Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Trường TH-THCS Nguyễn Chí Thanh

doc 7 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Trường TH-THCS Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8  - Trường TH-THCS Nguyễn Chí Thanh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN CHÍ THANH
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : VẬT LÝ LỚP 8
Thời gian làm bài:45 phút (Trắc nghiệm: 15 phút)
TÊN CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuyển động cơ học – Lực
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
2. Nêu được ý nghĩa của vận tốc;Viết được công thức tính tốc độ.
3. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
5. Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
6. Nêu được hai lực cân bằng là gì?
7. Nêu được quán tính của vật là gì? Nhận biết được hiện tượng liên quan đến quán tính.
8. Nhận biết được đặc điểm của lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
9. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
10. Nêu được các đơn vị đo của tốc độ.
11. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực có thể làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động.
12. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
13. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
14. Vận dụng được công thức tính tốc độ . Biết đổi đơn vị vận tốc.
15. Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều dựa vào 
16. Biểu diễn được lực bằng vec tơ.
17. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
18. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống và kĩ thuật.
Số câu
Số điểm
C7.9; C8.12;C3.11
0,75
C13.13
1,5
C14.4, C14.7
0,5
C15.16
2
7
4,75đ
47,5%
2. Áp suất - Công
19. Nêu được áp lực là gì.
20. Nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm và lơ lửng trong chất lỏng
21. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
22. Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
23. Nêu được áp suất và đơn vị đo áp suất.
24. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
25. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
26. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
27. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Acsimet.
28. Viết được công thức tính lực đẩy, nêu được đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức.
29. Nêu được điều kiện nổi của vật.
30. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công. Vận dụng được công thức tính công A = F.s
31. Vận dụng được công thức tính áp suất và áp suất chất lỏng p=dh
32. Vận dụng được công thức về lực đẩy Acsimet FA = d.V
33. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
Số câu
Số điểm
C19.3; C21.8; C22.2
0,75
C20.14
1,5
C26.5; C30.1
0,5
C30.15
2
C32.6, C31.10
0,5
9
5,25đ
52,5%
TS câu hỏi
TS điểm
7
3
30%
4
4
40%
5
3
30%
16
10,0đ
100%
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần trắc nghiệm - thời gian: 15phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ A
Họ và tên:  Lớp:Phòng thi:. SBD:
Trường THCS:TH_THCS Nguyễn Chí Thanh
( Đề này gồm 1 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra )
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0đ) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của các câu sau:
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học
Một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang nghỉ
Một vật nằng rơi tự do từ trên cao xuống
Hòn bi lăn không ma sát trên mặt sàn nằm ngang
Một chiếc thuyền trôi theo dòng nước
Câu 2. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào:
Sự truyền áp suất trong lòng chất lỏng.	C. Sự truyền lực trong lòng chất lỏng.
Sự truyền áp suất trong lòng chất khí.	D. Nguyên tắc bình thông nhau
Câu 3. Áp lực là gì?
Lực tác dụng lên mặt bị ép.	C. Trọng lực của vật ép lên mặt nghiêng.
Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 	D. lực tác dụng lên vật chuyển động.
Câu 4. Một tàu hoả chuyển động với vận tốc 20m/s tương ứng với:
72km/h B. 54km/h C. 42km/h D. 62km/h
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ
Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
Câu 6. Khi nhúng một vật vào một bình tràn chứa đầy nước, nước tràn ra ngoài có khối lượng 2kg. Khi đó lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật là:
200N. B. 0,2N C. 20N D. 12N
Câu 7. Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
240m.
2400m.
14,4 km.
 D. 4km.
Câu 8. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công? Câu trả lời nào đúng?
Dùng ròng rọc động	C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
Dùng ròng rọc cố định.	D. Không có cách nào cho ta lợi về công
Câu 9: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe:
đột ngột giảm vận tốc.	C. đột ngột tăng vận tốc.
đột ngột rẽ sang trái.	D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 10: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy bình 0,5m là:
 20000Pa 	 B. 400Pa	 C. 250Pa	 D. 25000Pa
Câu 11:Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là:
A. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
Chuyển động của kim phút đồng hồ.
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.	C. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay giãn.	D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt đất
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần trắc nghiệm - thời gian: 15phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
Họ và tên:  Lớp:Phòng thi:. SBD:
Trường THCS:TH_THCS Nguyễn Chí Thanh
( Đề này gồm 1 trang, học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra )
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3,0đ) 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của các câu sau:
Câu 1: Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc.	 C. đột ngột tăng vận tốc.
B. đột ngột rẽ sang trái.	D. đột ngột rẽ sang phải.
Câu 2: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy bình 0,5m là:
A. 20000Pa 	 B. 400Pa	 C. 250Pa	 D. 25000Pa
Câu 3:Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là:
A. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.	C. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
 B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay giãn.	D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt đất 
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
Câu 6. Khi nhúng một vật vào một bình tràn chứa đầy nước, nước tràn ra ngoài có khối lượng 2kg. Khi đó lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật là:
A. 200N. B. 0,2N C. 20N D. 12N
Câu 7. Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
A. 240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km.
Câu 8. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công? Câu trả lời nào đúng?
A. Dùng ròng rọc động	C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
 B. Dùng ròng rọc cố định.	 D. Không có cách nào cho ta lợi về công
 Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học
A. Một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang nghỉ
B. Một vật nằng rơi tự do từ trên cao xuống
C. Hòn bi lăn không ma sát trên mặt sàn nằm ngang
D. Một chiếc thuyền trôi theo dòng nước
Câu 10. Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào:
A. Sự truyền áp suất trong lòng chất lỏng.	C. Sự truyền lực trong lòng chất lỏng.
Sự truyền áp suất trong lòng chất khí.	D. Nguyên tắc bình thông nhau
Câu 11. Áp lực là gì?
A. Lực tác dụng lên mặt bị ép.	C. Trọng lực của vật ép lên mặt nghiêng.
B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 	D. lực tác dụng lên vật chuyển động.
Câu 12. Một tàu hoả chuyển động với vận tốc 20m/s tương ứng với:
A. 72km/h B. 54km/h C. 42km/h D. 62km/h
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần tự luận - thời gian: 30 phút
(không kể thời gian phát đề)
( Đề này gồm 1 trang, học sinh làm bài trên giấy kiểm tra )
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0đ) 
 Câu 13: (1,5đ) Khi nào xuất hiện các lực ma sát sau: lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
Câu 14: (1,5đ) Nêu điều kiện để vật nổi lên, vật chìm xuống và vật lơ lửng trong chất lỏng.
Câu 15: (2,0đ) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 3500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện trong trường hợp này?
Câu 16: (2đ) Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 2,5m hết 1s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 4m trong 2s. Tính vận tốc trung bình của viên bi trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần tự luận - thời gian: 30 phút
(không kể thời gian phát đề)
( Đề này gồm 1 trang, học sinh làm bài trên giấy kiểm tra )
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0đ) 
 Câu 13: (1,5đ) Khi nào xuất hiện các lực ma sát sau: lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
Câu 14: (1,5đ) Nêu điều kiện để vật nổi lên, vật chìm xuống và vật lơ lửng trong chất lỏng.
Câu 15: (2,0đ) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 3500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện trong trường hợp này?
Câu 16: (2đ) Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 2,5m hết 1s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 4m trong 2s. Tính vận tốc trung bình của viên bi trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ PLEIKU
KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần tự luận - thời gian: 30 phút
(không kể thời gian phát đề)
( Đề này gồm 1 trang, học sinh làm bài trên giấy kiểm tra )
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0đ) 
 Câu 13: (1,5đ) Khi nào xuất hiện các lực ma sát sau: lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
Câu 14: (1,5đ) Nêu điều kiện để vật nổi lên, vật chìm xuống và vật lơ lửng trong chất lỏng.
Câu 15: (2,0đ) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 3500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện trong trường hợp này?
Câu 16: (2đ) Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 2,5m hết 1s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 4m trong 2s. Tính vận tốc trung bình của viên bi trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0đ): Mỗi đáp án đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án A
A
A
B
A
C
C
C
D
B
A
C
B
Đáp án B
B
A
C
B
C
C
C
D
A
A
B
A
II. TỰ LUẬN: (7,0đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 13 (1,5đ)
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt.
0,5đ
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng là lực ma sát lăn.
0,5đ
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ.
0,5đ
Câu 14 (1,5đ)
Khi thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
Vật nổi lên khi lực đẩy Ác si mét FA lớn hơn trọng lượng P của vật : FA > P
0,5đ
Vật chìm xuống khi: FA < P
0,5đ
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
0,5đ
Câu 15 (2,0đ)
Thùng hàng có khối lượng là 3500kg Nên có trọng lượng là:
 P= 10.m= 35000(N) 
1,0đ
Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên cao 12m là:
 Áp dụng công thức: A = F . s = 35000 .12 = 420000(J) 
1,0đ
Câu16
(2đ)
Vận tốc trung bình của viên bi trên quãng đường dốc
v1 = 
0,7 5đ
Vận tốc trung bình của viên bi trên quãng đường nằm ngang 
v2 = 
0,75đ
Vận tốc trung bình của viên bi trên cả hai quãng đường
v = 
0, 5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_truong_th_thcs_nguyen.doc