Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề

doc 93 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 5 thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 1
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
 Câu 1: (2điểm) 
 a) Chỉ ra từ đơn, từ phức trong các dòng thơ sau:
 Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt 
 Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi.
 b) Xác định từ loại của các từ có trong đoạn thơ trên?
Câu 2: (2điểm) 
 Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau:
 Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa cau, mãng cầu, lê ki ma sum sê, nhẫy nhượt
Câu 3: (2điểm)
 a) Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: (cuốn, đẩy, thổi, nâng, xô)
 Giósóng chạy
 Gió thuyền trôi
 Cánh diều mỏng mảnh
 Giócao vời
 Đám mây trên trời
 Bay nhờ gió 
 Giólá vàng
 Đi xa xa mãi
 b) Chỉ ra từ loại của các từ vừa điền và cho biết sử dụng các từ đó để miêu tả gió có gì thú vị?
Câu 4: (4điểm)
 Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
----------------------------- HẾT ------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 1
Câu 1 (2điểm) 
 a) Chỉ ra từ đơn, từ phức trong các dòng thơ sau:
 Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt 
 Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi.
 b) Xác định từ loại của các từ có trong đoạn thơ trên?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
a)Tìm đúng mỗi phần cho 0,33 điểm
Từ đơn: ơi, như, xanh, đôi. 
Từ phức: 
-Từ ghép: sông La, trong veo, ánh mắt, bờ tre, im mát, hàng mi.
-Từ láy: mươn mướt.
1 điểm
 b) Tìm đúng từ loại mỗi phần được 0,5 điểm:
 Danh từ: sông La, ánh mắt, bờ tre, đôi, hàng mi.
 Tính từ: Trong veo, xanh, im mát, mươn mướt.
1 điểm
Câu 2 (2điểm) Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau:
 Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa cau, mãng cầu, lê ki ma sum sê, nhẫy nhượt
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
 Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
2 điểm
Câu 3 (2điểm) 
a. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: (cuốn, đẩy, thổi, nâng, xô)
 Giósóng chạy
 Gió thuyền trôi
 Cánh diều mỏng mảnh
 Giócao vời
 Đám mây trên trời
 Bay nhờ gió 
 Giólá vàng
 Đi xa xa mãi
b) Chỉ ra từ loại của các từ vừa điền và cho biết sử dụng các từ đó để miêu tả gió có gì thú vị?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
a) Điền đúng thứ tự các từ đã cho vào dòng thơ: xô, đẩy, nâng, thổi, cuốn.
0,5 điểm
b) Nêu được: sử dụng các động từ miêu tả các hoạt động của gió, tác giả làm ta thấy gió như một con người đáng yêu, rất có ích: gió biết làm việc, biết nô đùa. Qua cách miêu tả đó làm ta có thêm hiểu biết và thêm yêu thiên quanh ta hơn.
1,5 điểm
Câu 4 (4điểm) 
 Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
a) Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm
b) Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
- Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh.
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 2
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm) 
 Tìm từ điền vào chỗ trống cho hợp l ý 
 Non.nước .
 Ăn .mặc .
 Nhàvách.
 Vật .sao.
Câu 2: (2điểm) 
 Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu văn sau:
 Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng
Câu 3: (3điểm) 
 Trong bài Chợ tết nhà thơ Đoàn Văn Cừ có viết:
 Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
 Người các ấp tưng bừng đi chợ tết
 Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
 Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
 Vài cụ già chống gậy bước lom khom
 Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
 Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
 a) Tìm các từ láy có trong đoạn thơ và cho biết đó là kiểu láy nào?
 b) Em cảm nhận được gì khi đọc đoạn thơ trên?
Câu 4: (3điểm) 
 Hãy tả lại cảnh buổi sáng trong vườn cây.
----------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 2
Câu 1 (2điểm) Tìm từ điền vào chỗ trống cho hợp lý 
 Non.nước .
 Ăn .mặc .
 Nhàvách.
 Vật .sao.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Điền đúng mỗi cặp từ theo thứ tự, mỗi cặp từ đúng cho 0,5 điểm
 xanh - biếc, chắc - bền, rách - nát, đổi - dời.
2 điểm
Câu 2 (2điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu văn sau:
 Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Tìm đúng từ loại mỗi phần cho 0,5 điểm
 Trạng ngữ 1: dưới đáy rừng,
 Trạng ngữ 2: tựa như đột ngột.
 Chủ ngữ: những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa chứa nắng.
 Vị ngữ: bỗng rực lên.
2 điểm
Câu 3 (3điểm) Trong bài Chợ tết nhà thơ Đoàn Văn Cừ có viết:
 Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
 Người các ấp tưng bừng đi chợ tết
 Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
 Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
 Vài cụ già chống gậy bước lom khom
 Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
 Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
 a) Tìm các từ láy có trong đoạn thơ và cho biết đó là kiểu láy nào?
 b) Em cảm nhận được gì khi đọc đoạn thơ trên?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
 a) (1điểm)
Từ láy: từng bừng, vui vẻ, lon xon, lom khom, lặng lẽ.
 Láy vần: tưng bừng, lom khom, lon xon.
 Láy âm: vui vẻ, lặng lẽ.
0,5 điểm
0,3 điểm
0,2 điểm
 b) (2điểm) Nêu được các ý:
- Trên con đường mềm như dải lụa, đoàn người nối đuôi nhau đi chợ Tết với niềm vui náo nức. Cảnh đi chợ Tết “tưng bừng ” đông vui như đi hội.
 - Mỗi người đi chợ Tết với một dáng vẻ riêng nhưng họ đều là những con người hiền lành, giản dị, đáng yêu: những thằng cu áo đỏ “chạy lon xon”, các cụ già tay chống gậy, lưng còng “bước lom khom”,những cô gái duyên dáng, kín đáo, che môi cười lặng lẽ, các em bé lần đầu được đi chợ Tết còn rụt rè sợ hãi “nép đầu bên yếm mẹ” ngơ ngác trước người lạ, cảnh lạ. 
 - Qua cách miêu tả của tác giả đã làm ta phần nào hiểu được vẻ đẹp bình dị thân thương của cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê. Đồng thời làm ta tưởng như mình cũng được đi chợ Tết cùng bà con các ấp hơn mấy chục năm về trước.
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 4 (3điểm) 
 Hãy tả lại cảnh buổi sáng trong vườn cây.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
a) Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm
b) Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
- Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 3
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2 điểm)
 Tìm từ đồng nghĩa và cho biết tác dụng của cách sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
 Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
 (Tố Hữu)
Câu 2: (2 điểm)
Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc trên không và du du như sáo diều.
Câu 3: (2 điểm)
 Trong bài Về thăm nhà Bác, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Ngôi nhà của Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
 Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ thân thương?
Câu 4: (4 điểm)
 Hãy tả lại con đường em đi học từ nhà đến trường.
----------------------------- HẾT ------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 3
Câu 1 (2 điểm) 
 Tìm từ đồng nghĩa và cho biết tác dụng của cách sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
 Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
 (Tố Hữu)
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
* Các từ đồng nghĩa: Bác, Ông, Cụ , Người
Sử dụng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ có tác dụng tránh được lỗi lặp từ, đồng thời còn biểu thị nhứng sắc thái ý nghĩa khác nhau
+ Bác nhấn mạnh tình cảm gần gũi, ruột thịt (Coi lãnh tụ như người trong gia đình, họ hàng).
+ Người biểu thị sự trân trọng của quần chúng đối với lãnh tụ
+ Ông Cụ nhấn mạnh sự giản dị, mộc mạc, hòa mình với quần chúng của Bác (như một cụ già Việt Nam bình thường)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2: (2 điểm)
Tìm bộ phận ngữ pháp trong các câu sau
Mùa xuân, những tán lá xanh um che mát cả sân trường.
Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc trên không và du du như sáo diều.
a) Trạng ngữ: mùa xuân.
 Chủ ngữ: những tán lá xanh um.
 Vị ngữ: che mát cả sân trường.
0,25 điểm.
0,5 điểm.
0,25 điểm.
b) Chủ ngữ: mặt trăng.
 Vị ngữ 1: đã nhỏ lại.
 Vị ngữ 2: sáng vằng vặc.
 Vị ngữ 3: du du như sáo diều.
0,25 điểm.
0,25 điểm.
0,25 điểm.
0,25 điểm
Câu 3: (2 điểm)
 Trong bài Về thăm nhà Bác, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Ngôi nhà của Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
 Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ thân thương?
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
Nêu được 2 ý cơ bản:
-Hình ảnh ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời thật đơn sơ, giản dị như bao nhiêu ngôi nhà của làng quê Việt Nam: mái nhà nghiêng nghiêng từng trải bao nắng mưa, chiếc giường tre, chiếc võng gai đơn sơ.
-Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lên trong tình cảm yêu thương của gia đình: võng gai ru mát những trưa nắng hè.
1 điểm.
1 điểm.
Câu 4: (4 điểm)
 Hãy tả lại con đường em đi học từ nhà đến trường.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
Yêu cầu chung:
-Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm.
Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
-Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian, từ bao quát đến cụ thể. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
-Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
-Văn viết lưu loát,có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 4
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm)
 Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ:
Lá .đùm lá.
Việc nhà thì.việc chú bác thì.
Sámg.chiều.
Trước.sau.
Câu 2: (2điểm) 
 Xác định từ loại của các từ trong câu sau văn sau:
 Trong im ắng, hương vườn bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
Câu 3: (2điểm)
 Trong bài thơ Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Hồng Thiện viết:
 Bao nhiêu công việc lặng thầm
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
 Bé học giỏi, bé nết na
 Bé là cô Tấm, bé là con ngoan
 Đoạn thơ trên giúp em thấy được những điều gì đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu?
Câu 4: (4điểm)
 Tả ngôi nhà em đang ở cùng người thân.
----------------------------- HẾT ------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 4
Câu 1 (2điểm) 
 Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Lá .đùm lá.
 b) Việc nhà thì.việc chú bác thì.
c) Sámg.chiều.
d) Trước.sau.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Mỗi cặp từ tìm đúng cho (0,5điểm)
 a) lành - rách
 b) nhác - siêng. 
 c) nắng - mưa. 
 d) lạ - quen.
2 điểm
Câu 2 (2điểm) 
Xác định từ loại của các từ trong câu sau văn sau:
 Trong im ắng, hương vườn bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Danh từ: trong, hương vườn, ngọn gió, trên, thân cành.
Động từ: bắt đầu,bước,ra,tung tăng, nhảy, trườn.
Tính từ: im ắng, rón rén, nhẹ.
2 điểm
Câu 3 (2điểm) 
 Trong bài thơ Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Hồng Thiện viết:
 Bao nhiêu công việc lặng thầm
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
 Bé học giỏi, bé nết na
 Bé là cô Tấm, bé là con ngoan
 Đoạn thơ trên giúp em thấy được những điều gì đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Nêu được các ý: 
- Âm thầm lặng lẽ làm nhiều công việc đỡ đần cho cha mẹ. học hành giỏi giang,cư xử tốt với mọi người (tính nết tốt). Cô bé xứng đáng là cô Tấm trong gia đình, là con ngoan của cha mẹ, luôn đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
- Và em cũng như những người con khác, luôn luôn phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người con ngoan hơn những gì em đã có bây giờ.
1 điểm
1 điểm
Câu 4 (4điểm) 
 Tả ngôi nhà em đang ở cùng người thân.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
a) Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm
b) Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
- Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh.
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 5
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm)
Chỉ ra từ không đồng nghĩa với từ Tổ quốc:
Tổ quốc, non sông, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, núi non, non nước, nước non.
Viết ra 5 từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là nước:
Câu 2: (2điểm) 
 Đọc các câu văn sau rồi phân chia các danh từ được in nghiêng trong đoạn trích thành các loại: danh từ riêng, danh từ chung chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối, chỉ vật, chỉ thời gian, chỉ đơn vị, danh từ trìu tượng.
 Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới dưới đất mọi nhà đều vắng tanh Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
Câu 3: (2điểm)
 Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Phan Bình có viết:
 Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
 Lá đẹp, lá ngời ngời
 Tôi yêu thường vẫn gọi
 Mặt trời xanh của tôi
 Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?
Câu 4: (4điểm)
 Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng sâu xắc
----------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 5
Câu 1 (2điểm) 
 a) Chỉ ra từ không đồng nghĩa với từ Tổ quốc:
 Tổ quốc, non sông, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, núi non, non nước, nước non.
 b) Viết ra 5 từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là nước:
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
a) Tìm được những từ không đồng nghĩa với từ Tổ quốc: tổ tiên, núi non.
1 điểm.
b) Viết được 5 từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là nước:
 chẳng hạn: quốc âm, quốc ca, quốc hội, quốc khánh, quốc kì, quốc giáo, quốc hiệu, quốc hồn, quốc dân,
1 điểm.
Câu 2 (2điểm) 
 Đọc các câu văn sau rồi phân chia các danh từ được in nghiêng trong đoạn trích thành các loại: danh từ riêng, danh từ chung chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối, chỉ vật, chỉ thời gian, chỉ đơn vị, danh từ trìu tượng.
 Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới dưới đất mọi nhà đều vắng tanh Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Danh từ riêng: Thái. Xá.
Danh từ chung chỉ người: người, người lớn, cụ già, chú bé.
 Chỉ con vật: trâu, chó
 Chỉ cây cối: cỏ, lá.
 Chỉ vật: nương, sàn, đất, nhà, suối, bếp, cơm, rừng, làng. 
 Chỉ thời gian: mùa.
 Chỉ đơn vị: lũ.
 Danh từ trìu tượng: chỗ, việc.
0,2 điểm.
0,4 điểm.
0,2 điểm.
0,2 điểm.
0,4 điểm.
0,2 điểm.
0,2 điểm.
0,2 điểm.
Câu 3 (2điểm) 
 Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Phan Bình có viết:
 Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
 Lá đẹp, lá ngời ngời
 Tôi yêu thường vẫn gọi
 Mặt trời xanh của tôi
 Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
 Khổ thơ bộc lộ tình cảm tha thiết yêu quí của tác giả đối với rừng cọ quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân “Rừng cọ ơi! rừng cọ”, tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. 
 Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng,so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe ra những cánh nhỏ dài trông xa như “mặt trời ” đang tỏa chiếu những “tia nắng xanh” mà còn bộc lộ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.
1 điểm.
1 điểm.
Câu 4 (4điểm) 
 Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng sâu xắc. 
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
* Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm.
* Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
-Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian, không gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 6
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm)
a. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, cao thượng, cẩn thận, sáng sủa?
b. Đặt 1 câu với 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm ở trên?
Câu 2: (2điểm)
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Hà- bạn học từ hồi lớp 1 của tôi- vừa gửi thư cho tôi.
Câu 3: ( 2điểm)
Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
 Bầy ong giữ hộ cho người
 Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa đẹp đẽ gì?
Câu 4: (4 điểm)
Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu.
----------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 6
Câu 1 (2điểm) 
a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, cao thượng, cẩn thận, sáng sủa?
b) Đặt 1 câu với 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm ở trên?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
a) Tìm từ trái nghĩa.VD:
nhỏ bé / to lớn. cao thượng / thấp hèn.cẩn thận /cẩu thả. sáng sủa /tối tăm
1 điểm.
b) Đặt câu. VD: 
 - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
 - Cô bé đang vui vẻ bỗng trở nên buồn bã.
1 điểm.
Câu 2 (2điểm) 
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Hà- bạn học từ hồi lớp 1 của tôi- vừa gửi thư cho tôi.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
 Tác dụng của dấu gạch ngang là đánh dấu phần chú thích trong câu (hoặc) tách phần chú thích với các bộ phận khác của câu.
2 điểm.
Câu 3 (2điểm) 
 Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
 Bầy ong giữ hộ cho người
 Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
 Qua hai dòng thơ trên, em hiểu công việc của bầy ong có ý nghĩa đẹp đẽ gì? 
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Nêu được các ý nghĩa cơ bản:
- Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhụy, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong đượctừ hương ngọt những bông hoa.
- Khi thưởng thức mật ong,dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những mùa hoa được giữ lại trong hương thơm vị 
ngọt của mật ong. Có thể nói :bầy ong đã giữ gìn đượcvẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.
1 điểm.
1 điểm.
Câu 4 (4điểm) 
Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
* Yêu cầu chung:
-Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm.
* Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
-Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian, không gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
-Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
-Văn viết lưu loát, có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 7
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm) 
 Có thể ghép tiếng “hữu” mang nghĩa là “có” với tiếng nào sau đây để tạo thành từ ghép có nghĩa đúng? Hãy viết lại các từ mà em vừa ghép và đặt câu với 1 trong các từ đó?
 ích, tình, nghị, ý, bằng, sản, hiệu
Câu 2: (2điểm)
Phân loại các câu kể sau rồi xác định cấu tạo ngữ pháp của từng câu?
a) Loài cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm.
b) Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe.
Câu 3: (2 điểm)
 Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nướcViệt Nam độc lập (1945), Bác Hồ đã viết:
 Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
 Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào?
Câu 4: (4điểm)
Tả một vườn hoa gần nơi em ở (hoặc nơi em có dịp đến thăm). 
-
---------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 7
Câu 1 (2điểm) 
 Có thể ghép tiếng “hữu” mang nghĩa là “có” với tiếng nào sau đây để tạo thành từ ghép có nghĩa đúng? Hãy viết lại các từ mà em vừa ghép và đặt câu với 1 trong các từ đó?
 ich, tình, nghị, ý, bằng, sản, hiệu
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
- Có thể ghép tiếng “hữu”với các tiếng “ích, tình, hiệu, ý, sản”
- Các tiếng viết được: hữu ích, hữu tình, hữu ý, hữu sản, hữu hiệu.
- Đặt được 1câu có 1 từ vừa ghép được, đúng ngữ pháp, rõ nghĩa.
0,5 điểm.
0,5 điểm
1 điểm.
Câu 2 (2điểm) 
Phân loại các câu kể sau rồi xác định cấu tạo ngữ pháp của từng câu?
a. Loài cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm.
b. Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe.
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Học sinh phân thành 2 loại câu kể:
- Câu kể Ai làm gì?: Loài cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm.
- Câu kể Ai thế nào?:Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp như sau:
Loài cheo cheo đi cả ngày lẫn đêm.
 CN VN
Có động, cheo cheo vểnh tai lên nghe.
 TN CN VN
0,5 điểm.
0,5 điểm.
0,4 điểm.
0,6 điểm.
Câu 3 (2điểm) 
 Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (1945), Bác Hồ đã viết:
 Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
 Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào? 
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Học sinh nêu được các ý cơ bản:
 - Trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn. Ngay từ khi còn học tập dưới mái trường thân yêu, người học sinh cần phải cố gắng, quyết tâm, chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi.
 - Có như vậy, khi lớn lên, ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam được sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. 
1 điểm.
1 điểm.
Câu 4 (4điểm) 
Tả một vườn hoa gần nơi em ở (hoặc nơi em có dịp đến thăm). 
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
* Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm.
* Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu chung về cảnh vật.
- Tả cảnh theo các trình tự từng bộ phận của cảnh, theo thời gian, không gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 8
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm)
 a) Tìm dấu câu dùng chưa hợp lý trong câu văn, sửa lại rồi viết lại đoạn văn cho đúng? 
 Buổi sáng. Gió bấc hun hút thổi, đem lại cái lạnh tê tái. Mây bò trên mặt đất, tràn vào nhà. Quấn lấy người đi đường.
 b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu trong đoạn văn đã chữa lại?
Câu 2: (2điểm)
 Tìm từ đồng âm trong các câu sau và phân biệt nghĩa của chúng?
 Ăn no rồi lại nằm khoèo
 Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.
 (Ca dao)
 Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
 (Tục ngữ)
Câu 3: (2điểm)
 Chú bé loắt choắt
 Cái sắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng.
 a) Tìm từ láy ở trong đoạn thơ trên và cho biết các từ láy đó thuộc từ loại nào?
 b) Ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra cái hay của tác giả khi sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4:(4điểm)
Tả lại cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa rào.
----------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 8
Câu 1 (2điểm) 
 a) Tìm dấu câu dùng chưa hợp lý trong câu văn, sửa lại rồi viết lại đoạn văn cho đúng? 
 Buổi sáng. Gió bấc hun hút thổi, đem lại cái lạnh tê tái. Mây bò trên mặt đất, tràn vào nhà. Quấn lấy người đi đường.
 b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của từng câu trong đoạn văn đã chữa lại? 
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Học sinh nêu được:
- Dấu câu dùng sai là dấu chấm thứ nhất và dấu dấu chấm thứ ba trong đoạn văn. Sửa lại thay bằng dấu phẩy. Chép lại đoạn văn.
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp như sau:
Buổi sáng, gió bấc hun hút thổi, đem lại cái lạnh tê tái.
TN CN VN1 VN2
Mây bò trên mặt đất, tràn vào nhà, quấn lấy người đi đường.
 CN VN1 VN2 VN3
0,4 điểm.
0,8 điểm
0,8 điểm.
Câu 2 (2điểm) 
Tìm từ đồng âm trong các câu sau và phân biệt nghĩa của chúng?
 Ăn no rồi lại nằm khoèo
 Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.
 (Ca dao)
 Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
 (Tục ngữ)
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Học sinh nêu đưọc:
- Từ đồng âm là từ chèo.
- Nghĩa của từ “chèo” trong “Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem” là kịch hát dân gian cổ truyền.
- Nghĩa của từ “chèo” trong “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” là gạt nước bằng mái chèo làm cho thuyền di chuyển trên mặt nước.
0,5 điểm.
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 3 (2điểm) 
 Chú bé loắt choắt
 Cái sắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng.
 a) Tìm từ láy ở trong đoạn thơ trên và cho biết các từ láy đó thuộc từ loại nào?
 b) Ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra cái hay của tác giả khi sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
a) Các từ láy trong đoạn thơ là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. Đó là các tính từ.
0,5 điểm.
b) Nêu đựơc các ý:
+ Nghệ thuật dùng từ láy để gợi tả hình dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.
+ Nghệ thuật so sánh chú bé liên lạc biểu thị tính cách hồn nhiên, vô tư, yêu đời của Lượm.
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 4 (4điểm) 
Tả lại cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa rào.
§¸p ¸n
biÓu ®iÓm
* Yêu cầu chung:
-Biết cách viết bài văn có bố cục mạch lạc, rõ ràng về thể loại tả cảnh.
Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
0,5 điểm.
* Yêu cầu cụ thể: Giới thiệu chung về cảnh vật.
- Tả cảnh theo các trình tự: từ bao quát đến cụ thể, theo thời gian, không gian. Trong khi tả, chú ý những hình ảnh, âm thanh, đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh đã tả.
- Văn viết lưu loát, có cảm xúc.
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
----------------------------- HẾT ------------------------------
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
TUẦN 9
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2điểm)
 Phân biệt nghĩa của từ “sao” trong các câu sau và cho biết từ “sao” là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hay từ đồng âm? 
 a) Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
 b) Sao lá đơn này thành ba bản.
 c) Ông tôi đang sao chè.
 d) Đồng lúa mượt mà sao!
Câu 2: (2điểm)
 a) Xác định từ loại của các từ trong đoạn văn sau?
 Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.
 b) Chỉ ra từ ghép, từ láy?
Câu 3: (2 điểm)
 Trong bài Mùa hoa bưởi, nhà thơ Tô Hùng viết:
 “Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
 Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau !...”
 a) Xét theo mục đích nói thì các câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
 b) Em có cảm nhận như thế nào khi đọc các câu thơ đó?
Câu 4: (4điểm)
 Hãy tả lại một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích.
----------------------------- HẾT ------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - TUẦN 9
Câu 1 (2điểm) 
 Phân biệt nghĩa của từ “sao” trong các câu sau và cho biết từ “sao” là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hay từ đồng âm? 
 a) Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
 b) Sao lá đơn này thành ba bản.
 c) Ông tôi đang sao chè.
 d) Đồng lúa mượt mà sao!
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
- Phân biệt nghĩa của từ sao như sau:
a) Từ “sao” trong “Sao trên trời có khi mờ khi tỏ” nghĩa là các thiên thể trong vũ trụ.
b) Từ “sao” trong “Sao lá đơn này thành ba bản” nghĩa là chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính.
c) Từ “sao” trong “Ông tôi đang sao chè”nghĩa là làm cho thật khô bằng cách đảo trong chảo nóng.
d) Từ “sao” trong “Đồng lúa mượt mà sao” có nghĩa nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục.
- Từ “sao” trong các câu văn là từ 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TVNGUYEN_BA_NGOC.doc