PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. (2,0 điểm) Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Ứng với mỗi cách hãy lấy một ví dụ minh họa. Em hãy nêu nguyên lí truyền nhiệt. Câu 2. (2,5 điểm) Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, để khuân vác mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000J. Tính công suất của người công nhân đó? Giá trị công suất tính được có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. (2,0 điểm) a) Một vật nằm yên trên mặt đất có cơ năng không? Vì sao? Nó có dạng năng lượng nào? b) Tại sao khi ướp lạnh cá trong thùng, người ta thường đổ nước đá lên mặt trên của cá? Câu 4. (3,5 điểm) Một miếng chì có khối lượng 50g và một miếng đồng có khối lượng 100g cùng được đun nóng đến nhiệt độ 1000C rồi thả vào cùng một chậu nước, nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Biết nhiệt dung riêng của chì, đồng và nước lần lượt là: c1= 130J/kg.K, c2 = 380J/kg.K, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho chậu và môi trường xung quanh. Tính: Nhiệt lượng nước thu vào. Cho khối luợng của nước là 42,4g. Tìm nhiệt độ lúc đầu của nước. -----Hết------ ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 MÔN – VẬT LÝ 8 Câu Nội dung Điểm 1 (2,0đ) a) Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Tùy theo ví dụ Hs lấy. 0.75 0.5 b) Nêu được nguyên lý truyền nhiệt: - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại. - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra đúng bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào 0.75 2 (2,5đ) Đổi đơn vi: 2h = 7200s a) Công người công nhân thực hiện để nâng 48 thùng hàng: A = 48.15000 = 720000 (J) Công suất của người đó là: P = = = = 100 (W) 0.25 0.5 0.75 b) Điều đó có nghĩa trong một giây người đó thực hiện một công là 100J. 1.0 3 (2,0đ) a) Một vật nằm yên trên mặt đất không có cơ năng, vì nó không có khả năng thực hiện công. - Nó có dạng năng lượng là nhiệt năng. 0.5 0.5 b) Vì trong sự đối lưu, nếu đổ đá lạnh lên trên thì không khí lạnh hơn sẽ đi xuống phía dưới, do đó sẽ làm lạnh toàn bộ cá trong thùng. 1.0 4 (3,5đ) Đổi đơn vị: m1 = 50g = 0,05kg m2 = 100g = 0,1kg. m3 = 42,4g = 0,0424kg a) Nhiệt lượng của miếng chì tỏa ra là: Q1 = m1.c1(t01 - t) = 0,05.130.(100 - 60) = 260(J) Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra là: Q2 = m2.c2(t02 - t) = 0,1.380.(100 – 60) = 1520(J) - Vì bỏ qua nhiệt lượng truyền cho chậu và môi trường xung quanh, nên ta có phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu - Vậy nhiệt lượng nước thu vào là: Q3 = Q1 + Q2 = 260 + 1520 = 1780 (J) 0.5 0.5 0.5 1.0 b) Ta có: Q3 = m3.c3(t – t03) 1780 = 0,0424.4 200.(60 – t03) => t03 500 1.0
Tài liệu đính kèm: