Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2015- 2016 môn: Sinh học lớp 9 - Đề A

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2015- 2016 môn: Sinh học lớp 9 - Đề A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học kỳ I tỉnh Thanh Hóa - Năm học 2015- 2016 môn: Sinh học lớp 9 - Đề A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Đề A
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: SINH HỌC- Lớp 9
Câu 1 (2.5 điểm). Một chu kì tế bào gồm những kì nào? Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể đều diễn ra ở kì nào?
Câu 2 (2.5 điểm). 
a. Vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
b. Cho đoạn mARN có trình tự nucleotit 
	.AGG UAX XGA UXA XXX GXA AAU 
Xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên.
Câu 3 (2.5 điểm).
a. Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
b. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 4 (2.5 điểm). Gen A – quy định quả đỏ; gen a – quy định quả vàng; gen B – quy định quả tròn; gen b – quy định quả bầu dục. Các gen nằm trên các NST khác nhau. Xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 trong các phép lai sau:
a. P: AAbb × AaBB.
b. P : AaBb × aabb.
Phép lai nào là phép lai phân tích? Vì sao?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: SINH HỌC- Lớp 9
Đề A
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,5
 - Một chu kì tế bào gồm: 
 + Kì trung gian và nguyên phân; 
 + Nguyên phân gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
 - Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể đều diễn ra ở kì trung gian.
0,5
1,0
1,0
2
2,5
a) Giải thích: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: bổ sung và giữ lại một nửa. Nhờ đó 2 phân tử ADN con giống phân tử ADN mẹ. 
b) Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên là:
 mARN: .AGG UAX XGA UXA XXX GXA AAU
Mạch ADN (bổ sung): ...AGG TAX XGA TXA XXX GXA AAT... 
(Nếu học sinh không viết mạch ADN bổ sung, vẫn cho điểm tối đa)
1,0
1,5
3
2,5
a) Đột biến gen:
* K/N: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
* Gồm các dạng chủ yếu: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
b) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
1,0
1,0
0,5
4
2,5
- Sơ đồ lai:
* Phép lai a: 
 P: AAbb (đỏ, bầu dục) x AaBB (đỏ, tròn)
 G: Ab AB: aB
 F1: AABb (đỏ, tròn) : AaBb (đỏ, tròn)
* Phép lai b:
 Pa : AaBb (đỏ, tròn) x aabb (vàng, bầu dục)
 Ga : AB : Ab : aB : ab ab
 Fa : 1AaBb (đỏ, tròn) : 1Aabb (đỏ, bầu dục) : 1aaBb (vàng, tròn): 1aabb (vàng, bầu dục)
- Phép lai b là phép lai phân tích vì dựa vào tỉ lệ 4 loại kiểu hình ở đời con, ta biết được kiểu gen cơ thể đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen (AaBb).
1,0
1,0
0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: SINH HỌC- Lớp 9
Đề B
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,5
* Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì giữa của chu kì tế bào. 
* Giải thích: Ở kì giữa của chu kì tế bào nhiễm sắc thể đóng xoắn cực tối đa, nên quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi quang học.
* Mô tả cấu trúc của NST: Mỗi NST gồm 2 crômatit giống hệt nhau, dính với nhau qua tâm động.
1,0
0,5
1,0
2
2,5
a) Giải thích: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc: bổ sung và giữ lại một nửa. Nhờ đó hai phân tử ADN con được tạo giống phân tử ADN mẹ. 
b) Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn (mạch mã gốc) trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch mARN trên là:
 mARN: .AGG UAX XGA UXA XXX GXA AAU
 Mạch ADN (mã gốc): ...TXX ATG GXT AGT GGG XGT TTA...
 (Nếu HS không viết mạch ADN mã gốc vẫn cho điểm tối đã)
1,0
1,5
3
2,5
a) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
* K/N: Là những biến đổi trong cấu trúc của NST. 
* Gồm các dạng chủ yếu: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
b) Đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho người, động vật vì: nó làm đảo lộn trật tự sắp xếp các gen trên NST, gây rối loạn các hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết.
1,0
1,0
0,5
4
2,5
- Sơ đồ lai:
* Phép lai a: 
 P: AAbb (đỏ, bầu dục) x AaBB (đỏ, tròn)
 G: Ab AB: aB
 F1: AABb (đỏ, tròn) : AaBb (đỏ, tròn)
* Phép lai b:
 Pa : AaBb (đỏ, tròn) x aabb (vàng, bầu dục)
 Ga : AB : Ab : aB : ab ab
 Fa : 1AaBb (đỏ, tròn) : 1Aabb (đỏ, bầu dục) : 1aaBb (vàng, tròn): 1aabb (vàng, bầu dục)
- Phép lai b là phép lai phân tích vì dựa vào tỉ lệ 4 loại kiểu hình ở đời con, ta biết được kiểu gen cơ thể đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp tử hai cặp gen (AaBb);
Phép lai a: dựa vào kiểu hình ở đời con ta chưa biết được kiểu gen của cây đỏ, tròn.
1,0
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • doc2015_2015_de_KSCL_hoc_ki_I_mon_Sinh_hoc_9_Tinh_Thanh_Hoa.doc