Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (đề 1) khối: 7 thời gian: 90 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (đề 1) khối: 7 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn (đề 1) khối: 7 thời gian: 90 phút
VŨNG LIÊM 
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC 2015-2016 
 MÔN: NGỮ VĂN (Đề 1)
 KHỐI: 7 TG:90’ 
Câu 1: So sánh câu rút gọn và câu đặc biệt? (1đ)
Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng:
 Người ta dựng lá cờ đại ở giữa sân.(1đ)
Câu 3: Bài văn lập luận giải thích thực hiện theo mấy bước?. (1đ)
Câu 4: Cho đoạn văn:
.Cho đoạn văn:
“Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phất phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong mơ.”
 (Hoài Thanh)
1: Cho biết đoạn văn trên được diễn đạt theo phương thức nào?:
 A: Tự sự B: Miêu tả C: Biểu cảm D: Nghị luận.
 2: Dòng nào mang luận điểm của đoạn văn trên?
 A: “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước
 B: Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong mơ 
 C: Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam 
 D: Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than 
3: Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh?
 A: Đúng B: Sai
 4: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn ở phần nào
 A: Mở bài B: Thân bài C: Mở bài và thân bài D: Cả A,B,C đều sai
Câu 5: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. (6đ)
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM 
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: NGỮ VĂN
 KHỐI 7
	I.CÂU HỎI:
Câu 1: Nêu đúng (1điểm)
Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
 Người ta dựng lá cờ đại ở giữa sân.
- Chuyển thanh câu bị động: Lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. (1 điểm)	
Câu 3: 4 bước :
 . Tìm hiểu đề, tìm ý
 . Lập dàn bài
 . Viết bài
 . Đọc, sửa chữa
Câu 4: Mỗi câu đúng (0.25đ)
 1C 2A 3B 4A
Câu 5: TẬP LÀM VĂN:
1.Mở bài (1đ)
	*Giới thiệu chung về câu tục ngữ
	*Nêu nghĩa chung nhất của nó.
	2.Thân bài: (5đ)
	*Giải thích câu tục ngữ .
 *Nghĩa đen.
 *Nghĩa bóng : Kinh nghiệm về nhận thức
 Đi nhiều hiểu lắm + phải mở rộng tầm hiểu biết.
 *Làm sáng tỏ bằng các các ví dụ cụ thể, những tấm gương sáng.
 *Trong lao động, học tập.
 Đây là khát vọng, là chân lí.
 * Trong nước, trên thế giới quanh ta.
 3.Kết bài (1đ)
	* Ý nghĩa của câu tục ngữ.
 *Rút ra bài học cho bản thân
* Hướng dẫn chấm phần tự luận:
-6–7 điểm : Học sinh nắm được yêu cầu của đề, vận dụng các phương pháp viết bài biểu cảm kết hợp yếu tố kể, tả và biểu cảm, lời văn gợi cảm, xúc động, ít sai lỗi chính tả.
- 3 – 5 điểm : Bài viết đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên,bố cục bài tương đối rõ ràng,
đủ ý, lời văn sinh động, còn một số lỗi nhỏ về nội dung và cách trình bày.
- 1 – 2 điểm : Bài viết còn sơ sài, bố cục lủng củng, lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu
 của đề, còn sa đà vào kể, hoặc tả, sai nhiều lỗi chính tả.
- 0 điểm : lạc đề, viết linh tinh hoặc để giấy trắng.
-Phát bài
-Hướng dẫn học sinh sửa bài
-Nhận xét, đánh giá chung
-Tuyên dương học sinh làm bài tốt
Đề đã thẩm định
VŨNG LIÊM 
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC 2015-2016 
 MÔN: NGỮ VĂN (Đề 2)
 KHỐI: 7 TG:90’ 
Câu 1: Dấu chấm lửng được dung để làm gì? (1đ)
Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng:
 Chàng Kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.(1đ)
Câu 3: Nêu bố cục của bài văn lập luận chứng minh ?. (1đ)
Câu 4: Cho đoạn văn:
.Cho đoạn văn:
“Nghị luận, muốn cho đanh thép, phải rào trước đón sau, như vây người đọc lại, rồi dần dần thúc vòng vây cho mỗi lúc mỗi chặt thêm. Đac-uyn khi soạn cuốn nguồn gốc các loài vật, biết chắc sự phản động trong quần chúng sẽ mạnh, vì lý thuyết của ông rất táo bạo, muốn phá tan cả tín ngưỡng thiêng liêng đương thời nên ông phải tự đoán trước những lời chỉ trích: nhờ vậy, khi sách ông đã xuất bản, đối phương chỉ tìm cách mỉa mai chứ không sao bác bẻ được.
 (Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên là đoạn văn:
 A: Giải thích B: Miêu tả C: Chứng minh D: Giải thích + Chứng minh .
Câu 2: Dòng nào mang luận điểm của đoạn văn trên?
 A: Nghị luận, muốn cho đanh thép, phải rào trước đón sau
 B: nguồn gốc các loài vật 
 C: đối phương chỉ tìm cách mỉa mai
 D lý thuyết của ông rất táo bạo
Câu 3: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?
 A: Chỉ trong văn nghị luận B: Trong tất cả các lĩnh vực
 C: Chỉ trong nghiên cứu khoa học D: Chỉ trong đời sống hằng ngày
Câu 4: Phép lập luận giải thích có thể kết hợp với các phép lập luận khác như: chứng minh, bình luận, phân tích...không?
 A: Có B: Không
Câu 5: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có chí thì nên”.(6đ)
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM 
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: NGỮ VĂN
 KHỐI 7
	I.CÂU HỎI:
	Câu 1: Nêu đúng (1điểm)
Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
 Chàng Kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
- Chuyển thanh câu bị động: Con ngựa bạch được chàng Kỵ sĩ buộc bên gốc đào. (1 điểm)	
Câu 3:	3 phần..................... 
Câu 4: Mỗi câu đúng (0.25đ)
 1D 2A 3D 4A
Câu 5: TẬP LÀM VĂN:
1.Mở bài (1đ)
	*Giới thiệu chung về câu tục ngữ
	*Nêu nghĩa chung nhất của nó. 
Câu tục ngữ đúc kết một chân lí : có ý chí nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công
	2.Thân bài: (5đ)
	Xét về lí : Chí giúp con người vượt qua trở ngại. Không có ý chí sẽ thất bại
 Xét thực tế :
 -Nêu những tấm gương của những người thành công của những người có chí.
 - Chí giúp con người vượt qua chướng ngại lớn.
 3.Kết bài (1đ)
	* Ý nghĩa của câu tục ngữ.
 *Rút ra bài học cho bản thân
* Hướng dẫn chấm phần tự luận:
-6–7 điểm : Học sinh nắm được yêu cầu của đề, vận dụng các phương pháp viết bài biểu cảm kết hợp yếu tố kể, tả và biểu cảm, lời văn gợi cảm, xúc động, ít sai lỗi chính tả.
- 3 – 5 điểm : Bài viết đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên,bố cục bài tương đối rõ ràng,
đủ ý, lời văn sinh động, còn một số lỗi nhỏ về nội dung và cách trình bày.
- 1 – 2 điểm : Bài viết còn sơ sài, bố cục lủng củng, lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu
 của đề, còn sa đà vào kể, hoặc tả, sai nhiều lỗi chính tả.
- 0 điểm : lạc đề, viết linh tinh hoặc để giấy trắng.
-Phát bài
-Hướng dẫn học sinh sửa bài
-Nhận xét, đánh giá chung
-Tuyên dương học sinh làm bài tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docđềthi HKII.doc