Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1024Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9
 TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ 
CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương VI: Ứng dụng di truyền học (5 bài)
- Người có quan hệ huyết thống không được kết hôn trong vòng 3 đời 
- Tỉ lệ con mắc bệnh Đao khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi.
- Động vật được nhân bản vô tính thành công đầu tiên là cừu Đôli.
- Nguyên nhân, hương pháp tạo ưu thế lai, các đặc điểm quan trọng của hiện tượng ưu thế lai.
-Biết được khái niệm thoái hoá giống.
Số câu: 7
25%= 2.5 điểm
25%x 10 đ= 2.5 đ
Số câu: 7
 100%x 2.5đ =2.5 đ
Lấy tròn 2.5 điểm
Chương I: Sinh vật và môi trường. (4 bài)
- Biết được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, vì sao con người được tách ra là một nhóm nhân tố sinh thái riêng.
- Các mối quan hệ khác loài.
- Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái.
- Các loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thì vùng phân bố rộng.
Số câu: 8
20%=2.0 điểm
20%x10 đ= 2.0 đ
Số câu:6
 75%x 2.0đ =1.5 đ
Lấy tròn 1.5 điểm
Số câu: 1
 12.5%x 2.0đ = 0.25 đ
Lấy tròn 0.25 điểm
Số câu: 1
 12.5%x 2.0đ=0.25 đ
Lấy tròn 0.25 điểm
Chương II: Hệ sinh thái (4 bài)
- Thế nào là chuỗi thức ăn?
- Phân biệt được thế nào là quần thể.
- Phân biệt các các thành phần trong chuỗi, lưới thức ăn.
-Từ lưới thức ăn sau, lập thành chuỗi thức ăn. 
Số câu: 4
20%=2.0 điểm
20%x10 đ= 2.0 đ
Số câu: 1
 25%x 2.0đ =0.5 đ
Lấy tròn 0.5 điểm
Số câu: 2
 25%x 2.0đ = 0.5 đ
Lấy tròn 0.5 điểm
Số câu:1
 50%x 2.0đ = 1.0 đ
Lấy tròn 1.0 điểm
Chương III. Con người, dân số và môi trường (3 bài)
- Biết được ô nhiễm môi trường là gì? 
- Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường.
Số câu: 2
15%= 1.5 đ
15%x10đ= 1.5 đ
Số câu:1
 33.3%x 1.0 đ =0.5 đ
Lấy tròn 0.5 điểm
Số câu:1
 66.7%x1.0 đ=1.0đ
Lấy tròn 1.0 điểm
Chương IV: Bảo vệ môi trường 
(4 bài)
- Nêu được hậu quả của việc chặt phá, đốt rừng.
- Liên hệ bản thân những việc làm để bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng,
Số câu: 2
20%= 2.0 đ
20%x10đ= 2.0 đ
Số câu: 1
50%x 1.0 đ = 1.0 đ
Lấy tròn 1.0 điểm
Số câu:1
50%x 1.0đ=1.0 đ
Lấy tròn 1.0 điểm
Tổng số: 20 bài
Tổng số câu:23
100%= 10 đ
Số câu: 16
60%= 6.0 điểm
Số câu: 3
7.5 %= 0.75 điểm
Số câu: 3
22.5 %=2.25 đ
Số câu: 1
10%=1.0 đ
 TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Nội dung đề gồm 2 phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Học sinh lựa chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu, mỗi câu đúng là 0.25 điểm.
Câu 1: Những người có quan hệ huyết thống, không được kết hôn trong vòng mấy đời?
	A. 2 đời	B. 3 đời	C. 4 đời. 	D. 5 đời
Câu 2: Khi sinh con, tỉ lệ phụ nữ sinh con mắc bệnh Đao tăng cao:
	A. 15-18 tuổi	B. Từ 18- 20 tuổi	C. Từ 20- 35 tuổi	D.Trên 35 tuổi.
Câu 3: Động vật có vú được nhân bản vô tính thành công đầu tiên là:
	A. Dê	B. Cừu Đôli	C. Bò. 	D. Chuột
Câu 4: Đặc điểm quan trọng của hiện tượng ưu thế lai là:
	A. Xuất hiện các tính trạng xấu.	
	B. Xuất hiện các dị tật bẩm sinh, di truyền.
	C. Các tính trạng của con lai cao hơn trung bình của hai bố mẹ, hoặc vượt trội so với bố mẹ.
	D. Các thế hệ con đều đồng hợp trội hoặc lặn.
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là: 
	A. Các cặp gen ở trạng thái dị hợp biểu hiện tính trạng trội có lợi.	
	B. Thể dị hợp giảm.	
	C. Thể đồng hợp trội tăng, thể đồng hợp lặn giảm. 	
	D. Thể đồng hợp trội giảm, thể đồng hợp lặn tăng.
Câu 6: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, người ta sử dụng chủ yếu là:
	A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.	 B. Giao phối gần hay giao phối cận huyết 
	C. Lai khác loài. 	 D. Lai kinh tế.
Câu 7: Người ta chia dân số thành các nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm tuổi sinh sản và lao động có độ tuổi từ:
	A. Từ sơ sinh đến dưới 6 tuổi.	B. Từ 6 đến 15 tuổi.
	C. Từ 15 đến 64 tuổi.	D. Trên 65 tuổi.	
Câu 8: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? 
	A. Con người có tư duy, có lao động.	
	B. Con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
	C. Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. 
	D. Con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
Câu 9: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 
	A. 50C - 420C	B. 100C - 200C	C. 200C -300C	D. 20C - 440C
Câu 10: Ánh sáng đã ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
	A. Làm biến đổi cấu trúc của lá.	
	B. Làm biến đổi cấu trúc của thân.
	C. Làm biến đổi cấu trúc của rễ.	
	D. Làm ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.
Câu 11: Dựa vào ánh sáng, người ta chia động vật thành:
	A. Động vật ưa sáng, ưa tối	B. Động vật biến nhiệt, hằng nhiệt.
	C. Động vật ưa ẩm, ưa khô. 	D. Động vật cùng loài hay khác loài.
Câu 12: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ: 
A. Hội sinh.	B. Cộng sinh.	C. Kí sinh.	D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 13: Các thành phần nào sau đây được xếp vào nhóm các nhân tố hữu sinh?
	A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm	B. Đất, đá, nước, không khí 	
	C. Vi khuẩn, nấm, địa y, động vật và thực vật.	D. Rơm, rạ, cành cây mục.
Câu 14: Các sinh vật ở cạn nào sau đây có giới hạn sinh thái rộng:
	A. Gấu Bắc cực 	B. Cỏ dại	C. Xương rồng	D. Cây thông
Câu 15: Tập hợp các cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? 
	A. Tập hợp các cây lúa trên một cánh đồng.
	B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
	C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
	D. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, đang sống trên một cánh đồng.
Câu 16: Trong chuỗi thức ăn sau: 
	Cây cỏ à Bọ rùa à Ếch àVi sinh vật 
 	Thì vi sinh vật là : 
	A. Sinh vật sản xuất 	B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1
	C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2	D. Sinh vật phân giải.
 [II]- Phần tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm).
	Thế nào là giao phối cận huyết? cho ví dụ? 
Câu 2: (1.5 điểm)
	a/. Thế nào là chuỗi thức ăn?
	b/. Từ lưới thức ăn sau hãy lập thành các chuỗi thức ăn có thể có.
	 	 Gà	 cáo
	 châu chấu	 rắn	 Vi sinh vật
 Cây cỏ	 	
	 bọ rùa	 ếch, nhái
Câu 3: (1.5 điểm)
	a/ Ô nhiễm môi trường là gì? 
	b/ Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ thực tế.
Câu 4: (2.0 điểm)
	a/ Trình bày hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng.
	b/ Bản thân em là học sinh em đã làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng?
-------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------
SBD:. Họ và tên thí sinh:
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu hỏi gồm 2 phần:
[I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm). 
Mỗi câu đúng 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
D
B
C
A
D
C
C
A
D
A
B
C
B
A
D
[II]- Phần tự luận: ( 6 điểm)
Câu
Nội dung
1
Thế nào là giao phối cận huyết? cho ví dụ?
1.0
	- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng. 
	- Ví dụ đúng.
0.5
0.5
2
a/. Thế nào là chuỗi thức ăn?
0.5
	Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
0.5
b/. Từ lưới thức ăn sau hãy lập thành các chuỗi thức ăn.
	 	 Gà	 cáo
	châu chấu	rắn	Vi sinh vật
Cây cỏ	 	
	bọ rùa	 ếch, nhái
1.0
	1/ Cây cỏ à châu chấu à rắnàVSV
	2/ Cây cỏ à châu chấu à gà à cáoàVSV
	3/ Cây cỏ à châu chấu à ếch, nhái à rắnàVSV
	4/ Cây cỏ à bọ rùa à ếch, nhái à rắnàVSV
0.25
0.25
0.25
0.25
3
a/ Ô nhiễm môi trường là gì? 
0.5
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
- Đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác
0.25
0.25
b/ Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường.
1.0
Các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do chất khí thải từ công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do chất thải rắn
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
Lưu ý: nếu học sinh viết thêm kiến thức bên ngoài đúng vẫn tính điểm trọn 1.0 điểm.
0.25
0.25
0.25
0.25
4
a/ Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng?
1.0
- Gây hạn hán, lũ lụt, xói mòn, ô nhiễm môi trường, 
- Làm mất cân bằng sinh thái, nhiều loài sinh vật bị chết đi
0.5
0.5
b/ Bản thân em là học sinh em đã làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng?
1.0
- Trồng nhiều cây xanh trong sân trường và lớp học, quanh nhà.
- Không xã rác vứt rác bừa bải xuống sân trường, ao, hồ, sông suối..
- Tham gia các hoạt động tình nguyện trồng và bảo vệ rừng.
- Tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng
Lưu ý: nếu học sinh viết thêm kiến thức bên ngoài đúng vẫn tính điểm trọn 1.0 điểm.
0.25
0.25
0.25
0.25
Duyệt của BGH	Duyệt của Tổ trưởng	GVBM
	Huỳnh Thị Thuý Kiều	 	 Trần Quốc Tuấn
 TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Nội dung đề gồm 2 phần: phần trắc nghiệm và phần tự luận.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Học sinh lựa chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu, mỗi câu đúng là 0.25 điểm.
Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 
	A.20C - 440C	B. 100C - 200C	C. 200C -300C	D. 50C - 420C
Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật :
	A. Làm biến đổi câu trúc của lá. B. Làm biến đổi cấu trúc của thân.
	C. Làm biến đổi cấu trúc của rễ. D. Làm ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.
Câu 3: Dựa vào nhiệt độ, người ta chia động vật thành:
	A. Động vật biến nhiệt, hằng nhiệt.	B. Động vật ưa sáng, ưa tối
	C. Động vật ưa ẩm, ưa khô. 	D. Động vật cùng loài hay khác loài.
Câu 4: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có hại là mối quan hệ? 
	A. Cạnh tranh.	B. Cộng sinh.	C. Kí sinh.	D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 5: Những người có quan hệ huyết thống, không được kết hôn trong vòng mấy đời?
	A. 2 đời	B. 3 đời	C. 4 đời. 	D. 5 đời
Câu 6: Tỉ lệ phụ nữ sinh con mắc bệnh Đao tăng cao:
	A. Dưới 15 tuổi	B. Từ 15- dưới 18 tuổi C. Từ 18- dưới 35 tuổi D. Trên 35 tuổi.
Câu 7: Động vật có vú được nhân bản vô tính thành công đầu tiên là:
	A. Dê	B. Cừu Đôli	C. Bò. 	D. Chuột
Câu 8: Đặc điểm quan trọng của hiện tượng ưu thế lai là:
	A. Xuất hiện các tính trạng xấu.	
	B. Xuất hiện các dị tật bẩm sinh, di truyền.
	C. Các tính trạng của con lai cao hơn trung bình của hai bố mẹ, hoặc vượt trội so với bố mẹ.
	D. Các thế hệ con đều đồng hợp trội hoặc lặn.
Câu 9: Các thành phần nào sau đây được xếp vào nhóm các nhân tố hữu sinh?
	A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm	B. Đất, đá, nước, không khí 	
	C. Vi khuẩn, nấm, địa y, động vật và thực vật.	D. Rơm, rạ, cành cây mục.
Câu 10: Các sinh vật nào sau đây có giới hạn sinh thái rộng:
	A. Gấu Bắc cực 	B. Cỏ dại	C. Xương rồng	D. Cây thông
 Câu 11: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? 
	A. Tập hợp các cây sen trên một cánh đồng sen.
	B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
	C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
	D. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
Câu 12: Trong chuỗi thức ăn sau: 
	Cây cỏ à Bọ rùa à Ếch àVi sinh vật 
 	Thì bọ rùa là : 
	A. Sinh vật sản xuất	B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1
	C. Sinh vật tiêu thụ 2	D. Sinh vật phân giải.
Câu 13: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là: 
	A. Các cặp gen ở trạng thái dị hợp biểu hiện tính trạng trội có lợi.	
	B. Thể dị hợp giảm.	
	C. Thể đồng hợp trội tăng, thể đồng hợp lặn giảm. 	
	D. Thể đồng hợp trội giảm, thể đồng hợp lặn tăng.
Câu 14: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, người ta sử dụng chủ yếu là:
	A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phần.	 B. Giao phối gần hay giao phối cận huyết 
	C. Lai khác loài. 	 D. Lai kinh tế.
Câu 15: Người ta chia dân số thành các nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm tuổi trước sinh sản có độ tuổi từ:
	A. Từ sơ sinh đến dưới 06 tuổi.	B. Từ 06 đến 15 tuổi.
	C. Từ sơ sinh đến 15.	D. Từ sơ sinh đến 18 tuổi.	
Câu 16: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? 
	A. Vì con người có tư duy, có lao động.	
	B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
	C. Vì con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. 
	D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
[II]- Phần tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm).
	Ưu thế lai là gì? 
Câu 2: (1.5 điểm)
	a/. Thế nào là lưới thức ăn?
	b/. Từ chuỗi thức ăn sau hãy lập thành lưới thức ăn co thể có.
	 	 Gà	 cáo
	châu chấu	rắn	Vi sinh vật
Cây cỏ	 	
	bọ rùa	 ếch, nhái
Câu 3: (1.5 điểm)
	a/ Ô nhiễm môi trường là gì? 
	b/ Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường.
Câu 4: (2.0 điểm)
	a/ Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng.
	b/ Bản thân em là học sinh em đã làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng?
-------------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------------SBD:. Họ và tên thí sinh:
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS PHÚ THUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH KHỐI LỚP 9
KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014-2015
-----------------------------------------------------------------
Câu hỏi gồm 2 phần:
[I]- Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm). 
Mỗi câu đúng 0.25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
D
B
C
A
D
C
C
A
D
A
A
C
B
A
D
[II]- Phần tự luận: ( 6 điểm)
Câu
Nội dung
1
Thoái hoá giống là gì? 
1.0
	- Thoái hoá giống do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần như: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
	- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng. Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non
0.5
0.5
2
a/. Thế nào là chuỗi thức ăn?
0.5
	Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
0.5
b/. Từ lưới thức ăn sau hãy lập thành các chuỗi thức ăn.
	 	 Gà	 cáo
	châu chấu	rắn	Vi sinh vật
Cây cỏ	 	
	bọ rùa	 ếch, nhái
1.0
	1/ Cây cỏ à châu chấu à rắnàVSV
	2/ Cây cỏ à châu chấu à gà à cáoàVSV
	3/ Cây cỏ à châu chấu à ếch, nhái à rắnàVSV
	4/ Cây cỏ à bọ rùa à ếch, nhái à rắnàVSV
0.25
0.25
0.25
0.25
3
a/ Ô nhiễm môi trường là gì? 
0.5
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, 
- Đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác
0.25
0.25
b/ Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường.
1.0
Các tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm do chất khí thải từ công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Ô nhiễm do chất thải rắn
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
Lưu ý: nếu học sinh viết thêm kiến thức bên ngoài đúng vẫn tính điểm trọn 1.0 điểm.
0.25
0.25
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN DE THI CHINH THUC 9 HKII 2015-2016.doc