----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HỌ VÀ TÊN:____________________________ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 LỚP:__________SBD:_________PHÒNG:____ Thời gian: 90 phút ( Không tính thời gian giao đề ) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 1 ( Nâng Cao ) Câu 1: (2đ) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và giá trị của biện pháp đó trong các câu sau: Nhất đất, nhì phân, tam cần, tứ giống Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối Câu 2: (3đ) Em hãy cảm nhận đoạn văn sau bằng một đoạn văn ngắn: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” ( Trích tác phẩm Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng ) Câu 3: (5đ) Có ý kiến đã nhận xét rằng: “ Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của con người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta” Bằng những câu ca dao, tục ngữ mà em đã được học và đọc thêm, hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân về ý kiến trên. ___HẾT___ (Giám thị không được giải thích gì thêm) Đề 2 ( Đại trà ) Câu 1: (1,5đ) Tìm 3 câu tục ngữ, thành ngữ hoặc ca dao nói lên thân phận lênh đênh, cơ cực của người phụ nữ xưa dười chính quyền phong kiến. Câu 2: (1,5đ) Trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là câu bị động và câu chủ động? (1đ) Chuyển câu chủ động thành câu bị động: “Tôi đã làm bài tập xong”(0,5đ) Câu 3: (2đ) Cho bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ( Ngữ văn 7 – tập 1) Cho biết 2 biện pháp nghệ thuật trong bài thơ trên (1đ) Hai câu thơ cuối cho ta biết được ngụ ý gì? (1đ) Câu 4: Giải thích câu danh ngôn của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi” ___HẾT___ (Giám thị không được giải thích gì thêm)
Tài liệu đính kèm: