Đề kiểm tra học kỳ II – năm học: 2015 – 2016 môn: Toán – lớp 8 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – năm học: 2015 – 2016 môn: Toán – lớp 8 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II – năm học: 2015 – 2016 môn: Toán – lớp 8 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD ĐT NHA TRANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: TOÁN – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm) Thời gian làm bài: 65 phút (không kể thời gian phát đề) 
Bài 1: (1,5 điểm) Giải phương trình:	a) 2x + 3 = 7x – 7
	b) xx+2 + x-1x-2 + 2x2+xx2-4
Bài 2: (1,0 điểm) Giải bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: 
x-2x > 4x+23
Bài 3: (1,5 điểm) Một người đi xe máy từ trung tâm thành phố Nha Trang đến sân bay Cam Ranh với vận tốc 36 km/h. Khi về từ sân bay Cam Ranh đến trung tâm thành phố Nha Trang với vận tốc 40 km/h, vì thế thời gian về ít hơn thời gian đi là 06 phút. Tính quãng đường từ trung tâm thành phố Nha Trang đến sân bay Cam Ranh?
Bài 4: (2,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A với AB < AC, vẽ đường cao AH, vẽ trung tuyến AM. Tia phân giác góc ABC cắt AH, AM và AC theo thứ tự tại E, F và I.
Chứng minh AB2 = BH.BC và AB.AC = AH.BC
Chứng minh EH.IC = EA.IA
Chứng minh BHFM=ABAM+1
Bài 5: (0,5 điểm) Bóng của một cột cờ trên mặt đất có độ dài 3,5 m. Cùng thời điểm đó, một thanh sắt cao 1,2 m cắm vuông góc với mặt đất có bóng dài 0,5 m. Tính chiều cao của cột cờ?
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian phát đề)
	(Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bại)
Bài 1: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn:
A. x + y = 0
B. 4x + 3
C. 5 – 4x = 0
D. x2 – 4 = 0
Bài 2: Điều kiện xác định của phương trình x+3x2-9 là:
A. x ≠ 3
B. x ≠ -3
C. x ≠ 9
D. x ≠ 3, x ≠ -3
Bài 3: x = 4 là nghiệm của bất phương trình nào?
A. 2x + 4 < 6
B. 2x + 1 > 5
C. x – 4 > 0
D. x – 4 < 0
Bài 4: Cho ∆ABC. Kẻ đường thẳng MN // BC (M AB, N ∈ AC). Tìm khẳng định đúng:
A. AMAB = ANNC
B. AMMB = MNBC
C. ANAC = MNBC
D. AMAN = ACAB
Bài 5: Nếu -5a > -5b thì:
A. a < b
B. a > b
C. a ≥ b
D. a ≤ b
Bài 6: ∆ABC đồng dạng với ∆DEF theo tỉ số đồng dạng k = 32 và biết SABC = 18 cm2. Khi đó SDEF = ?
A. 12 cm2
B. 8 cm2
C. 9 cm2
D. 27 cm2
Bài 7: Cho ∆ABC có đường phân giác trong BD. Tìm khẳng định đúng:
A. DADC = BCBA
B. CDCA = BCBA
C. BADA = BCDC
D. BDAD = BDDC
Bài 8: Tập nghiệm của phương trình (x2 + 1) (x – 3) = 0 là:
A. S = {3}
B. S = {-1;1;3}
C. S = {-1;3}
D. S = ∅
Bài 9: Phương trình 4x + k = 6 – 3x nhận x = 1 là nghiệm khi
A. k = 1
B. k = 6
C. k = -1
D. k = 7
Bài 10: Nếu hai tam giác ABC và DEF có ABED = CBFE= CADF thì:
A. ∆ABC ∽ ∆EDF
B. ∆ABC ∽ ∆DEF
C. ∆ABC ∽ ∆FDE
D. ∆ABC ∽ ∆EFD
Bài 11: Một hình lập phương có:
A. 8 mặt hình vuông, 6 đỉnh, 6 cạnh
C. 8 mặt hình vuông, 6 đỉnh, 12 cạnh
B. 6 mặt hình vuông, 8 cạnh, 12 đỉnh
D. 6 mặt hình vuông, 8 đỉnh, 12 cạnh
Bài 12: Một hình thoi có độ dài hai cạnh đường chéo lần lượt là 8 cm và 6 cm thì diện tích hình thoi bằng:
A. 24 cm2
B. 48 cm2
C. 14 cm2
D. 28 cm2

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKII_20152016_NHA_TRANG.docx