Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 (thời gian làm bài: 90 phút)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 (thời gian làm bài: 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 7 (thời gian làm bài: 90 phút)
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
ĐỀ SỐ 1
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (2 điểm): 
a) Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: 
Thầy Hiệu trưởng vào thăm lớp chúng em.
c) Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Câu 2 (2 điểm): 
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
	() Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 	 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
Câu 3 (6 điểm): 
Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
................................................................................
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
ĐỀ SỐ 2
	 (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (2 điểm): 
a) Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu bị động sau thành câu chủ động: 
Những bạn đi học muộn đã bị thầy chủ nhiệm phê bình trước lớp.
c) Việc chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động (hoặc câu chủ động thành câu bị động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Câu 2 (2 điểm): 
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
	() Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. 	 (Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả cảnh đẹp của trường em.
Câu 3 (6 điểm): 
Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
................................................................................ 
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM 
 HẢI LĂNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1 (2 điểm):
ĐỀ SỐ 1
a) Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: 
Thầy Hiệu trưởng vào thăm lớp chúng em.
c) Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
a) HS nêu đúng định nghĩa câu chủ động:	(0,5đ)
	Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
+ Cho ví dụ về câu chủ động đúng:	(0,5đ)
b) Chuyển câu chủ động thành câu bị động đúng:	(0,5đ)
Lớp chúng em được thầy Hiệu trưởng vào thăm.
c) Nêu đúng mục đích:	(0,5đ)
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (hoặc câu bị động thành câu chủ động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
ĐỀ SỐ 2
a) Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
b) Hãy chuyển câu bị động sau thành câu chủ động: 
Những bạn đi học muộn đã bị thầy chủ nhiệm phê bình trước lớp.
c) Việc chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động (hoặc câu chủ động thành câu bị động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
a) HS nêu đúng định nghĩa câu bị động:	(0,5đ)
	Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
+ Cho ví dụ về câu bị động đúng:	(0,5đ)
b) Chuyển câu bị động thành câu chủ động đúng:	(0,5đ)
Thầy chủ nhiệm phê bình những bạn đi học muộn trước lớp.
c) Nêu đúng mục đích:	(0,5đ)
Việc chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động (hoặc câu chủ động thành câu bị động) ở trong đoạn văn nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
..............................................................................
Câu 2 (2 điểm):
ĐỀ SỐ 1
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
	() Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 	 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
a) HS nêu đúng phép liệt kê:	(0,5đ)
	Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
+ Phân biệt các kiểu liệt kê đúng:	(0,5đ)
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ đúng (in đậm):	(0,5đ)
	Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 	
c) Đặt câu dùng phép liệt kê đúng yêu cầu (tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi):	(0,5đ)
ĐỀ SỐ 2
a) Thế nào là phép liệt kê? Phân biệt các kiểu liệt kê?
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ sau:
	() Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. 	 (Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh, Ngữ văn 7, tập hai)
c) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: Tả cảnh đẹp của trường em.
a) HS nêu đúng phép liệt kê:	(0,5đ)
	Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Phân biệt các kiểu liệt kê đúng:	(0,5đ)
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
b) Xác định phép liệt kê trong ví dụ đúng (in đậm):	(0,5đ)
	() Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. 	
c) Đặt câu dùng phép liệt kê đúng yêu cầu (tả cảnh đẹp của trường em):	(0,5đ)
..............................................................................
Câu 3 (6 điểm): 
Giải thích câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
1/ Yêu cầu:
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ ba phần; không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về bố cục bài viết:
a) Mở bài: Nêu khái quát vai trò quan trọng của sách trong cuộc sống của con người. Trích dẫn câu nói cần giải thích.
b) Thân bài: 
Tập trung giải thích ý nghĩa câu nói và nêu suy nghĩ, hành động của bản thân:
	- Sách là gì?
- Thế nào là ngọn đèn sáng bất diệt?
	- Tại sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt?
	- Sách có vai trò như thế nào với con người? Với học sinh?
	- Nếu không có sách thì cuộc sống con người thế nào? Sẽ ra sao? (dẫn chứng minh họa)
	- Có phải tất cả các cuốn sách là ngọn đèn sáng bất diệt không? Sách có lợi? Sách có hại?
	- Chúng ta cần làm gì để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt?
c) Kết bài: Khẳng định vai trò của sách trong cuộc sống con người. Liên hệ bản thân.
2. Biểu điểm: 
	- Điểm 5,5-6,0: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết đầy đủ ý nói trên; Diễn đạt trôi chảy, dùng từ sáng tạo, gợi hình, gợi cảm; Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. 
	- Điểm 4,0-5,0: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết thể hiện được các yêu cầu cơ bản; Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch.
	- Điểm 3,0-3,5: Bố cục chưa đảm bảo, nêu chưa được một nửa số ý trên; Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
	- Điểm <3: Bài làm yếu, mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt...
 	- Điểm 0: Trường hợp bỏ bài.
* Tùy mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm hợp lý, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc.
..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_1516.doc