Kiểm tra chất lượng học kì II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 848Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kì II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Vật lý – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
CHÂU THÀNH Năm học: 2015-2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: Vật lý – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 Câu 1: (2 điểm)
 a/ Công suất là gì? Viết công thức tính công suất, giải thích về đại lượng và đơn vị tương ứng.
 b/ Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng. Trình bày động năng là gì?
Câu 2: (3 điểm) 
 a/ Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên?
 b/ Tại sao cá trong bể nuôi thỉnh thoảng lại bơi lên mặt nước?
 c/ Trong lớp 8A có một bạn tên Trang ngồi ở cuối lớp đã mở lọ nươc hoa ra vào thoa lên người. Một lát sau, cả lớp đều nghe mùi nước hoa đó. Theo kiến thức đã học em hãy giải thích nguyên nhân tại sao mà cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa?
Câu 3: (1 điểm)
 a/ Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng.
 b/ Dẫn nhiệt là gì? Ví dụ về sự dẫn nhiệt.
Câu 4: (2 điểm)
 Một con người kéo xe với lực không đổi bằng 80N đi được 4.5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Câu 5: (2 điểm)
 Thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 2kg được đun nóng tới 100oC vào cốc nước ở 20oC . Sau thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước bằng 25oC. Tính khối lượng của nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
Hướng dẫn giáo viên chấm bài
Câu 1
a/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
 _ Công thức tính công suất:
P
 Trong đó:
 A : Công thực hiện (J)
 t : Thời gian thực hiện công (s)
 P : Công suất (w)
b/ Một vật có khả năng sinh công ta nói vật đó có cơ năng.
 _ Cơ năng có hai dạng là thế năng và động năng
 _ Động năng: Cơ năng do chuyển động mà có ta nói vật đó có động năng
 0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2
a/ Các chất được cấu tạo từ nguyên tử và phân tử.
 _ Nguyên tử phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
b/ Vì cá thở bằng oxi hòa tan trong nước. Khi lượng oxi hòa tan này trong nước còn ít, cá bơi lên mặt nước vì ở đấy tiếp giáp với không khí nên khí oci nhiều.
c/ Do hiện tượng khuếch tán mà các phân tử nước hoa hòa trộn vào các phân tử không khí, mặt khác các phân tử nước hoa và không khí luôn chuyển động hỗn độn không do đó nước hoa lan tỏa về mọi phía.
0.5đ
0.5đ
1đ
1đ
Câu 3
a/ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là J.
b/ Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác hoặc từ phần này sang vật khác. 
 Ví dụ: Cầm một que sắt dài và đưa đầu kia vào ngọn lửa, một lúc ta thấy tay nóng lên.
0.5đ
0.5đ
Câu 4
* Tóm tắt 
 F = 80N
 s = 4.5km = 4500m
 t = 30 phút = 1800 giây.
 A = ? J
 P = ? w
* Giải bài
 Công trung bình của con ngựa là:
 A=F.s=80.4500=360000(J)
 Công suất trung bình của con ngựa là:
 P = = = 200 (w)
 Vậy A=360000J
 P =200W
1đ
0.5đ
0.5đ
Câu 5
* Tóm tắt
 m1=2kg; c1=880 J/kg.K ; t1=100oC; t=25oC.
 c2=4200 J/kg.K; t1=20oC; t=25oC; m2=? Kg.
* Giải bài
 Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra là:
 Q1 = m1.c1. ∆t = 2.880.(t1-t) =2.880.(100-25)=2.880.75=132000 (J)
 Nhiệt lượng của nước nhận vào là:
 Q2= m2.c2. ∆t = m2.4200.(t-t2)= m2.4200.(25-20) = m2.4200.5=m2.21000
 Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
 Q1=Q2
 132000=m2.21000
 m2= =6.25(kg)
 Vậy m2=6.25 kg
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
* Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu và kết quả thì được tối đa điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thj_hkii.doc