Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1187Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG THCS XUÂN ÁNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Năm học: 2015 - 2016 
Môn: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ( 3 điểm)
“Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ, phỏng có được không ?”.
 (Ngữ văn 8 tập II)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai ?
b. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
c. Ghi ra ít nhất 1 câu trần thuật, 1 câu cảm thán, 1 câu nghi vấn có trong đoạn văn và cho biết chức năng của những câu đó.
Câu 2. Viết lại khổ thơ cuối của bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh và phân tích nội dung, ý nghĩa của khổ thơ ấy.(2 điểm)
Câu 3. Hãy nói “không” với các tệ nạn. (Hãy viết một bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như hút thuốc lá, cờ bạc, tiêm chích ma túy,) (5 điểm)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Điểm
Câu 1
3 điểm
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Hịch tướng sĩ”, tác giả Trần Quốc Tuấn.
0,5 điểm
b. Nội dung chính của đoạn văn: Trần Quốc Tuấn phê phán thái độ cầu an, hưởng lạc, ham những thú vui tầm thường mà quyên việc nước và chỉ ra hậu quả nếu như thất bại dưới tay giặc.
1 điểm
c. Chỉ ra câu chia theo mục đích nói:
Câu cảm thán: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !- Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu nghi vấn: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ, phỏng có được không ?- Dùng dùng để phủ định.
Câu trần thuật: HS lựa chọn một câu trần thuật bất kỳ và chỉ ra đúng chức năng.
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2. HS chép lại đúng khổ thơ và phân tích.
2 điểm
Ghi lại chính xác khổ thơ cuối của bài thơ “Quê hương”
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !”
1 điểm
Phân tích và làm rõ 2 ý cơ bản:
Dù xa cách nhưng tác giả luôn gắn bó, thủy chung với quê hương mình.
Một nỗi nhớ chân thành, da diết về quê hương lao động mộc mạc với những đặc trưng riêng, hương vị riêng( màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, mùi nồng mặn quá,).
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3. HS viết một bài văn nghị luận về nói “không” với các tệ nạn xã hội.
5 điểm
Mở bài: Giới thiệu chung tác hại của tệ nạn mà bản thân đề cập và dẫn dắt vào luận điểm chính “Hãy nói “không” với các tệ nạn”.
Thân bài:
Tuổi trẻ hiện nay thường mắc vào các loại tệ nạn như thế nào ?
Tác hại của tệ nạn ấy đối với mỗi cá nhân và xã hội:
+ Thiệt hại về vật chất
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách.
+ Trở thành nỗi lo của xã hội.
+ Làm gia tăng các loại tệ nạn khác.
Nhận thức của giới trẻ về tệ nạn ấy ra sao?
+ Còn mơ hồ
+ Coi thường, thờ ơ, sống buông thả.
Cần phải nhận thức vấn đề này ra sao ?
+ Cần nhận thức đúng đắn, đồng thời góp ý, chỉ bảo mọi người cùng nhau nói không với tệ nạn ấy.
Kết bài: 
Khẳng định sự nguy hiểm của tệ nạn ấy, đồng thời khẳng định quyết tâm diệt trừ nó.
1 điểm
0,5 điểm 1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ky_II_ngu_van_8.doc