ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian 20p) Mã đề 01 Câu 1: Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ? Câu 2: Chép lại theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Xác định và nêu tác dụng của điệp ngữ trong khổ thơ đó? ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian 20p) Mã đề 02 Câu 1: Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ thường gặp? Câu 2: Chép lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Xác định và nêu tác dụng của điệp ngữ trong khổ thơ đó? ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 7 Mã đề 01: Câu 1: (5đ) - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.(2đ) Các dạng điệp ngữ (3đ): + điệp ngữ cách quãng + điệp ngữ nối tiếp + điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) Câu 2 : (5đ) - Chép đúng khổ thơ (3đ) Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cụccục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ (Xuân Quỳnh) Chỉ ra được điệp ngữ : nghe : điệp ngữ cách quãng (1đ) Tác dụng : Nhấn mạnh cảm giác, nỗi nhớ trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Mã đề 02: Câu 1 : (5đ) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. (2đ) Các lối chơi chữ thường gặp: (3đ) + Dùng từ ngữ đồng âm; + Dùng lối nói trại âm(gần âm); + Dùng cách điệp âm; + Dùng lối nói lái; + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa Câu 2: (5đ) - Chép đúng khổ thơ (3đ) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh) Chỉ ra được điệp ngữ : vì: điệp ngữ cách quãng (1đ) Tác dụng : Nhấn mạnh, làm nổi bật nguyên nhân, mục đích ra trận của người chiến sĩ. .
Tài liệu đính kèm: