Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp: 7 thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề )

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp: 7 thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp: 7 thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề )
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015 -2016
MÔN: Ngữ Văn LỚP: 7
 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề )
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Tiếng Việt.
Quan hệ từ
Nêu được khái niệm Quan hệ từ và cách sử dụng Quan hệ từ
Đặt được câu có sử dụng cặp Quan hệ từ
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
C1(a)
1,0 đ
10%
C1(b)
1,0 đ
10%
2
2,0đ
20%
2.Văn bản
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Chép thuộc lòng bài thơ. Nêu được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
C2(a,b)
2,0 đ
20%
2
2,0đ
20%
3. Tập làm văn.
Văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Bài thơ: “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
Xác định được kiểu bài văn biểu cảm, cảm nhận đúng về đối tượng.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
C3
6,0 đ
60%
1
6,0đ
60%
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1
1,0đ
10%
3
3,0đ
30%
 1
6,0đ
60%
5
10đ
100%
 MÃ ĐỀ 01:
Chuyên môn trường	Tổ duyệt 	 Giáo viên
Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015 -2016
MÔN: Ngữ Văn LỚP: 7
 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Tiếng Việt.
Từ đồng nghĩa
Nêu được khái niệm Quan hệ từ và cách sử dụng Quan hệ từ
Đặt được câu có sử dụng cặp Quan hệ từ
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
C1(a)
1,0 đ
10%
C1(b)
1,0 đ
10%
2
2,0đ
20%
2.Văn bản
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Chép thuộc lòng bài thơ. Nêu được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
C2(a,b)
2,0 đ
20%
2
2,0đ
20%
3. Tập làm văn.
Văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Bài thơ: “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh
Xác định được kiểu bài văn biểu cảm, cảm nhận đúng về đối tượng.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
C3
6,0 đ
60%
1
6,0đ
60%
Tổng số câu 
Tổng số điểm 
Tỉ lệ %
1
1,0đ
10%
3
3,0đ
30%
 1
6,0đ
60%
5
10đ
100%
 MÃ ĐỀ 02:
Chuyên môn trường	Tổ duyệt 	 Giáo viên
Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
Họ tên: .......
SBD: .
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 -2016
 MÔN: Ngữ Văn LỚP: 7 
Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 01
Câu 1:(2,0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì? 
b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
- Nếuthì
- Tuynhưng......
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.
b.Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí minh.
------------------HẾT-----------------
Chuyên môn trường	Tổ duyệt 	 Giáo viên
Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
Họ tên: .......
SBD: .
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 -2016
 MÔN:Ngữ Văn LỚP:7 
Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 02
Câu 1:(2,0 điểm)
a. Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
b.Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
 - Đi tu phật bắt ăn chay 
 Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
 - Núi cao lên đến tận cùng
 Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (phần dịch thơ) của tác giả Hạ Tri Chương.
b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
 Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh.
------------------HẾT-----------------
Chuyên môn trường	Tổ duyệt 	 Giáo viên
Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 NĂM HỌC: 2015 -2016 
 MÔN : Ngữ Văn Lớp: 7 
MÃ ĐỀ 01
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
2,0 điểm
a
1,0 điểm
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn.
0,5đ
- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
0,25đ
- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
0,25đ
b
1,0 điểm
- Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa.
0,5đ
- Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi.
0,5đ
2
2,0 điểm
a
1,0 điểm
Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa.( Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm).
1,0 đ
b
1,0 điểm
* Nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
0,5đ
* Nội dung:
- Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
0,5đ
3
6,0 điểm
* Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Cảnh khuya " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ 
1,0đ
* Thân bài:
Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
4,0đ
- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:
+Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. 
1,0đ
+Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảotạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
1,0đ
- Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
1,0 đ
+ Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
1,0đ
* Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
0,5đ
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
0,5đ
 Chuyên môn trường	 Tổ duyệt 	 Giáo viên
 Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 NĂM HỌC: 2015 -2016 
 MÔN : Ngữ Văn Lớp: 7 
MÃ ĐỀ 02
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
2,0 điểm
a
1,0 điểm
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
0,5đ
- Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
0,25đ
0,25đ
b
1,0 điểm
- Thịt chó- Thịt cầy
0,5đ
- Núi- non
0,5đ
2
2,0 điểm
a
1,0 điểm
Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa.( Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm).
1,0đ
b
1,0 điểm
* Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối linh hoạt, từ ngữ điêu luyện.
0,5đ
* Nội dung: 
- Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
0,5đ
3
6,0 điểm
* Mở bài:
- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ 
1,0đ
* Thân bài:
4,0đ
- Hai câu thơ đầu miêu tả bức tranh mùa xuân:
+ Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân. Rằm xuân-> mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu
Có cảm giác ánh trăng chauw bao giờ đẹp và tròn như thế.
1,0đ
+ Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
1,0đ
- Hai câu sau tâm trạng của Bác Hồ:
+ Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân 
0,5,đ
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu ? Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm có trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc thật hạnh phúc.
0,5đ
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đất nước. Chúng ta càng thấy tự hào và yêu Bác nhiều hơn.
1,0đ
* Kết bài:
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc
1,0đ
 Chuyên môn trường	 Tổ duyệt 	 Giáo viên
 Nguyễn Tân Thành Lê Thị Mai Trang Trần Thị Thanh Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KSHK_I_20152016.doc