Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2015-2016 môn : Vật lý – Khối 7

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2015-2016 môn : Vật lý – Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2015-2016 môn : Vật lý – Khối 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH 2015-2016
MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 7
I. Phần tự luận : (7điểm) (thời gian 35 phút)
Câu 1: (1đ) 
a/ Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách nào ? Em hãy cho biết khả năng của vật nhiễm điện? 
b/ Tại sao vào ngày hanh khô khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhựa lại hút được tóc.
Câu 2: (1đ) 
a/ Có mấy loại điện tích? Những điện tích loại nào thì đẩy nhau và loại nào thì hút nhau?
b/ Một nguyên tử thứ nhất có điện tích hạt nhân +8e và có 5 electron ở vỏ. Một nguyên tử thứ hai có điện tích hạt nhân +16e và có 10 electron ở vỏ. Khi đưa hai nguyên tử trên lại gần nhau thì chúng hút hay đẩy nhau ? Vì sao?
Câu 3: (1đ) Em hãy nêu tên các tác dụng của dòng điện? Em hãy trình bày cách xác định tên các cực nguồn điện đã bị mất, bằng đèn điốt phát quang. (có vẽ sơ đồ)
Câu 4 : (1,5đ) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 đèn và 2 khóa K1, K2 và 1 nguồn điện sao cho khi K1;K2 cùng mở hoặc cùng đóng thì 3 đều đèn sáng. (K1,K2 không vẽ song song với dây dẫn)
V
Câu 5: (1,5 đ) Cho mạch điện như hình vẽ: 1 Pin có ghi 3V, 1 Đèn; 
1 khóa K đóng và 1 vôn kế.
a. Em hãy ghi tên cực của Pin, ghi tên các chốt của vôn kế.
b. Em hãy cho biết Đèn trong trường hợp này sáng hay tắt.
Nếu đèn sáng thì vẽ chiều dòng điện còn nếu tắt làm thế nào để đèn sáng,
nếu đèn tắt làm thế nào để đèn sáng và vẽ chiều dòng điện khi đó.
c. Vôn kế chỉ 2,5V và khi đó đèn sáng bình thường? Em hãy cho biết số vôn ghi trên đèn là bao nhiêu ? Vì sao em biết ? Và cho biết ý nghĩa số ghi vôn đó.
Câu 6 (1đ) : Khi đưa vật A lại gần vật B thì thấy hiện tượng đẩy nhau, còn lại gần vật C thì thấy hiện tượng hút nhau. Theo em vật nào trong 3 vật trên nhiễm điện, không nhiễm điện và không thể xác định nhiễm điện.
Hết 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH 2015-2016
MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 7
II. Trắc nghiệm : (3 điểm) (thời gian 10 phút)
Câu 1 . Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là
	A. Một đoạn dây thép C. Một đoạn dây nhựa
	B. Một đoạn dây nhôm D. Một đoạn ruột bút chì.
Câu 2 Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt ?
A.Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B.Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh .
C.Vì dòng điện có khả năng làm nóng dây dẫn điện.
D.Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. 
+
-
K
V
+
-
V
-
+
+
-
K
+
-
K
V
+
-
+
-
K
V
-
+
Câu 3 Vôn kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng ?
A
B
C
D
Câu 4 Một vật mang điện tích âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây
A. Vật mất bớt điện tích dương
C. Vật mất bớt êlectron
B. Vật nhận thêm êlectron
D. Vật nhận thêm điện tích dương
Câu 5 Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?
A. Vôn (V).
B. Héc (Hz).
C. Đêxiben (dB).
D. Ampe (A).
Câu 6 Trên bóng đèn điện có ghi 110V. Bóng đèn hoạt động bình thường khi mắc vào hiệu điện thế nào?
A. Nhỏ hơn 220V
B. Lớn hơn 110V
C. 110V
D. Mắc vào hiệu điện thế nào cũng được
Câu 6. Vật bị nhiễm điện là vật:
A. Có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác	B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác
C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác	D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác
Câu 7. Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau
C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau
Câu 8. Dòng điện là:
A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng	B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng 	D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển
Câu 9. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng, chiều dòng điện đúng là:
A.
B.
C.
D.
Đ
Đ
Đ
Đ
I
I
I
I
K
K
K
K
Câu 10. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:
A. Đẩy nhau	B. Hút nhau	
C. Không đẩy; không hút	D. Có lúc đẩy; lúc hút
Câu 11. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
A. Một quả pin còn mới đặt riêng trên bàn	B. Một mảnh nilon đã được cọ sát mạnh
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua	D. Cả A, B, C
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?
A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin	
B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin
C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HKII.doc