 
Đây là bài ca dao nói về tình cảm gia đình mà em thích nhất.
Hai câu đầu bài ca dao dùng hình ảnh so sánh quen thuộc như “núi ngất trời” “ nước ở ngoài biển Đông” để ví với công cha, nghĩa mẹ. 
Núi ngất trời là ngọn núi rất cao không ai đo được, còn nước ở ngoài biển Đông thì mênh mông vô tận không bao giờ cạn. Hai hình ảnh so sánh ấy thật phù hợp. Bởi đã diễn tả một cách cụ thể, giàu cảm xúc về công ơn sâu nặng của cha mẹ dành cho con cái. 
Câu ba của bài ca dao bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi của biển càng khẳng định thêm công lao to lớn không thể đo đếm được của mẹ cha đối với con. 
Câu cuối là lời nhắc nhở bổn phận của những người làm con phải khắc ghi công ơn ấy, phải sống có hiếu với mẹ cha.
 - Bài ca dao đã lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ mỗi chúng ta
	Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng cho HS. Khi chấm GV nên tôn trọng sự sáng tạo của HS để cho điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNH_201415de_kt_van_7_tiet_43.doc