Đề kiểm tra môn Vật Lí - Kỳ thi thử lầ 2 tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

pdf 2 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 1248Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lí - Kỳ thi thử lầ 2 tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Vật Lí - Kỳ thi thử lầ 2 tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ 
KỲ THI THỬ LẦN 2 
TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
 Năm học: 2016 - 2017 
 Môn thi: VẬT LÍ 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
(Đề thi gồm 02 trang) 
Bài I (1,5 điểm) 
 Thủy triều sinh ra là do sức hút của Mặt trăng 
và Mặt trời lên Trái đất. Một ngày hai lần, thủy triều 
ngày và thủy triều đêm. Ứng dụng năng lượng thủy 
triều để tạo ra điện là một trong các hướng tận dụng 
và khai thác nguồn năng lượng sạch. Miền duyên hải 
đông nam Trung quốc có một vịnh nào đó (hình vẽ), 
diện tích khoảng 1,0.107 m2. Khi thủy triều lên cao 
mực nước sâu 20m. Khi thủy triều xuống mực nước 
tụt xuống 18m. Có thể lợi dụng đập nước này xây 
dựng trạm thủy điện, mặt nước trong vịnh cao hơn 
mực nước ngoài biển, nước trong vịnh chảy ra ngoài 
biển qua cửa đập làm quay tua bin máy phát điện. 
Hiệu suất của máy phát điện là 10%. Một ngày có hai 
lần thủy triều lên xuống như nhau. Tính điện năng mà 
trạm thủy điện phát ra trong một ngày. 
(Có thể xem gần đúng khối lượng riêng của nước 
biển là 1000kg/m3, trọng lượng của khối nước tập trung ở trọng tâm) 
Bài II (2,0 điểm) 
 Ô tô thứ nhất chuyển động trên đường thẳng có 
đồ thị vận tốc thay đổi theo thời gian như hình vẽ. Ô tô 
thứ 2 cũng chuyển động cùng lúc xuất phát với ô tô 1 
tại cùng một vị trí ban đầu chuyển động trên cùng một 
đường thẳng. Vận tốc của ô tô thứ 2 tăng đều từ giá trị 
0 với hệ số tỷ lệ là 2k = 10 (km/h ) . 
1. Tính vận tốc trung bình của ô tô thứ nhất trong thời 
gian 4 giờ đầu tiên, trong thời gian 4giờ từ lúc 2 giờ 
đến lúc 6 giờ. 
2. Xác định các thời điểm mà vận tốc của hai xe ô tô 
bằng nhau. 
3. Trong thời gian 7 giờ chuyển động hai xe ô tô có 
gặp nhau lần nào nữa không, nếu gặp nhau thì ở vị trí cách điểm xuất phát bao nhiêu ki lô mét. 
Bài III (2,0 điểm) 
 1. Tại sao nước giếng ấm áp về mùa đông, mát lạnh vào mùa hè ? 
 2. Một khối đồng nhỏ khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1, nhiệt độ 
0
1t = 100 C . Một bình chứa m2 (kg) 
nước ở nhiệt độ 02t = 20 C , bình có khối lượng m3 có nhiệt dung riêng c3. Thả khối đồng nói trên vào 
nước thì nhiệt độ cân bằng là 0ct = 25 C . Hỏi nếu khối đồng có khối lượng 3m1, nhiệt độ 
0
1t = 100 C thả 
vào bình chứa nước nói trên (chứa m2 (kg) nước ở nhiệt độ 
0
2t = 20 C ) thì nhiệt độ cân bằng của hệ 
thống là bao nhiêu? Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra ngoài môi trường. 
6 2 4 7 0 
10 
20 
30 
t (h) 
v (km/h) 
Đập nước 
Trạm điện 
Vịnh 
Biền 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Bài IV (2,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ, 
nguồn điện có U = 8 Vkhông đổi, 1R = 2  , 
đèn có điện trở 2R = 3  không đổi, 3R = 3  , 
điện trở của ămpe kế, khóa K, con chạy không 
đáng kể. 
1/ Đóng khóa K. Cho điện trở toàn phần của biến 
trở là R = 10  , khi con chạy C ở vị trí sao cho 
2CN = 3MC . Tìm số chỉ và chiều dòng điện 
chạy qua ămpe kế. 
2/ Khóa K đóng. Thay biến trở mắc vào M,N sao 
cho điện trở toàn phần của biến trở là R0, khi điện 
trở của phần CN là 6Ω thì số chỉ của ămpe kế là 
5
 A
3
. Tìm điện trở toàn phần của biến trở (R0). 
3/ Khóa K mở. Sử dụng biến trở khác thay vào chỗ của biến trở đã cho (Rb), di chuyển con chạy C thì 
người ta nhận thấy khi điện trở phần CN của biến trở là 1Ω thì đèn tối nhất. Tính điện trở toàn phần của 
biến trở mới (Rb). 
Bài V (1,5 điểm) : Một nguồn sáng điểm đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 8cm, 
cách thấu kính 12cm. Thấu kính có đường rìa là hình tròn đường kính 15cm. Màn hứng ảnh đặt vuông 
góc với trục chính cách thấu kính 8cm hứng chùm khúc xạ sau thấu kính. 
1. Xác định hình dạng và kích thước của hình ảnh thu được trên màn. 
2. Màn đặt ở đâu thì thu được ảnh rõ nét nhất của S. Di chuyển màn đến vị trí này và cố định màn. 
3. Giữ nguồn sáng và màn cố định, di chuyển thấu kính theo phương vuông góc với trục chính thấu 
kính với vận tốc 1 cm/s. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển như thế nào với vận tốc là bao nhiêu? 
Bài VI (0,5 điểm) : Hình dưới biểu diễn hai mạch điện chứa ống dây và đèn LED (còn gọi là đi ốt phát 
quang). Các đèn LED trong mạch điện bên trái có màu đỏ và cam. Các đèn LED trong mạch điện bên 
phải có màu vàng và xanh. Các LED chỉ phát sáng khi dòng điện đi qua đèn có chiều cùng chiều mũi 
tên kí hiệu đèn. Khi số lượng đường sức từ qua ống dây tăng thì chiều của đường sức từ do dòng điện 
cảm ứng trong ống sinh ra ngược chiều với từ trường của nam châm và ngược lại khi số lượng đường 
sức từ qua ống dây giảm thì chiều của đường sức từ do dòng điện cảm ứng trong ống sinh ra cùng chiều 
với từ trường của nam châm. Nam châm di chuyển qua lại giữa các cuộn dây theo thứ tự sau: 
O→P→O→Q→O. Giả sử dòng điện chỉ xuất hiện trong cuộn dây bên trái khi nam châm di chuyển giữa 
O và P, và dòng điện chỉ xuất hiện trong cuộn dây bên phải khi nam châm di chuyển giữa O và Q. Trình 
tự bật sáng của các đèn LED trong quá trình nam châm thực hiện chuỗi di chuyển O→P→O→Q→O là 
gì? ( Chỉ rõ chiều đường sức từ của dòng điện trong ống dây trong từng trường hợp) 
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh : .............................................................. Số báo danh : ..................................... 
Họ tên, chữ ký của giám thị 1: Họ tên, chữ ký của giám thị 2: 
R2 
U 
N 
D 
R1 
R3 
A 
A B 
C M 
K 
Cam 
Đỏ Vàng 
Xanh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfMÔN LÝ.pdf