Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 	Năm học: 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn 6
Ngày: 16/12/2014
Đề chính thức
 	Thời gian: 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Phần đọc hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Truyện ngụ ngôn - Ếch ngồi đáy giếng)
Câu 1. Nêu nội dung của đoạn văn trên (1 điểm). 
Câu 2. Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý chỉ điều gì (1 điểm)?
Câu 3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? (1 điểm)
Câu 4. Từ việc hiểu nội dung, ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) trình bày tác hại của tính kiêu ngạo (2 điểm).
Phần tạo lập văn bản (5 điểm)
“Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ. Nhiều nét đổi thay, tường mái rêu mờ...”
Lời bài hát cũng chính là khởi đầu cho câu chuyện của Tôi khi về lại trường xưa sau nhiều năm xa cách.
Là nhân vật Tôi, em hãy kể câu chuyện của người học trò về thăm lại trường xưa!
Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI
Năm học 2014 − 2015
Môn: Ngữ văn 6
Ngày kiểm tra: 16/12/2014
Phần đọc hiểu văn bản (5 điểm)
Câu 1: Nêu nội dung của đoạn văn trên..
	- Học sinh nêu được ý nội dung: Ếch ra khỏi giếng, do huênh hoang nên bị trâu đạp chết:	1 điểm.
	- Học sinh có thể nói không giống nhưng đảm bảo được hiểu nội dung chính của đoạn, ghi trọn số điểm.
	- Tùy vào cách diễn đạt, GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Câu 2: Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý chỉ điều gì?
	- Học sinh trả lời với nội dung hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên con người nên biết học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết:	1 điểm.
	- Học sinh có thể nói không giống nhưng đảm bảo được hiểu nội dung chính của đoạn, ghi trọn số điểm.
	- Tùy vào cách diễn đạt. GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
	- Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba:	0,5 điểm.
	- Việc lựa chọn ngôi kể thứ ba có tác dụng mang tính khách quan hơn:	 0,5 điểm.
	- Tùy vào cách diễn đạt. GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Câu 4: Từ việc hiểu nội dung, ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) trình bày tác hại của tính kiêu ngạo.
	- Học sinh biết cách viết đoạn văn:
	+ Về hình thức: lùi đầu dòng viết hoa, có ý thức viết câu khá hoàn chỉnh và theo yêu cầu về số lượng của đề bài.
	+ Về nội dung: có nội dung của đoạn văn rõ ràng theo yêu cầu nói tác hại của tính kiêu ngạo.
	- Nói được tác hại của tính kiêu ngạo gây ra cho bản thân và cho người xung quanh: bản thân trả nên tự mãn, khó gần gũi với người xung quanh, trở nên xem mình là “cái rốn của vũ trụ”; với người xung quanh sẽ xa lánh ta, không tôn trọng ta
	- Tùy vào cách diễn đạt. GV ghi điểm trong khung 2 điểm.
	Chú ý các bài viết có ý thức viết đoạn với đầy đủ: mở, phát triển và kết luận.
Phần tạo lập văn bản (5 điểm)
Là nhân vật Tôi, em hãy kể câu chuyện của người học trò về thăm lại trường xưa!
1. Về kỹ năng:
- Hs biết làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Xác định đúng yêu cầu đề: câu chuyện về thăm trường xưa sau nhiều năm xa cách.
- Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần.
 - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung
- Có các sự việc, chi tiết khá thuyết phục, đúng yêu cầu đề.
 - Chuỗi sự việc học sinh được tưởng tượng theo suy nghĩ của bản thân (không gò bó trong một khuôn khổ nào).
- Các sự việc, chi tiết được sắp xếp theo trình tự hợp lý về thời gian, không gian
- Thể hiện sự hồi tưởng về những kỉ niệm vui, buồn lúc còn học ở trường.
- Thời thư ấu như tái hiện trong lời kể với nhưng chi tiết cùng thầy, cô, bạn bè. Học sinh có thể nói những trò nghịch ngợm của tuổi thơ, những buổi trốn học, những lần làm thầy cô phiền lòngnhưng tất cả là tâm lý trẻ con thời cắp sách đến trường.
- Bài làm có thể hiện những suy tư trăn trở khi nhớ lại thời thơ ấu và một chút trưởng thành của bây giờ.
Ghi điểm:
- Điểm 5: 
+ Bài viết súc tích, câu chuyện dẫn người đọc cùng hòa vào như một phần tuổi thơ của mình. Sự việc, chi tiết phù hợp.
	+ Diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 3 hoặc 4: 	
 	+ Bài làm đáp ứng khá tốt một câu chuyện kể.
	+ Các tình tiết có thể còn đôi chỗ sáo rỗng.
	+ Văn phong khá chân thành, có thể mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2,5:
	+ Bài làm mức độ trung bình của văn kể chuyện tưởng tượng đời thường.
	+ Còn có tình tiết hơi vụng về.
	+ Diễn đạt hiểu được ý.
- Điểm 1: Bài sơ sài, câu chuyện chưa có điểm nhấn.
- Điểm 0: để giấy trắng.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docVan K6.doc