ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN : SINH 7 Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. (3 điểm) Hô hấp hoàn toàn bằng phổi (0,5 điểm) sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn (0,5 điểm) Tim xuất hiện vách hụt (0,5 điểm) máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha nhưng giàu oxy hơn (0,5 điểm) Thận sau cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước (0,5 điểm) Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển (0,5 điểm) Câu 2: So sánh hệ tuần hoàn của lớp Bò sát với lớp Chim. (2 điểm) Giống: Đều có 2 vòng tuần hoàn. (0,5 điểm) Khác: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Bò sát Chim Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt. Tim 4 ngăn. Máu nuôi cơ thể là máu pha. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Động vật biến nhiệt. Động vật hằng nhiệt. Câu 3: Nêu vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đời sống. (1 điểm) - Có lợi: Làm thực phẩm/, tiêu diệt sâu bọ và các loài gặm nhấm/, lấy lông, phát tán quả và hạt.... (0, 75 điểm) - Một số loài chim gây hại: ăn quả, ăn hạt, ăn cá... (0,25 điểm) Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú và nêu biện pháp bảo vệ chúng . (2, 5 điểm) * Đặc điểm chung của lớp Thú: - Có lông mao. (0,25 điểm) - Bộ răng phân hóa làm 3 loại. (0,25 điểm) - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển. (0,5 điểm) - Thai sinh và nuôi con bằng sữa(0,5 điểm) - Là động vật hằng nhiệt. (0,25 điểm) * Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế... (0,75 điểm) CHÚ THÍCH HÌNH : ( 1,5 điểm ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm Thành tử cung. Nhau thai. Dây rốn. Phôi. Màng tử cung. Tên hình: Nhau thai của thỏ
Tài liệu đính kèm: