1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUÊ ̣ ĐỀ THI LẦN THỨ 2 KÌ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN NĂM HOC̣ 2016 - 2017 MÔN: SINH HOC̣ (Thời gian làm bài: 150 phút) (Đề thi có 2 trang gồm 7 câu) Câu I ( 1,5 điểm) 1. Một tập hợp các cá thể sinh vật được gọi là một quần thể khi nó thỏa mãn những điều kiện nào? 2. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể. Trong các đặc trưng này, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? 3. Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật? Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật. Câu II ( 1,5 điểm) 1. Hãy lấy ví dụ thực tế để minh họa cho các khái niệm: a. Quan hệ kí sinh - vật chủ. b. Thiên địch. c. Biến động theo chu kì. d. Loài ưu thế. e. Quan hệ cộng sinh. f. Loài thứ yếu. 2. Phân biệt mối quan hệ kí sinh - vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Vì sao? 3. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng. Câu III ( 1,5 điểm) 1. Chu kì tế bào là gì? Cho biết những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì nguyên phân trong chu kì tế bào. 2. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy? 3. Những sự kiện nào xảy ra trong giảm phân có thể tạo ra biến dị di truyền. Vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính? Câu IV( 1,5 điểm) 1. Làm thế nào để phát hiện được hai gen nào đó là liên kết hoàn toàn hay phân li độc lập? 2. Nêu 3 qui luật di truyền khác nhau cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 1 : 2 : 1. Cho ví dụ minh họa. 3. Phân biệt thường biến và đột biến về khái niệm, nguyên nhân cơ chế phát sinh, đặc điểm biểu hiện và ý nghĩa. Câu V ( 1,5 điểm) 1. Năm phân tử ADN chứa toàn N14 tái bản liên tiếp 4 lần trong môi trường chỉ có N15. Hãy cho biết ở thế hệ cuối cùng số phân tử ADN có chứa N14 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa 4992 NST đơn. Vào kì đầu của lần nguyên phân đầu tiên, trong mỗi tế bào người ta đếm được 156 crômatit. a. Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào. b. Khi các tế bào ở lần nguyên phân cuối cùng thì số tâm động, số crômatit, số phân tử ADN, ở kỳ giữa và kì sau trong các tế bào là bao nhiêu? Câu VI ( 1,0 điểm) 1. Cho 4 quá trình sau: a. ADN → ARN b. ARN → ADN c. ADN → ADN d. ARN → prôtêin. 2 Hãy gọi đúng tên mỗi quá trình này? Cả 4 quá trình này đều được thực hiện dựa trên 1 nguyên tắc chung. Đó là nguyên tắc gì? Nêu nội dung nguyên tắc đó 2. Một tế bào sinh dục có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể là AaBb XDY trải qua nguyên phân ở vùng sinh sản, nhiễm sắc thể A và nhiễm sắc thể Y không phân li, các tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể như thế nào? Viết công thức bộ nhiễm sắc thể của tế bào con. Câu VII ( 1,5 điểm) 1. Lai 2 thứ cà chua thuần chủng thân cao, quả đỏ với thân thấp, quả vàng được F1. Cho F1 giao phấn với 2 cây khác nhau, thu được kết quả: - Trường hợp 1: 59 cây cao, quả đỏ; 60 cây cao, quả vàng; 20 cây thấp, quả đỏ; 19 cây thấp, quả vàng. - Trường hợp 2: 61 cây cao, quả đỏ; 59 cây thấp quả đỏ; 19 cây cao, quả vàng; 20 cây thấp, quả vàng. Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Biện luận, viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp 2. Bệnh phªninkªt« niệu ở người do 1 gen lặn trªn nhiễm sắc thể thường g©y ra. Bệnh biểu hiện rất sớm, nếu trẻ em kh«ng được ph¸t hiện và điều trị kịp thời sẽ bị thiểu năng trÝ tuệ. Một cặp vợ chồng b×nh thường có khả năng sinh con mắc bệnh phªninkªt« niệu với tỉ lệ bao nhiªu? Biết rằng người chồng cã c« em g¸i mắc bệnh và người vợ cã cậu em trai mắc bệnh, ngoài ra trong gia đình của họ không còn ai mắc bệnh này nữa. -------------------HẾT----------------
Tài liệu đính kèm: