Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1.  Chọn phát biểu đúng

 

A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.

 

B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.

 

C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.

 

D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

 

Câu 2. La bàn đặt ở đâu có khả năng định hướng tốt nhất

 

A.Vùng cực                              B. Vĩ độ Bắc                                      C. Xích đạo                             D. Vĩ độ Nam

 

Câu 3. Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật:

 

A. Phân giải protêin trong tế bào                                                        B. Bài tiết mồ hôi

 

C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày                                    D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật

 

Câu 4. Đâu là cây ưa sáng?

 

A. Cây lá lốt                             B. Cây dương xỉ                       C. Cây lưỡi hổ                          D. Cây lúa

 

Câu 5. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua:

 

A. miền lông hút.                     B. miền chóp rễ.                       C. miền sinh trưởng.                 D. miền trưởng thành.

 

Câu 6.Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua:

 

A. Khí khổng                           B. Tế bào nội bì                        C. Tế bào lông hút                    D. Tế bào biểu bì

 

Câu 7. Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do:

 

A. Rễ hút quá nhiều khoáng chất                                                        B. Rễ cây thiếu oxi

 

C. Rễ hút quá nhiều nước                                                                   D. Hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ

 

Câu 8. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

 

A. Nhiệt độ                              B. Ánh sáng.                            C. Hàm lượng nước.                     D. Ion khoáng.

 

Câu 9. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?

 

A. Mạch rây                             B. Tế bào chất                          C. Mạch gỗ                     D. Cả mạch gỗ và mạch rây

 

Câu 10. Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?

 

A. Dạ dày                                 B. Gan                                     C. Phổi                           D. Não

 

Câu 11. Bọ gậy là ấu trùng của loài sâu bọ nào ?

 

A. Chuồn chuồn                       B. Ruồi                                    C. Muỗi                          D. Kiến dương

docx 17 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 07/07/2024 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CUỐI KÌ II- SÁCH CTST
1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên, lớp 7
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung: Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là 1 thể thống nhất
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Nội dung nửa đầu học kì 2: 25% (2,5 điểm)
- Nội dung nửa sau học kì 2: 75% (7,5 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câuTN/ Số ý tự luận
Điểm số

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Chủ đề 6: Từ (10 tiết)

1
1(1 ý)
1




1 (1 ý)
2
1
2. Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (32 tiết)
 1ý
6
2 ý
2 
1 ý
 
 
 
2 (4 ý)
8
4
3. Chủ đề 8: Cảm ứng (4 tiết)
 2 ý


 
1 ý 
 

 
1(3 ý)
0
1,5
4. Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết) .
 
1
1ý
1 
 1ý
 
 
 
1 (2 ý)
2
1,5
5. Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (8 tiết).

4


 
 
1ý 
 
1ý
4
1,5
6. Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (2 tiết).





 
1 ý 
 
1 ý
0
0,5
Số câu TN/ Số ý tự luận – số yêu cầu cần đạt
3 ý
12
4 ý
4 
3 ý
0
2 ý
0
5 (12 ý)
16
10,00
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
6,0
4,0
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm

b) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
1. Từ (10 tiết)
1
2


Nam châm
Nhận biết
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.




- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.




Thông hiểu
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
1

C17

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

1

C2
Vận dụng bậc thấp

- Tiến hành thí nghiệm để nêu được:
+ Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau;
+ Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm).




- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.




Từ trường
Nhận biết
- Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, gọi là từ trường.




- Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

1

C1
- Nêu được khái niệm đường sức từ.




Vận dụng
- Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm.




Từ trường trái đất
Nhận biết
- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.




- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.




Vận dụng
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.




Vận dụng cao

- Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng nam châm điện (như xe thu gom đinh sắt, xe cần cẩu dùng nam châm điện, máy sưởi mini, )





2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật ( 32 tiết )
5
8


– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
Nhận biết
– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.




– Nắm được thế nào là sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

1

C3
– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Chuyển hoá năng lượng ở tế bào
Quang hợp 
Hô hấp ở tế bào
Nhận biết
– Nhận biết được cây ưa sáng, ưa bóng.

1

C4
Thông hiểu
– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.




– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Biết được nơi diễn ra hô hấp tế bào, nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. Từ đó viết được phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ .
1

C18-1

Vận dụng
– Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích trong nông nghiệp, để tăng năng suất người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây.
1

C18-2

– Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,).




Vận dụng cao
– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.




– Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.




- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
+ Trao đổi khí

Thông hiểu
– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.




– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo của khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.




– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)




+ Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
Nhận biết
– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.




+ Biết những khí nào có thể di chuyển ra, vào qua khí khổng.
1
1
C19-1

+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

3

C5-C8
Thông hiểu
– Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.




– Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể:

1

C9
+ Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của câybiết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau.
1

C19-2

+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).




+ Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người);




+ Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);




+ Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người.

1

C10
Vận dụng
– Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá. 




– Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).
1

C19-3

Vận dụng cao
Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...).





3. Cảm ứng ở sinh vật (4 tiết)
1



- Khái niệm cảm ứng
- Cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng ở động vật
- Tập tính ở động vật: khái niệm, ví dụ minh hoạ
- Vai trò cảm ứng đối với sinh vật.
Nhận biết





– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. 
1

C20-1

– Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật.




– Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; 




– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.




Thông hiểu
– Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).




Vận dụng 
– Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật).




– Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật.




– Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).




Vận dụng cao

Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.





4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)
2
2


Khái niệm sinh trưởng và phát triển
Nhận biết
Nhận biết được một trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật nào đó.

1

C11
Thông hiểu
Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.




Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật
Thông hiểu:
– Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.

1

C12
Vận dụng
Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.




Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 
Thông hiểu
– Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó.
1

C20-2

Các nhân tố ảnh hưởng
Thông hiểu
Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).




Điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển
Thông hiểu
Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).




Vận dụng
– Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật.




– Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
1

C20-3


5. Sinh sản ở sinh vật (8 tiết)
1
4


Khái niệm sinh sản ở sinh vật
Nhận biết
Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.




Sinh sản vô tính 
Nhận biết
– Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.

1

C13
– Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.




Thông hiểu
– Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.




– Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.




Vận dụng
Trình bày được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô).




Sinh sản hữu tính
Nhận biết
– Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. 




– Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính.




Thông hiểu
– Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.




– Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:




+ Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa đơn tính.

1

C14
+ Mô tả được thụ phấn; thụ tinh và lớn lên của quả.




– Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng).




Vận dụng
Nêu được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn.




Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Nhận biết
Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

1

C15
Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Nhận biết
– Nêu được mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi.

1

C16
Vận dụng
Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.




Vận dụng cao
Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính).
1

C21-1


6. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (2 tiết)
1




Vận dụng cao
Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng – sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
1

C21-2


c) Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút
A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1.  Chọn phát biểu đúng
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 2. La bàn đặt ở đâu có khả năng định hướng tốt nhất
A.Vùng cực	B. Vĩ độ Bắc	C. Xích đạo	D. Vĩ độ Nam
Câu 3. Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật:
A. Phân giải protêin trong tế bào	B. Bài tiết mồ hôi
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày	D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật
Câu 4. Đâu là cây ưa sáng?
A. Cây lá lốt	B. Cây dương xỉ	C. Cây lưỡi hổ	D. Cây lúa
Câu 5. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua:
A. miền lông hút.    	B. miền chóp rễ.	C. miền sinh trưởng.    	D. miền trưởng thành.
Câu 6.Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua:
A. Khí khổng	B. Tế bào nội bì	C. Tế bào lông hút	D. Tế bào biểu bì
Câu 7. Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do:
A. Rễ hút quá nhiều khoáng chất	B. Rễ cây thiếu oxi
C. Rễ hút quá nhiều nước	D. Hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ
Câu 8. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
A. Nhiệt độ	B. Ánh sáng.	C. Hàm lượng nước.                     D. Ion khoáng.
Câu 9. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?
A. Mạch rây	B. Tế bào chất	C. Mạch gỗ	D. Cả mạch gỗ và mạch rây
Câu 10. Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?
A. Dạ dày      	B. Gan	C. Phổi    	D. Não
Câu 11. Bọ gậy là ấu trùng của loài sâu bọ nào ?
A. Chuồn chuồn	B. Ruồi	C. Muỗi	D. Kiến dương
Câu 12. Ở cơ thể thực vật, loại mô nào bao gồm những tế bào chưa phân hóa và có khả năng phân chia mạnh mẽ ?
A. Mô phân sinh	B. Mô bì	C. Mô dẫn	D. Mô tiết
Câu 13. Sinh sản vô tính là:
A. con sinh ra khác mẹ	B. con sinh ra khác bố, mẹ.
C. con sinh ra giống bố, mẹ.	D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Câu 14. Hoa lưỡng tính có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Chỉ có nhuỵ	B. Chỉ có nhị	C. Có đủ đài và tràng	D. Có đủ nhị và nhuỵ
Câu 15. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?
A. Thức ăn	B. Nhiệt độ môi trường	C. Độ ẩm	D. Ánh sáng
Câu 16. Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là: 
A. làm cân bằng tỷ lệ đực cái	B. làm giảm số lượng con đực
C. làm giảm số lượng con cái	D. phù hợp với nhu cầu sản xuất
B. TỰ LUẬN: (6 điểm).
Câu 17 (0,5 điểm): Hãy mô tả hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính?
Câu 18 (1,0 điểm): 
1. Quan sát hình 25.1 em hãy cho biết :
- Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
- Hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ?
2. Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây?
Câu 19 (2 điểm):
Dựa vào hình bên, em hãy cho biết những khí nào có thể di chuyển ra, vào qua khí khổng?
2. Quan sát hình em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
3. Để đảm bảo bón phân hợp lí cho cây trồng, cần phải tuân theo nguyên tắc nào?
Câu 20 (1,5 điểm):
1. Thế nào là cảm ứng ở sinh vật? 
2. Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm qua các giai đoạn?
3. Trong vòng đời của bướm, giai đoạn nào gây hại cho mùa màng?
Câu 21 (1,0 điểm):
1. Trong chăn nuôi, con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính. Ý nghĩa của việc điều khiển giới tính ở đàn con trong chăn nuôi?
2. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất ?
---------- Hết ----------
d) Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
C
D
A
B
B
C
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
C
C
A
D
D
A
D
B. TỰ LUẬN: 6 điểm
Đáp án
Điểm
Câu 17. (0,5 điểm)
Đưa 1 thanh nam châm vĩnh cửu lại gần các vật bằng sắt, thép ta thấy thanh nam châm hút sắt, thép.
Chứng tỏ nam châm có từ tính

0,5 điểm

Câu 18. (1,0 điểm)
1.
- Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực
- Phương trình hô hấp tế bào: Glucose + Oxygen  → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
2. Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm, điều này giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 19. (2 điểm)
1. 
- Cacbondioxide di chuyển vào
- Oxygen di chuyển ra
2.
- Trong mạch gỗ, các phân tử nước đi theo chiều từ dưới lên
- Trong mạch rây, các phân tử đường đi theo chiều từ trên xuống
3. Để đảm bảo bón phân hợp lí cho cây trồng, cần phải tuân theo nguyên tắc: 
- Bón đúng loại phân
- Bón đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng
- Bón đúng nhu cầu của giống và loài cây
- Bón đúng vụ và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết.
- Bón đúng phương pháp

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1 điểm

Câu 20. (1,5 điểm)
1. - Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

0,5 điểm

2. Giai đoạn kén
Giai đoạn sâu Giai đoạn bướm trưởng thành
 Giai đoạn trứng
3. Trong vòng đời của bướm, giai đoạn sâu là giai đoạn gây hại cho mùa màng (vì giai đoạn này sâu ăn lá gây hại cho cây).

0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 21. (1,0 điểm)
1. - Tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa => Tăng số lượng con cái.
 - Thu hoạch nhiều thịt, tơ tằm => Tăng số lượng con đực.
2. a) Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất về cấu tạo:
- Mọi cơ thể sống (trừ virut) đều có cấu tạo từ tế bào.
- Trong mỗi tế bào, tuy có chức năng, hình thái khác nhau nhưng đều có cấu tao chung gồm:
+ Màng sinh chất
+ Tế bào chất và các bào quan
+ Nhân chứa vật chất di truyền là nhiễm sắc thể
- Các tế bào tập hợp thành mô, các mô tập hợp thành cơ quan, và các cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan trong cơ thể.
 b) Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất về chức năng: Cơ thể có nhiều cơ quan và nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan có chức năng riêng nhưng mọi hoạt động của chúng đều có sự phối hợp thống nhất với nhau thông qua sự điều hòa và điều chỉnh chung, tạo cho cơ thể có phản ứng thống nhất và thích nghi với môi trường sống thường xuyên thay đổi.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chan_troi.docx